Dầu khoáng trong mỹ phẩm luôn bị “xoay quanh’ với những tranh cãi về việc khiến cho lỗ chân lông bị bít tắc, da đổ dầu nhiều và dễ sinh mụn. Song thực hư thế nào? Bạn có nên chăm sóc da bằng những loại mỹ phẩm chứa dầu khoáng hay không?
Bạn đang đọc: Dầu khoáng trong mỹ phẩm là gì? Có thực sự gây hại cho da như “đồn đoán”?
Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu về dầu khoáng trong mỹ phẩm là gì, có thực sự gây hại cho làn da và những lưu ý khi sử dụng. Điều này nhằm hạn chế tác dụng phụ không mong muốn khi dùng dầu khoáng, từ đó giúp cho làn da hưởng lợi bằng việc “khai thác” tối ưu hiệu quả khóa ẩm!
Nội Dung
- 1 Dầu khoáng trong mỹ phẩm là gì? Dầu khoáng trong mỹ phẩm tên gì?
- 2 Đối tượng sử dụng
- 3 Lợi ích của dầu khoáng trong mỹ phẩm đối với làn da
- 4 Cách chọn và sử dụng dầu khoáng trong mỹ phẩm đạt hiệu quả cao
- 5 Tác dụng không mong muốn
- 6 Dầu khoáng trong mỹ phẩm có gây ung thư da?
- 7 Dầu khoáng nên và không nên kết hợp với thành phần nào?
Dầu khoáng trong mỹ phẩm là gì? Dầu khoáng trong mỹ phẩm tên gì?
Dầu khoáng (còn gọi là “mineral oil”) là một chất hóa học không kê đơn được làm từ dầu thô tự nhiên đã qua chế biến, tinh khiết và được xử lý. Do đó, dầu khoáng có thể mang 1 số đặc điểm như:
- Nhớt, không màu, trong suốt, không mùi, không vị
- Không hòa tan trong nước và ethanol
- Có thể được bảo quản trong thời gian dài, ngay cả khi thời tiết nóng ẩm (do không dễ bị oxy hóa cho da)
- Giá thành rẻ, an toàn và ít khi gây kích ứng da
- Không chứa độc tố, tạp chất và các chất gây hại.
Một số loại mỹ phẩm chứa dầu khoáng bao gồm: tẩy trang, kem dưỡng da mặt, kem dưỡng thể, kem nền, thuốc mỡ, kem mắt, son dưỡng… đã có mặt trong nhiều nhãn hàng hiện nay.
Đối tượng sử dụng
Nều được dùng ở dạng tinh khiết và nồng độ phù hợp, dầu khoáng có thể mang lại khả năng dưỡng ẩm hiệu quả cho da. Tuy nhiên, làn da dầu hay dễ nổi mụn thì không nên sử dụng thành phần này vì cảm giác bết dính mà nó gây ra trên da.
Thông thường, dầu khoáng có thể dành cho các đối tượng:
- Có làn da khô: Nhờ đặc tính khóa ẩm tối ưu mà việc sử dụng dầu khoáng sẽ rất thích hợp để cải thiện tình trạng khô da nứt nẻ.
- Da nhạy cảm: Dầu khoáng là thành phần chăm sóc da khá lành tính, và cũng hiếm khi gây kích ứng da.
Lợi ích của dầu khoáng trong mỹ phẩm đối với làn da
Khác với các loại dầu thông thường đem đến tác dụng ngăn ngừa lão hóa da và chống oxy hóa cho da, dầu khoáng đóng vai trò như 1 thành phần giữ ẩm và dưỡng ẩm da. Sau đây là một số công dụng nổi trội của dầu khoáng đối với sức khỏe tổng thể làn da:
Tìm hiểu thêm: Những điều bạn cần biết để gìn giữ sức khỏe tim mạch
>>> Bạn có thể quan tâm: Lanolin là gì? Khám phá TOP 4 ứng dụng của Lanolin trong làm đẹp
Cách chọn và sử dụng dầu khoáng trong mỹ phẩm đạt hiệu quả cao
Đầu tiên bạn cần chọn mua các sản phẩm dầu khoáng từ các thương hiệu uy tín, nhằm tránh tồn đọng cặn do dầu khoáng chưa được tinh chế kỹ càng. Hãy thoa thử dầu khoáng lên 1 vùng da nhỏ ở cánh tay để kiểm tra phản ứng sản phẩm và hạn chế kích ứng.
>>>>>Xem thêm: Mạch máu tiền đạo là gì? Chẩn đoán và điều trị như thế nào?
Thời điểm tốt nhất để thoa dầu khoáng là vài phút sau khi tắm vì lúc đó làn da vẫn còn độ ẩm và dầu khoáng sẽ giúp khóa 1 phần độ ẩm trong da. Điều này giúp bạn duy trì làn da mềm mại và khỏe mạnh, đặc biệt là trong những tháng mùa đông hanh khô. Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ sản phẩm nào khác chứa thành phần dưỡng ẩm, chẳng hạn như axit hyaluronic hoặc các chất chống oxy hóa thì hãy dùng dầu khoáng ở bước chăm sóc da cuối cùng để giúp khóa độ ẩm tối ưu cho da.
Tác dụng không mong muốn
Dầu khoáng là một trong số ít những thành phần không gây ra bất kỳ loại phản ứng phụ nào trên da. Đó là lý do tại sao dầu khoáng có thể được khuyên dùng cho ngay cả làn da nhạy cảm. Tuy nhiên, với những ai có làn da bị mụn như: mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn đầu trắng,.. thì việc sử dụng các sản phẩm chứa dầu khoáng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mụn.
Mặc dù dầu khoáng có liên quan đến việc làm trầm trọng thêm mụn trứng cá, nhưng các nghiên cứu trên người đã không chỉ ra được khả năng sinh mụn từ thành phần này. Bởi vì dầu khoáng có kích thước phân tử lớn, nên nó bị hạn chế khả năng thâm nhập sâu vào làn da. Thay vào đó, dầu khoáng chỉ có thể hoạt động trên bề mặt da. Bản thân dầu khoáng có xu hướng tạo thành lớp bảo vệ trên da, giúp “niêm phong” và khóa ẩm lại 1 số thành phần nằm trên lớp cùng của biểu bì. Từ đó có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông nếu các thành phần này dễ làm bít tắc cho làn da.
Dầu khoáng trong mỹ phẩm có gây ung thư da?
Các loại dầu khoáng được sử dụng cho mục đích chăm sóc da là loại dầu tinh khiết, khác hẳn so với dầu khoáng công nghiệp. Khi được đưa vào các sản phẩm chăm sóc da, dầu khoáng cần phải được tinh chế để đem lại độ tinh khiết cao và tuyệt đối không được chứa chất gây ung thư cho người sử dụng.
>>> Bạn có thể quan tâm: Cồn trong mỹ phẩm tên gì? Có nên sử dụng cho làn da?
Dầu khoáng nên và không nên kết hợp với thành phần nào?
Vì thế, điều quan trọng là bạn cần phải biết xác định bảng thành phần của sản phẩm để đảm bảo không chứa bất kỳ các chất gây mụn nào, vì cách mà thành phần kết hợp thực sự rất quan trọng. Cụ thể là dầu khoáng không nên được kết hợp với Laureth 4, Sodium lauryl sulfate, Carrageenan – vốn là các thành phần dễ gây tắc lỗ chân lông. Ngược lại, bạn có thể kết hợp dầu khoáng với các thành phần có tính hút ẩm như glycerin và axit hyaluronic. Vì dầu khoáng chỉ có tác dụng khóa ẩm cho da mà không thể tự tạo ra độ ẩm, nên hiệu quả sẽ không thể kéo dài.
Do đó, việc sử dụng kết hợp glycerin và axit hyaluronic sẽ giúp hút ẩm cho da, trong khi dầu khoáng thì niêm phong giữ độ ẩm của làn da. Bạn nên dùng các sản phẩm chứa axit hyaluronic và glycerin trước, sau đó mới khóa ẩm cho da bằng dầu khoáng.
Trong quá trình dùng dầu khoáng trong mỹ phẩm, nếu phát hiện trên da nổi các loại mụn trứng cá, mụn đầu đen,.. bạn nên ngay lập tức ngừng sử dụng. Như đã đề cập, mặc dù dầu khoáng vẫn chưa được chứng minh có khả năng gây mụn cho da hay không, nhưng bạn vẫn nên chú ý quan sát những thay đổi của da để ngăn tình trạng mụn tồi tệ hơn. Ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường trên làn da, bạn nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác vấn đề về da.