Áp-xe quanh amidan

Áp-xe quanh amidan

Tìm hiểu chung

Bệnh áp-xe quanh amidan là gì?

Áp-xe quanh amidan thường là biến chứng của viêm họng liên cầu khuẩn hoặc viêm amidan. Đây là tình trạng nhiễm vi khuẩn và có một túi đầy mủ nằm gần một amidan.

Bạn đang đọc: Áp-xe quanh amidan

Áp-xe quanh amidan thường xuất hiện ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên. Tuy nhiên, đây là một tình trạng hiếm gặp vì bác sĩ sẽ điều trị dứt điểm viêm amidan bằng kháng sinh, tránh dẫn đến biến chứng áp-xe.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng áp-xe quanh amidan là gì?

Do áp-xe quanh amidan là biến chứng từ viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn nên các triệu chứng sẽ tương tự với hai bệnh này. Các biểu hiện áp-xe quanh amidan gồm:

  • Nhiễm trùng ở một hoặc cả hai bên amidan
  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Khó mở to miệng
  • Khó nhai nuốt thức ăn
  • Khó nuốt nước bọt
  • Sưng mặt hoặc cổ
  • Đau đầu
  • Giọng nói như nghẹt lại
  • Đau họng (thường nặng hơn ở một bên)
  • Sưng các hạch ở cổ hoặc hàm (thường đau khi bạn chạm vào)
  • Đau tai ở cùng bên với đau họng
  • Hôi miệng

Ngoài ra, áp-xe amidan có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, như:

  • Nhiễm trùng phổi
  • Tắc nghẽn đường thở
  • Nhiễm trùng lan đến cổ họng, miệng, cổ và ngực
  • Vỡ áp-xe

Nếu không điều trị kịp thời, áp-xe có thể gây nhiễm trùng khắp cơ thể, thậm chí là chặn đường thở.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn bị đau họng kèm với sốt hoặc các triệu chứng khác, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh chính xác.

Ngoài ra, nếu bị đau họng và khó nuốt, khó thở, khó nói hoặc có dấu hiệu tắc đường thở, bạn hãy nhanh chóng đi cấp cứu để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây áp-xe quanh amidan?

Như đã đề cập ở trên, áp-xe amidan là một biến chứng của viêm amidan. Khi tình trạng nhiễm trùng lan ra các khu vực xung quanh amidan sẽ hình thành áp-xe.

Bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng cũng có thể gây ra tình trạng này, cũng như nhiễm trùng răng và nướu.

Ngoài ra, trong những trường hợp hiếm, áp-xe xung quanh amidan có thể không do nhiễm trùng mà do viêm tuyến nước bọt gây ra.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán áp-xe quanh amidan?

Đầu tiên, để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ quan sát cổ họng và miệng của người bệnh. Sau đó, họ có thể yêu cầu làm xét nghiệm máu hoặc lấy mẫu dịch trong họng để xác định chẩn đoán. Các dấu hiệu áp-xe bao gồm:

  • Sưng ở một bên cổ họng
  • Sưng trên vòm miệng
  • Đỏ và sưng ở cổ họng
  • Phì đại hạch bạch huyết ở một bên cổ

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị chụp CT hoặc MRI để có thể quan sát áp-xe rõ hơn. Họ cũng lấy mẫu dịch áp-xe bằng kim để xác định xem có nhiễm trùng không.

Những phương pháp nào giúp điều trị áp-xe quanh amidan?

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh để điều trị áp-xe. Ngoài ra, họ có thể dẫn lưu mủ áp-xe để tăng tốc độ chữa lành.

Nếu bạn không thể ăn hoặc uống, bác sĩ có thể yêu cầu truyền dịch. Nếu quá đau, bạn có thể được cho dùng thuốc giảm đau.

Giống như viêm amidan hoặc viêm họng liên cầu khuẩn mãn tính, bác sĩ sẽ yêu cầu cắt amidan nếu áp-xe tái phát để tránh các biến chứng nghiêm trọng hơn.

Áp-xe quanh amidan có nguy hiểm không?

Áp-xe xung quanh amidan thường sẽ biến mất và không gây ra biến chứng nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu không điều trị, áp-xe có thể dẫn đến:

  • Tắc đường thở
  • Mất nước
  • Nhiễm trùng ở hàm, cổ hoặc ngực
  • Nhiễm trùng huyết
  • Viêm phổi
  • Viêm màng não
  • Viêm nội tâm mạc
  • Phòng ngừa

    Làm thế nào để phòng ngừa áp-xe quanh amidan?

    Phương pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa áp-xe quanh amidan là hạn chế những nguy cơ mắc phải: không hút thuốc lá, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, điều trị nhiễm trùng răng miệng và đúng cách.

    Kenshin.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

    >>>>>Xem thêm: Mùi hôi chân: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *