Cắt mí mắt

Cắt mí mắt

Cắt mí mắt

Cắt mí mắt là một phương pháp làm đẹp khắc phục được các khuyết điểm ở mí mắt, giúp mang đến cho bạn đôi mắt to tròn và thu hút hơn. Phương pháp này tương đối an toàn và hiện đang được rất nhiều chị em quan tâm.

Bạn đang đọc: Cắt mí mắt

Vậy cắt mí mắt là gì và phẫu thuật này được thực hiện như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm trong bài viết sau đây nhé.

Tìm hiểu chung

Phẫu thuật cắt mí mắt là gì?

Khi chúng ta lớn tuổi, da ở mí mắt bắt đầu giãn ra và các cơ hỗ trợ cũng yếu dần đi, khiến chất béo dư thừa dễ tích tụ ở trên và dưới mí mắt, làm cho lông mày chảy xệ, mí mắt trên sụp xuống và gây xuất hiện bọng mắt ở mí dưới. Điều này không chỉ làm bạn trông già nua mà phần da chảy xệ nghiêm trọng quanh mắt cũng có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến tầm nhìn (tầm nhìn ngoại vi).

Phẫu thuật cắt mí mắt, còn được gọi là phẫu thuật chỉnh hình mí mắt, là một loại phẫu thuật giúp khắc phục tình trạng mí mắt bị sụp bằng cách loại bỏ da, cơ và mỡ dư thừa xung quanh mí. Mục đích của phẫu thuật cắt mí mắt là khắc phục những vấn đề ở mí gây cản trở tầm nhìn và giúp đôi mắt trông trẻ trung, lanh lợi hơn.

Không những thế, phẫu thuật cắt mí mắt còn được áp dụng để tạo hình mắt 2 mí, giúp những đôi mắt 1 mí, mí lót kém duyên trở nên to tròn và thu hút hơn.

Tuy nhiên, cắt mí mắt không giúp loại bỏ các nếp nhăn, vết chân chim hoặc quầng thâm trên gương mặt. Vì vậy, bác sĩ có thể kết hợp phương pháp này cùng với các quy trình khác như nâng cung chân mày, trẻ hóa da bằng laser, căng da bằng chỉ hoặc tiêm chất làm đầy để giúp mang lại hiệu quả làm đẹp tối ưu hơn, tùy vào nhu cầu của bạn.

Những ai nên thực hiện phẫu thuật cắt mí mắt?

Cắt mí mắt

Bạn có thể cân nhắc phẫu thuật cắt mí mắt nếu mí mắt bị rủ hoặc sụp xuống khiến mắt không thể mở hoàn toàn. Việc loại bỏ mô thừa ở mí mắt trên có thể cải thiện tầm nhìn. Phẫu thuật chỉnh hình mí mắt là một lựa chọn tốt nếu bạn có:

  • Mí mắt trên chảy xệ
  • Da dư ở mí mắt trên gây cản trở tầm nhìn ngoại vi
  • Da dư hoặc bọng mắt ở mí dưới

Mong muốn sở hữu đôi mắt 2 mí to tròn

Thận trọng

Những điều bạn nên biết trước khi thực hiện phẫu thuật cắt mí mắt

Phương pháp thẩm mỹ này không nên áp dụng cho những đối tượng:

  • Những người có các bệnh lý và tình trạng nghiêm trọng về mắt như bệnh glôcôm, khô mắt hoặc bong võng mạc
  • Người có các bệnh lý toàn thân như bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn tuần hoàn
  • Người có các vấn đề hệ thống như chảy máu quá nhiều hoặc khó lành vết thương.
  • Người bị rối loạn tuyến giáp, chẳng hạn như bệnh Graves, suy giáp, cường giáp…
  • Người có mí mắt dưới quá chùng, mắt lồi hoặc phồng mắt liên quan đến vành xương xung quanh mắt
  • Người bị sụp mí mắt đáng kể (lúc này, bác sĩ có thể khuyến nghị bạn nâng chân mày)
  • Người hút thuốc lá

Các biến chứng và tác dụng phụ

Dù là một phẫu thuật ít xâm lấn và khá an toàn nhưng bạn vẫn có thể gặp phải một số vấn đề, hiện tượng tạm thời sau khi phẫu thuật cắt mí mắt như:

  • Nhìn mờ do phải bôi thuốc mỡ vào mắt
  • Chảy nước mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Nhìn đôi (song thị)
  • Mắt sưng húp, mí mắt bị tê
  • Sưng và bầm tím quanh mắt
  • Đau hoặc khó chịu

Cắt mí mắt

Ngoài ra, phẫu thuật cắt mí mắt còn có thể gây ra những biến chứng khác nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Nhiễm trùng và chảy máu
  • Mắt bị khô, kích thích
  • Khó nhắm mắt hoặc các vấn đề mí mắt khác
  • Sẹo nổi rõ
  • Tổn thương cơ mắt
  • Thay đổi màu da
  • Mờ mắt tạm thời hoặc mất thị lực (hiếm gặp)
  • Rủi ro liên quan đến phẫu thuật nói chung, bao gồm huyết khối và các phản ứng với thuốc gây tê, gây mê.

Điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ các biến chứng và tác dụng phụ có thể xảy ra trước khi quyết định phẫu thuật cắt mí mắt. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để biết thêm thông tin.

Quy trình

Chuẩn bị trước khi phẫu thuật cắt mí mắt

Trước khi lên lịch phẫu thuật, bác sĩ sẽ thăm khám và thảo luận với bạn về những nội dung sau:

  • Bệnh sử của bạn. Bác sĩ sẽ hỏi về các cuộc phẫu thuật bạn từng thực hiện trước đây (nếu có) và tình trạng sức khỏe hiện tại cũng như trong quá khứ của bạn. Bác sĩ cũng quan tâm về việc bạn có sử dụng thuốc, vitamin, thảo dược bổ sung, rượu và thuốc lá hay không.
  • Sự mong đợi của bạn. Bạn hãy chia sẻ với bác sĩ về những mong muốn của mình khi thực hiện phẫu thuật này, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về những liệu trình phù hợp nhất cũng như xác định lượng da mà mỡ thừa cần loại bỏ.

Trước khi thực hiện phẫu thuật cắt mí mắt, bác sĩ sẽ:

  • Khám sức khỏe. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất, bao gồm kiểm tra tình trạng tiết nước mắt cũng như đánh giá các phần của mí mắt.
  • Kiểm tra thị lực. Bác sĩ sẽ khám mắt và kiểm tra thị lực cho bạn, bao gồm cả kiểm tra tầm nhìn ngoại vi.
  • Chụp ảnh mí mắt. Mắt của bạn sẽ được chụp hình từ nhiều góc độ khác nhau. Những bức ảnh này giúp bác sĩ lập kế hoạch cũng như đánh giá tình trạng mắt trước và sau phẫu thuật.

Bên cạnh đó, bạn có thể được yêu cầu:

  • Ngưng sử dụng các thuốc warfarin, aspirin, ibuprofen, naproxen hay bất kỳ loại thuốc thảo dược nào làm tăng nguy cơ chảy máu. Bạn hãy hỏi bác sĩ xem mình cần dừng các thuốc này bao lâu trước khi tiến hành phẫu thuật và trong quá trình chuẩn bị, bạn chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định.
  • Ngừng hút thuốc lá vài tuần trước khi phẫu thuật vì hút thuốc có thể làm giảm khả năng hồi phục.
  • Nhờ người thân đưa đón sau khi thực hiện phẫu thuật. Bạn cũng cần có người ở lại với mình trong đêm đầu tiên khi trở về nhà.

Quá trình phẫu thuật cắt mí mắt

Tìm hiểu thêm: 5 điều nên biết khi chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent mạch vành

Cắt mí mắt

Thời gian phẫu thuật dài hay ngắn tùy thuộc vào loại thủ thuật và mức độ sửa chữa mà bạn mong muốn. Phẫu thuật cắt mí mắt có thể kéo dài đến hàng giờ và thường được thực hiện tại các cơ sở ngoại trú. Trước khi cắt mí mắt, bác sĩ sẽ tiến hành đo và vẽ đường mí mắt mới sao cho hài hòa và cân xứng. Sau đó, họ sẽ gây tê tại chỗ (có thể kết hợp với truyền thuốc an thần qua đường tĩnh mạch) hoặc gây mê cho bạn.

Nếu bạn làm phẫu thuật cắt cả mí mắt trên và dưới, bác sĩ thường cắt mí mắt trên trước. Bác sĩ sẽ cắt dọc theo nếp gấp của mí mắt trên, loại bỏ phần da, cơ và có thể là mỡ dư thừa, sau đó khâu vết cắt lại.

Với mí mắt dưới, bác sĩ phẫu thuật rạch ngay dưới lông mi theo nếp nhăn tự nhiên của mắt hoặc bên trong mí mắt dưới. Tiếp theo, họ sẽ loại bỏ hoặc định hình lại mỡ thừa, cơ và phần da chảy xệ, sau đó đóng vết cắt lại.

Nếu mí mắt trên sụp xuống gần với con ngươi, bác sĩ phẫu thuật có thể thực hiện thủ thuật sa mí mắt hoặc chỉnh hình mí mắt.

Điều gì xảy ra sau phẫu thuật cắt mí mắt?

Sau khi phẫu thuật, bạn được chuyển đến phòng hồi sức để bác sĩ theo dõi các biến chứng. Nếu không có vấn đề gì, bạn có thể về nhà ngay trong ngày và tiếp tục theo dõi tại nhà. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn cách chăm sóc mắt để giúp vết thương mau hồi phục. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể băng nhẹ mắt khi hoàn tất thủ thuật để giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để biết thêm thông tin.

Phục hồi

Bạn nên làm gì sau khi phẫu thuật cắt mí mắt?

Cắt mí mắt

>>>>>Xem thêm: Ngoại tình: 7 sự thật khiến bạn giật mình

Để giảm đau, sưng và giúp quá trình phục hồi sau phẫu thuật cắt mí mắt được nhanh hơn, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Chườm túi đá lên mắt khoảng 10 phút mỗi giờ, trong ngày đầu sau phẫu thuật. Những ngày sau, bạn có thể chườm mí mắt 4–5 lần một ngày.
  • Nhẹ nhàng lau mí mắt và nhỏ thuốc nhỏ mắt hoặc bôi thuốc mỡ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tránh căng thẳng, nâng vật nặng và bơi lội trong một tuần.
  • Tránh các hoạt động nặng, như thể dục nhịp điệu và chạy bộ, trong một tuần.
  • Tránh hút thuốc lá.
  • Tránh dụi mắt.
  • Bạn nên ngừng đeo kính áp tròng trong khoảng 2 tuần sau khi phẫu thuật.
  • Đeo kính râm màu tối để bảo vệ da ở mí mắt khỏi ánh nắng mặt trời và gió.
  • Kê đầu cao hơn tim khi ngủ trong một vài ngày.

Sau một vài ngày, bạn có thể quay trở lại cơ sở thẩm mỹ để cắt chỉ (nếu có chỉ không tiêu).

Trong khoảng một tuần, bạn cần tránh dùng aspirin, ibuprofen, naproxen và các loại thuốc bổ sung thảo dược khác có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng paracetamol để giảm đau, nếu cần.

Liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Khó thở
  • Đau ngực
  • Nhịp tim bất thường
  • Đau mắt nghiêm trọng
  • Chảy máu
  • Các vấn đề về thị giác

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về phẫu thuật cắt mí mắt. Nếu đang gặp các vấn đề ở mí mắt gây cản trở tầm nhìn hoặc mong muốn có một đôi mắt 2 mí thu hút hơn, bạn có thể nghĩ đến phẫu thuật này. Tuy nhiên, như bất kỳ phương pháp phẫu thuật nào, cắt mí mắt cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất định. Vì vậy, bạn cần tìm đến các trung tâm thẩm mỹ uy tín với đội ngũ bác sĩ lành nghề để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *