Xét nghiệm máu là gì? Các loại xét nghiệm máu?

Xét nghiệm máu là gì? Các loại xét nghiệm máu?

Xét nghiệm máu là gì? Các loại xét nghiệm máu?

Xét nghiệm máu là một kỹ thuật y tế được bác sĩ dùng khá phổ biến trong chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý. Cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé!

Bạn đang đọc: Xét nghiệm máu là gì? Các loại xét nghiệm máu?

Tìm hiểu chung

Xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm máu, hay xét nghiệm huyết học, là xét nghiệm được thực hiện trên mẫu máu để đo hàm lượng một số chất nhất định trong máu hoặc đếm các loại tế bào máu khác nhau. Xét nghiệm máu có thể được thực hiện để tìm các dấu hiệu bệnh hoặc các tác nhân gây bệnh, kiểm tra kháng thể hoặc các dấu hiệu của khối u hoặc để đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị.

Một số loại xét nghiệm máu phổ biến nhất là:

  • Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC)
  • Xét nghiệm sinh hóa máu
  • Xét nghiệm các men trong máu
  • Xét nghiệm máu để đánh giá nguy cơ bệnh tim.

Tại sao bạn cần thực hiện xét nghiệm máu?

Xét nghiệm máu giúp bác sĩ kiểm tra một số bệnh và tình trạng nhất định. Chúng cũng giúp kiểm tra chức năng của các cơ quan và hiển thị hiệu quả của các phương pháp điều trị.

Cụ thể, xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ:

  • Đánh giá hoạt động của các cơ quan như thận, gan, tuyến giáp và tim.
  • Chẩn đoán các bệnh và các tình trạng như ung thư, HIV/AIDS, tiểu đường, thiếu máu và bệnh mạch vành.
  • Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch.
  • Kiểm tra xem thuốc bạn đang dùng có tác dụng không.
  • Đánh giá khả năng đông máu.

Bạn có thể quan tâm: Xét nghiệm máu có phải là cách phát hiện ung thư phổi?

Các loại xét nghiệm máu

Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC)

Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC), hay xét nghiệm máu tổng quát, là kiểu xét nghiệm máu phổ biến nhất. Trong các buổi kiểm tra sức khỏe định kỳ, bạn thường được yêu cầu xét nghiệm công thức máu toàn phần.

Xét nghiệm máu tổng quát có thể giúp phát hiện các bệnh về máu và các rối loạn, chẳng hạn như thiếu máu, nhiễm trùng, vấn đề đông máu, ung thư máu và rối loạn hệ miễn dịch. Xét nghiệm này đo lường nhiều phần khác nhau của máu, như:

Kiểm tra các tế bào hồng cầu

Các tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể. Mức hồng cầu bất thường có thể là dấu hiệu của thiếu máu, mất nước (quá ít chất lỏng trong cơ thể), chảy máu hoặc các chứng rối loạn khác.

Kiểm tra các tế bào bạch cầu

Các tế bào bạch cầu là thành phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Mật độ bất thường của tế bào bạch cầu có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, ung thư máu hoặc rối loạn hệ miễn dịch. CBC đo lường tổng số lượng bạch cầu trong máu của bạn. Xét nghiệm máu tổng quát xem xét sự khác biệt về số lượng các loại bạch cầu khác nhau trong máu của bạn.

Kiểm tra các tiểu cầu

Tiểu cầu (PLATELETS) là các mảnh tế bào máu giúp đông máu. Chúng dính vào nhau để làm kín vết cắt hoặc vỡ trên thành mạch máu và ngừng chảy máu.

Mức tiểu cầu bất thường có thể là dấu hiệu của rối loạn chảy máu (không đủ đông máu) hoặc bệnh dễ tụ huyết khối (quá đông máu).

Hemoglobin

Hemoglobin là một loại protein giàu sắt trong các tế bào hồng cầu mang oxy. Mức hemoglobin bất thường có thể là dấu hiệu của thiếu máu, thiếu máu hồng cầu hình liềm, thalassemia hoặc các rối loạn máu khác.

Nếu bạn bị tiểu đường, lượng đường dư thừa trong máu có thể liên kết vào hemoglobin và tăng mức hemoglobin A1c.

Hematocrit

Hematocrit là thước đo tỷ lệ hồng cầu trong máu của bạn. Mức hematocrit cao có thể có nghĩa là bạn bị mất nước. Mức hematocrit thấp có thể có nghĩa là bạn bị thiếu máu. Mức hematocrit bất thường cũng có thể là dấu hiệu của rối loạn máu hoặc tủy xương.

Mật độ trung bình của tế bào hồng cầu

Mật độ trung bình của tế bào hồng cầu (MCV) là thước đo mật độ của các tế bào hồng cầu trong máu. Mức MCV bất thường có thể là dấu hiệu của thiếu máu hoặc chứng thiếu máu cục bộ.

Tìm hiểu thêm: Hạ thân nhiệt

Xét nghiệm máu là gì? Các loại xét nghiệm máu?

>>>>>Xem thêm: Thực hư về việc dùng bột ngọt trong thai kỳ

Xét nghiệm sinh hóa máu/Bảng trao đổi chất cơ bản

Bảng trao đổi chất cơ bản (BMP) là một nhóm các xét nghiệm đo các hóa chất khác nhau trong máu. Những xét nghiệm này thường được thực hiện trên phần chất lỏng (huyết tương) của máu. Các xét nghiệm có thể cung cấp cho bác sĩ thông tin về các cơ của bạn (bao gồm cả tim), xương và các cơ quan, chẳng hạn như thận và gan.

BMP bao gồm xét nghiệm đường huyết, canxi và điện giải, cũng như xét nghiệm máu để đo chức năng thận. Một số xét nghiệm này yêu cầu bạn phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm. Bác sĩ sẽ cho bạn biết cách chuẩn bị chi tiết cho từng loại xét nghiệm dưới đây:

Xét nghiệm đường huyết

Xét nghiệm đường huyết hoặc xét nghiệm glucose đo nồng độ glucose trong máu. Mức glucose bất thường trong máu có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường.

Đối với một số xét nghiệm glucose máu, bạn phải nhịn ăn trước khi lấy máu. Các xét nghiệm đường huyết khác được thực hiện sau bữa ăn hoặc bất cứ lúc nào mà không cần chuẩn bị.

Xét nghiệm canxi

Canxi là một khoáng chất quan trọng trong cơ thể. Mức canxi bất thường trong máu có thể là dấu hiệu của các vấn đề về thận, bệnh về xương, bệnh tuyến giáp, ung thư, suy dinh dưỡng hoặc rối loạn khác.

Xét nghiệm chất điện giải

Chất điện giải là các khoáng chất giúp duy trì mức chất lỏng và cân bằng nồng độ axit trong cơ thể. Chúng bao gồm natri, kali, bicarbonate và clorua.

Mức điện giải bất thường có thể là dấu hiệu mất nước, bệnh thận, bệnh gan, suy tim, huyết áp cao hoặc các rối loạn khác.

Xét nghiệm chức năng thận

Xét nghiệm máu cho chức năng thận đo nồng độ nitơ urea máu (BUN) và creatinin (kre-AT-ih-neen). Cả hai đều là những chất thải mà thận lọc ra khỏi cơ thể. Mức BUN và creatinin bất thường có thể là dấu hiệu của bệnh thận hoặc rối loạn chức năng thận.

Xét nghiệm enzym

Enzym là các hóa chất giúp kiểm soát các phản ứng hóa học trong cơ thể bạn. Có nhiều xét nghiệm enzym. Phần này tập trung vào các xét nghiệm enzym máu được sử dụng để kiểm tra cơn đau tim. Chúng bao gồm các xét nghiệm troponin và creatine (KRE-ah-teen) kinase (CK).

Xét nghiệm Troponin

Troponin là một protein giúp cơ co lại. Khi cơ bắp hoặc các tế bào tim bị thương, troponin rò rỉ ra ngoài, và mức độ của nó trong máu của bạn tăng lên.

Ví dụ, nồng độ troponin trong máu tăng lên khi bạn bị đau tim. Vì lý do này, các bác sĩ thường yêu cầu xét nghiệm troponin khi bệnh nhân bị đau ngực hoặc các dấu hiệu và triệu chứng đau tim khác.

Xét nghiệm CK-MB

Một sản phẩm máu gọi là CK-MB được giải phóng khi cơ tim bị tổn thương. Mức CK-MB cao trong máu có thể có nghĩa là bạn đã bị đau tim.

Xét nghiệm máu để đánh giá nguy cơ bệnh tim

Đây là một xét nghiệm máu có thể giúp cho thấy bạn có nguy cơ mắc bệnh tim động mạch vành (CHD) hay không. Xét nghiệm này xem xét mật độ cholesterol trong máu.

Xét nghiệm này cho bạn biết một số thông tin sau:

  • Nồng độ cholesterol xấu. Đây là nguồn chính của sự tích tụ cholesterol và tắc nghẽn trong động mạch gây xơ vữa động mạch.
  • Nồng độ cholesterol tốt. Loại cholesterol này giúp giảm tắc nghẽn trong động mạch.
  • Triglyceride. Triglyceride là một loại chất béo trong máu của bạn.
  • Một bảng thông số lipoprotein đo nồng độ cholesterol có hại và có lợi và chất béo trung tính trong máu của bạn. Nồng độ cholesterol và triglyceride bất thường có thể là dấu hiệu tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành.Hầu hết mọi người sẽ cần phải nhịn ăn từ 9 đến 12 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm này.

Thận trọng

Những điều bạn cần biết trước khi thực hiện xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là phương pháp rất phổ biến. Khi kiểm tra sức khỏe định kỳ, bác sĩ có thể đề nghị làm xét nghiệm này để xem cơ thể hoạt động như thế nào. Xét nghiệm máu cũng có thể được bác sĩ chỉ định trước khi trải qua một số thủ thuật y tế nhất định để kiểm tra tình trạng sức khỏe.

Bác sĩ chỉ cần lấy một lượng máu nhỏ để làm xét nghiệm, do đó bạn thường không cảm thấy bất kỳ sự khó chịu nào.

Tuy nhiên, một số người sẽ cảm thấy chóng mặt trong và sau khi làm xét nghiệm. Nếu điều này đã từng xảy ra với bạn, hãy nói với nhân viên xét nghiệm để họ biết và có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Sau khi làm xét nghiệm, bạn có thể có một vết bầm nhỏ nơi kim tiêm đâm vào. Bầm tím có thể gây đau đớn, nhưng thường vô hại và mờ đi sau vài ngày.

Giống như bất kỳ vết thương nào, nhiễm trùng có thể phát triển nơi kim tiêm đâm vào. Đi gặp bác sĩ nếu vết thương bị đỏ và viêm.

Trong một số trường hợp hiếm, người bệnh cảm thấy yếu ớt trong khi làm xét nghiệm máu. Nói với nhân viên xét nghiệm nếu bạn cảm thấy mệt xỉu. Lúc này, bạn nên nằm xuống ngay lập tức để tránh ngất xỉu.

Quy trình

Chuẩn bị gì trước khi làm xét nghiệm máu?

Bác sĩ sẽ đưa ra các hướng dẫn cụ thể bạn cần tuân theo trước khi làm xét nghiệm.

Ví dụ như tùy thuộc vào loại xét nghiệm máu, bạn có thể được yêu cầu:

  • Tránh ăn hoặc uống (trừ nước lọc) trong tối đa 12 giờ.
  • Ngừng dùng một loại thuốc nhất định.

Điều quan trọng là bạn phải tuân thủ các hướng dẫn vì nó có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, do đó việc xét nghiệm có thể phải trì hoãn hoặc lặp lại.

Quá trình xét nghiệm máu diễn ra như thế nào?

Hầu hết các xét nghiệm máu chỉ mất vài phút để hoàn thành. Quá trình rút máu có thể rất nhanh nếu tĩnh mạch dễ dàng nhìn thấy và tiếp cận. Quá trình này thường mất từ ​​5–10 phút.

Tuy nhiên, đôi khi có thể mất nhiều thời gian hơn để bác sĩ xác định tĩnh mạch. Các yếu tố như mất nước, kinh nghiệm của kỹ thuật viên xét nghiệm và kích thước của tĩnh mạch có thể ảnh hưởng đến việc lấy máu nhanh hay chậm.

Xét nghiệm máu thường gồm lấy mẫu máu từ mạch máu ở cánh tay. Khuỷu tay hoặc cổ tay là nơi máu hay được lấy do các tĩnh mạch nằm tương đối gần với bề mặt da. Các mẫu máu ở trẻ em thường được lấy từ đầu ngón tay áp út. Da của trẻ có thể được làm tê với một loại thuốc xịt hoặc kem đặc biệt trước khi lấy máu.

Bác sĩ sẽ buộc xung quanh cánh tay một dây quấn (dây ga-rô). Dây quấn sẽ bóp cánh tay, làm dòng máu chảy chậm lại và làm cho tĩnh mạch nổi rõ hơn. Cách này giúp việc lấy máu được dễ dàng.

Trước khi lấy mẫu máu, bác sĩ hoặc y tá có thể lau sạch vùng da bằng chất khử trùng.

Bác sĩ sẽ đưa một kim tiêm gắn vào ống tiêm hoặc ống chứa đặc biệt vào tĩnh mạch. Ống tiêm được sử dụng để rút mẫu máu. Bạn có thể cảm thấy ngứa hoặc châm chích khi kim đi vào, nhưng không gây đau đớn. Nếu bạn không thích kim tiêm và máu, hãy nói cho nhân viên lấy mẫu để họ có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Khi lấy mẫu xong, kim sẽ được rút ra. Bác sĩ sẽ áp một miếng bông chặt trên da một vài phút. Bạn cũng được băng vết thương nhỏ để giữ cho nó sạch sẽ.

Điều gì xảy ra sau khi xét nghiệm máu?

Sau khi lấy máu, mẫu máu được đưa vào chai có dán nhãn tên và chi tiết của bạn. Sau đó, mẫu máu được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra dưới kính hiển vi hoặc thử nghiệm với hóa chất, tùy thuộc vào yêu cầu kiểm tra.

Kết quả được gửi trở lại bệnh viện. Một số kết quả xét nghiệm máu có ngay trong cùng ngày lấy mẫu hoặc vài ngày sau đó, mặt khác một số loại xét nghiệm có thể phải đợi kết quả trong một vài tuần. Bạn sẽ được thông báo khi kết quả sẵn sàng.

Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả các chỉ số xét nghiệm máu hay kết quả xét nghiệm máu có ý nghĩa gì với bạn?

Các chỉ số xét nghiệm máu của bảng chuyển hóa cơ bản

  • Albumin: 3,9-5,0 g/dl – đo protein trong máu.
  • Alkaline phosphatase: 44-147 IU/l – đánh giá tình trạng gan và dinh dưỡng.
  • ALT (alanine aminotransferase): 8-37 IU/l – đánh giá chức năng/tình trạng gan.
  • AST(aspartate aminotransferase): 10-34 IU/l – xem xét tình trạng thận và gan.
  • BUN (nitrogen urê nitrogen): 7-20 mg/dl – các chỉ số hoạt động của tim và thận.
  • Canxi: 8,5–10,9 mg/dl – canxi quan trọng đối với hầu hết các cơ quan trong cơ thể, có thể là dấu hiệu của nhiều trạng thái bệnh lý, cách này không đo lượng canxi trong xương mà đo lượng canxi trong máu.
  • Chloride: 96–106 mmol/l có thể đo ngộ độc và nhiễm kiềm/nhiễm toan (độ pH được điều chỉnh trong cơ thể tốt không)
  • CO2 (carbon dioxide): 20 đến 29 mmol/l – đo chức năng trao đổi chất và cân bằng pH (mức cơ bản, trung tính hoặc axit).
  • Creatinine: 0,8–1,4 mg/dl – đánh dấu chức năng thận.
  • Xét nghiệm glucose: 100mg/dl – chỉ số bệnh tiểu đường và đo lường hoạt động của insulin.
  • Kali: 3,7–5,2 mEq/l – có thể cao/thấp vì các loại thuốc và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể.
  • Natri: 136–144 mEq/l – đo tình trạng hydrat hóa (dấu hiệu của nhiều tình trạng bệnh lý và sự cân bằng áp lực lên thành động mạch).
  • Bilirubin toàn phần: 0,2–1,9 mg/dl – dấu hiệu chức năng gan.
  • Protein toàn phần: 6,3–7,9 g/dl – đánh giá mức độ nhiễm trùng và các bệnh thận/gan.

Chỉ số được coi là “bình thường” có thể hơi khác nhau giữa các phòng thí nghiệm.

Các chỉ số xét nghiệm máu của bảng chuẩn cholesterol

  • Cholesterol toàn phần: dưới 200mg/dl – đo LDL và HDL cholesterol.
  • LDL cholesterol: dưới 100mg/dl – cholesterol “xấu”.
  • HDL: 40–59mg/dl (trên 60mg/dl được coi là chất bảo vệ chống lại bệnh tim mạch ) – cholesterol “tốt”.
  • Triglyceride: dưới 150mg/dl – đo lường một loại chất béo khác trong máu.
  • Tỷ lệ cholesterol: là tỷ lệ cholesterol HDL trên tổng lượng cholesterol. Nếu tổng lượng cholesterol là 200mg/dl và cholesterol HDL là 50mg/dl, tỷ lệ cholesterol là 4/1.

Các chỉ số xét nghiệm máu khác

  • Protein phản ứng C (CRP) là một xét nghiệm máu, đây là một đánh giá chuyên sâu cho bệnh tim. Protein phản ứng C là dấu hiệu của tình trạng viêm (cách cơ thể phản ứng với stress hoặc tổn thương bên trong). Nó được sử dụng như một yếu tố dự đoán bệnh tim.
    • Bạn có ít nguy cơ phát triển bệnh tim mạch nếu mức độ hs-CRP của bạn thấp hơn 1,0mg/l.
    • Bạn có nguy cơ trung bình mắc bệnh tim mạch nếu mức của bạn từ 1,0–3,0mg/l.
    • Bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch nếu nồng độ hs-CRP cao hơn 3,0mg/l.
  • Homocysteine: nếu một người bị thiếu hụt B12 hoặc folate hay ai đó bị đau tim hoặc đột quỵ, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm homocysteine. Xét nghiệm này giúp phát hiện bệnh tim và có thể cung cấp thông tin về huyết áp bình thường và bảng trao đổi chất cơ bản trong cơ thể. Mức bình thường là 4–14µmol/l. Nếu kết quả xét nghiệm cao hơn mức bình thường sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ.
  • HbA1c/glycosylated hemoglobin: mức bình thường dưới 5,7%. Người bị tiền đái tháo đường sẽ có mức từ 5,7–6,4%. Người bị tiểu đường sẽ có mức từ 6,5% trở lên. Xét nghiệm này đo lượng đường huyết trung bình trong 3 tháng. Nếu bạn bị tiểu đường, bác sĩ sẽ cho bạn biết bao lâu bạn cần thử đường huyết một lần. Xét nghiệm này được yêu cầu nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường.

Bạn hãy hỏi bác sĩ xem các kết quả xét nghiệm máu có nằm ở mức bình thường không hay kết quả xét nghiệm máu có hiệu lực bao lâu?

Kiểm tra với bác sĩ khi bắt đầu các loại thuốc mới để xem bạn có cần xét nghiệm máu thường xuyên hơn hay không.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *