Sùi mào gà âm đạo là một bệnh lây nhiễm qua đường tình dục rất phổ biến ở phụ nữ. Chúng có thể phát triển trên hoặc xung quanh bộ phận sinh dục. Nguyên nhân chính gây sùi mào gà âm đạo là do virus HPV, chúng có thể xuất hiện dưới dạng các nốt sần nhỏ hoặc mụn thịt ở trong âm đạo phụ nữ.
Bạn đang đọc: Những ảnh hưởng sùi mào gà âm đạo tới sức khoẻ phụ nữ
Vậy sùi mào gà âm đạo ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe phụ nữ? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Nội Dung
Sùi mào gà âm đạo là gì?
Sùi mào gà xuất hiện do chủng virus gây u nhú ở người (HPV) gây ra. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp nhiễm HPV đều gây ra sùi mào gà. Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục này gây ra những mụn nhỏ có màu da hoặc màu hồng trên cổ tử cung, môi âm hộ, ở cửa âm đạo, xung quanh hoặc bên trong hậu môn. Mặc dù sùi mào gà ảnh hưởng đến cả nam và nữ, tuy nhiên tỷ lệ phụ nữ được chẩn đoán mắc cao hơn so với nam giới.
Sùi mào gà âm đạo lây lan khi tiếp xúc trực tiếp da với da lúc quan hệ tình dục: quan hệ tình dục bằng miệng, quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc bất kỳ tiếp xúc nào khác liên quan đến vùng sinh dục (như tiếp xúc tay với bộ phận sinh dục). Người nhiễm HPV sùi mào gà có thể không thấy triệu chứng. Sùi mào gà có thể chỉ xuất hiện sau vài tuần đến một năm hoặc hơn sau khi tiếp xúc với virus.
Sùi mào gà âm đạo thường có màu giống màu da hoặc hơi sẫm hơn. Các vết sưng có thể nhẵn hoặc thô ráp. Thậm chí chúng có thể quá nhỏ để nhận thấy. Triệu chứng của sùi mào gà ở âm đạo: gây ngứa, nóng đỏ, hoặc đau đớn, thậm chí chảy máu ở âm đạo phụ nữ,…
>>> Đọc thêm: Sùi mào gà: Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Những ảnh hưởng của sùi mào gà âm đạo tới sức khoẻ phụ nữ
Sùi mào gà âm đạo là bệnh lây truyền ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của chị em phụ nữ.
Đối với phụ nữ
Sùi mào gà âm đạo thường sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân vì:
- Những nốt sùi mào gà xuất hiện xung quanh âm đạo hoặc hậu môn gây đau và ngứa, thậm chí chảy máu khi những nốt này bị vỡ
- Nghiêm trọng hơn là gây viêm và sưng phù bộ phận sinh dục, gây khó khăn khi đi lại và hoạt động thường ngày
- Giảm ham muốn tình dục do đau đớn khi giao hợp. Từ đó nó cũng ảnh hưởng đến đời sống tình dục, hạnh phúc gia đình của người phụ nữ
- Sùi mào gà ở miệng do lây lan qua quan hệ tình dục bằng miệng sẽ gây đau họng, khó nuốt
Vì vậy mà sùi mào gà ở âm đạo ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống sinh hoạt hằng ngày cũng như đời sống tình dục của người bệnh.
>>> Xem thêm: Biểu hiện sùi mào gà: Hiểu rõ để điều trị bệnh hiệu quả
Đối với phụ nữ mang thai
Đối với phụ nữ mang thai, sùi mào gà âm đạo có thể:
- Phát triển và nhân lên lớn hơn bình thường
- Xuất hiện lần đầu và tái phát sau một thời gian dài sau đó
- Đối với một số phụ nữ, điều này có thể gây đau khi đi tiểu. Sùi mào gà lớn cũng có thể gây chảy máu khi sinh
- Đôi khi, sùi mào gà trên thành âm đạo có thể khiến âm đạo của bệnh nhân khó co giãn trong quá trình sinh nở. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sinh mổ
- Bệnh có thể truyền sang em bé trong khi sinh (trường hợp này rất hiếm); virus HPV có thể gây nhiễm trùng và phát triển ở cổ họng hoặc bộ phận sinh dục của em bé vài tuần sau khi sinh
Mặc dù bệnh sùi mào gà âm đạo HPV bình thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến phụ nữ mang thai hoặc thai nhi, tuy nhiên một số trường hợp có thể phát sinh các biến chứng. Chưa có bằng chứng nào cho thấy các chủng HPV gây ra sùi mào gà âm đạo làm tăng nguy cơ sẩy thai hoặc các vấn đề trong quá trình sinh nở.
Tìm hiểu thêm: Cây duối làm hàng rào và các tác dụng chữa bệnh
Nếu bạn có bất kỳ tiền sử nào về HPV hay có xét nghiệm tế bào cổ tử cung bất thường nào trong quá khứ, nên cho bác sĩ biết trước khi sinh.
Cách điều trị sùi mào gà âm đạo
Việc điều trị bệnh sùi mào gà âm đạo cần phải có chỉ định của bác sĩ. Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh và vị trí mà bác sĩ đưa ra trị liệu khác nhau. Một số phương pháp điều trị bao gồm:
- Thuốc bôi: Bạn có thể tự bôi thuốc trực tiếp lên các nốt sùi mào gà vài lần một tuần trong vài tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn bạn cần đến phòng khám phụ khoa để được bác sĩ chỉ định lượng thuốc được sử dụng. Một số tác dụng phụ sau khi bôi thuốc có thể gây đau, kích ứng hoặc cảm giác nóng ran.
- Phẫu thuật: Một số phương pháp được bác sĩ thực hiện như cắt, đốt hoặc sử dụng tia laser để loại bỏ sùi mào gà âm đạo. Khi thực hiện các phương pháp này có thể gây đau, kích ứng hoặc để lại sẹo.
- Phương pháp áp lạnh: Bác sĩ có chuyên môn sẽ thực hiện áp lạnh các nốt sùi bằng nitơ lỏng. Phương pháp áp lạnh thường ít khi gây đau, nhưng gây tiết dịch nhiều sau khi thực hiện khoảng 1-2 tuần
Có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để sau điều trị có kết quả. Lưu ý bệnh sùi mào gà âm đạo có thể tái phát. Hiện tại, chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn để chữa khỏi mụn sùi mào gà âm đạo.
>>> Tìm hiểu: Mụn rộp sinh dục giai đoạn đầu có nguy hiểm không?
Cách ngăn ngừa sùi mào gà âm đạo
Bệnh sùi mào gà là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, nghĩa là nó có thể lây từ người này sang người khác khi tiếp xúc qua da. Bạn có thể ngăn ngừa sùi mào gà để giảm nguy cơ phơi nhiễm bằng các cách dưới đây:
- Sử dụng bao cao su mỗi khi bạn quan hệ tình dục hoặc tấm chắn miệng khi quan hệ tình dục bằng miệng
- Nếu dùng chung đồ chơi tình dục, hãy đảm bảo sử dụng bao cao su ở ngoài và rửa sạch giữa các lần sử dụng
- Tiêm vắc xin HPV: Thuốc chủng ngừa HPV là một cách ngăn ngừa hiệu quả để bảo vệ bạn chống lại vi rút gây ra sùi mào gà và các bệnh lây qua đường tình dục khác. Vắc xin này có thể ngăn ngừa 90% bệnh sùi mào gà âm đạo ở nữ giới trẻ tuổi
- Thường xuyên kiểm tra sức khoẻ sinh dục và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác.
>>>>>Xem thêm: Top 5 bác sĩ Tai – Mũi – Họng giỏi tại TP.HCM
>>> Xem thêm: Triệu chứng mụn rộp sinh dục nữ – Bệnh có chữa dứt điểm được không?
Hy vọng bạn đọc đã có thêm cho mình kiến thức về sùi mào gà âm đạo. Hãy liên hệ và tới thăm khám bác sĩ nếu có bất cứ triệu chứng bất thường nào để đảm bảo sức khỏe tình dục và sức khỏe nói chung của chính mình.