Phụ nữ bao nhiêu tuổi thì mãn kinh? Tìm hiểu nhanh độ tuổi mãn kinh của phụ nữ

Phụ nữ bao nhiêu tuổi thì mãn kinh? Tìm hiểu nhanh độ tuổi mãn kinh của phụ nữ

Phụ nữ bao nhiêu tuổi thì mãn kinh? Tìm hiểu nhanh độ tuổi mãn kinh của phụ nữ

Mãn kinh (Menopause) là thời điểm đánh dấu sự kết thúc chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ liên tục 12 tháng do suy giảm chức năng buồng trứng. Vậy phụ nữ bao nhiêu tuổi thì mãn kinh? Độ tuổi mãn kinh của phụ nữ là bao nhiêu?

Bạn đang đọc: Phụ nữ bao nhiêu tuổi thì mãn kinh? Tìm hiểu nhanh độ tuổi mãn kinh của phụ nữ

Có nhiều yếu tố quyết định phụ nữ bao nhiêu tuổi thì mãn kinh bao gồm: Sức khỏe cá nhân, tiền sử gia đình, có đang mắc hoặc đang điều trị bệnh lý phụ khoa hay không… Để hiểu rõ hơn, Kenshin.vn mời bạn đọc tiếp nội dung dưới đây.

Phụ nữ bao nhiêu tuổi thì mãn kinh?

Để xác định chính xác độ tuổi mãn kinh của phụ nữ là bao nhiêu cần xem xét nhiều yếu tố như: Sức khỏe thể chất, tinh thần, tiền sử gia đình, di truyền, chủng tộc, thói quen sinh hoạt, ăn uống của phụ nữ đó…

Theo thống kê năm 2022 của Tổ chức Y tế thế giới – WHO, độ tuổi mãn kinh ở phụ nữ thường diễn ra từ khoảng 45 – 55 tuổi. Trước đó, kết quả một khảo sát chi tiết hơn về sự chênh lệch độ tuổi mãn kinh của phụ nữ các quốc gia, đăng tải trên Viện Y tế quốc gia NIH cho biết: Độ tuổi mãn kinh ở phụ nữ châu Á cũng tương tự như phụ nữ ở Mỹ là từ 45 – 52 tuổi. Trong khi đó, độ tuổi mãn kinh của phụ nữ ở Malaysia và Philippines là từ 47 – 48 tuổi.

Lưu ý: Mỗi cá nhân sẽ có một độ tuổi mãn kinh nhất định. Vì vậy, những con số ở trên là không cố định. 

Dấu hiệu phụ nữ đang bước vào giai đoạn mãn kinh

Trước khi bước vào thời kỳ mãn kinh, phụ nữ sẽ trải qua giai đoạn tiền mãn kinh. Giai đoạn này có thể bắt đầu từ 8 – 10 năm trước khi phụ nữ chính thức bước vào thời kỳ mãn kinh.

Những dấu hiệu phổ biến giúp nhận biết phụ nữ đang sắp mãn kinh (dấu hiệu tiền mãn kinh) thường là:

  • Rối loạn kinh nguyệt: Kinh nguyệt không đều là triệu chứng tiền mãn kinh dễ nhận thấy nhất.
  • Suy giảm chức năng sinh sản: Nguyên do là chu kỳ kinh nguyệt không đều khiến sự rụng trứng trở nên bất thường.
  • Cơ thể chậm chuyển hóa và dễ tăng cân: Trong thời kỳ tiền mãn kinh, sự rối loạn hormone khiến việc lưu trữ chất béo chuyển từ hông, đùi sang bụng.
  • Trầm cảm, lo âu và thay đổi tâm trạng: Ước tính có gần 20% phụ nữ đã trải qua giai đoạn tiền mãn kinh với các dấu hiệu của trầm cảm, lo âu và thay đổi tâm trạng. 
  • Giảm mật độ xương và tăng nguy cơ loãng xương: Nồng độ estrogen bị suy giảm mà estrogen lại có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của xương.
  • Bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm: Bốc hỏa là cảm giác nóng đột ngột, thường là xung quanh mặt và phần trên cơ thể. Đổ mồ hôi đêm cũng diễn ra tương tự, phụ nữ tiền mãn kinh có thể bị đánh thức bởi cơ thể ướt đẫm mồ hôi.
  • Khô âm đạo, khô da, khô mắt: Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh thường bị khô mắt, viêm mắt, mắt dễ bị kích thích. Bên cạnh đó âm đạo cũng ít tiết chất nhờn hơn.
  • Tìm hiểu thêm: 9 bí quyết để giao tiếp với trẻ 6 tháng tuổi

    Phụ nữ bao nhiêu tuổi thì mãn kinh? Tìm hiểu nhanh độ tuổi mãn kinh của phụ nữ

    >>>>>Xem thêm: Thuốc đặt phụ khoa cho bà bầu: Liệu pháp an toàn, hiệu quả

    Nguyên nhân gây ra những rối loạn trong thời kỳ mãn kinh

    Bên cạnh việc tìm hiểu phụ nữ bao nhiêu tuổi thì mãn kinh và các dấu hiệu khi mãn kinh, bạn cũng nên biết lý do vì sao cơ thể lại xuất hiện những dấu hiệu và triệu chứng này khi mãn kinh.

    Nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng như rối loạn tiền mãn kinh, suy giảm các chức năng sinh lý, giảm khả năng sinh sản, những cơn bốc hỏa, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt thường là do sự suy giảm chức năng hệ trung não bộ – tuyến yên – buồng trứng (HPO). Khi chức năng hệ trục này bị suy giảm sẽ dẫn đến sự thay đổi bộ 3 nội tiết tố estrogen, progesterone và testosterone.

    Khi nào nên gặp bác sĩ?

    Khi bước vào giai đoạn này, chị em nên dành thêm thời gian chăm sóc bản thân bằng cách ăn uống lành mạnh, hạn chế các chất kích thích, tập thể dục thường xuyên… Trường hợp các triệu chứng xuất hiện ở mức độ nặng và kéo dài, chị em nên gặp bác sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục phù hợp.

    Cách làm giảm các triệu chứng ở giai đoạn mãn kinh

    Về mặt sinh học, mãn kinh là tiến trình tự nhiên của cơ thể, nên các phương pháp được sử dụng để điều trị chủ yếu là để làm giảm các triệu chứng và phòng ngừa các bệnh lý hậu mãn kinh (loãng xương, tim mạch, huyết áp…).

    Phương pháp y khoa

    • Liệu pháp hormone thay thế: Đây là liệu pháp hormone được sử dụng để điều trị và làm giảm mức độ của các triệu chứng xảy ra trong thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ. Tùy vào mức độ mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại hormone estrogen (hoặc kết hợp thêm hormone progesterone) với liều lượng cụ thể.
    • Sử dụng các loại thuốc chứa estrogen: Các loại thuốc có chứa estrogen có thể ở dạng kem bôi, viên nén hoặc vòng đặt âm đạo. Thuốc được bác sĩ chỉ định để giảm khô âm đạo, ngăn ngừa việc rách hoặc chảy máu khi hoạt động tình dục.
    • Thuốc đặc trị: Trường hợp những cách trên không hiệu quả, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn sử dụng các loại thuốc đặc trị như: Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI), thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRI) và gabapentin.

    Thay đổi thói quen và lối sống

    Bên cạnh những phương pháp y khoa, phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh cũng nên thực hiện thêm những cách dưới đây để có thể vượt qua giai đoạn mãn kinh một cách nhẹ nhàng hơn.

    • Tăng thời gian ngủ nghỉ hợp lý
    • Tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia
    • Tránh các tình huống gây căng thẳng và lo lắng trong thời gian dài
    • Chế độ ăn uống lành mạnh, ưu tiên chọn những thực phẩm giàu canxi
    • Theo đuổi lối sống lành mạnh, tập thể dục thể thao thường xuyên
    • Dành thời gian thực hành thiền, ngồi thở, tập yoga để cải thiện tâm trạng
    • Nếu có hoạt động tình dục, bạn cũng nên sử dụng thêm các loại gel bôi trơn dành cho nữ để tránh cảm giác bị đau do âm đạo không tiết đủ chất nhờn.

    Kết luận

    Phụ nữ bao nhiêu tuổi thì mãn kinh? Độ tuổi mãn kinh thông thường ở phụ nữ Việt Nam là từ 45 – 55 tuổi. Tuy nhiên con số này là không cố định và sẽ thay đổi tùy theo mỗi cá nhân. 

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *