Nám da tay: Nguyên nhân và 7 cách điều trị tại nhà

Nám da tay: Nguyên nhân và 7 cách điều trị tại nhà

Nám da tay: Nguyên nhân và 7 cách điều trị tại nhà

Nám da tay thường để lại các đốm nhỏ tối màu, tạo thành từng mảng hoặc theo từng nốt trên da. Tình trạng bị nám da tay xuất hiện khi bạn thường để tay trần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là ở mu bàn tay. Tại đây, các vết nám cũng sẽ đậm màu hơn so với các khu vực da còn lại.

Bạn đang đọc: Nám da tay: Nguyên nhân và 7 cách điều trị tại nhà

Cùng tham khảo nguyên nhân và 7 cách trị nám tay tại nhà qua bài viết dưới đây!

Nám da tay là tình trạng gì?

Nám da tay là tình trạng xuất hiện những mảng màu nâu nhạt, nâu sẫm trên bàn tay. Chúng thường xuất hiện dưới dạng các mảng đốm phẳng như tàn nhang. Đây là hiện tượng tăng sắc tố da do tăng sinh melanin trong da.

Nám da tay có thể xuất hiện ở nhiều vị trí như: mu bàn tay, ngón tay,…Tình trạng rối loạn sắc tố này do nhiều nguyên nhân gây ra không chỉ vì tuổi tác.

Nám da tay: Nguyên nhân và 7 cách điều trị tại nhà

Nguyên nhân bị nám da ở tay

Màu da của mỗi người được quyết định bởi các sắc tố melanin. Thông thường, melanin sẽ phân bố đều dưới lớp biểu bì da, tuy nhiên đối với trường hợp nám da tay, melanin bị sản sinh quá mức và chỉ tập trung vào phần tay.

Sự gia tăng quá mức các hắc sắc tố melanin chính là nguyên nhân gây ra nám da tay. Dưới đây là tổng hợp các nguyên nhân hàng đầu góp phần sản sinh melanin, ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ của làn da tay.

>>> Tìm hiểu: Bệnh nám da là gì? Triệu chứng & thuốc

1. Tác động từ ánh nắng mặt trời

Tia cực tím là “thủ phạm” trực tiếp gây nên tình trạng bị nám ở tay. Khi da tay tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tia cực tím sẽ kích thích các tế bào bạch cầu sản sinh ra nhiều melanin, để bảo vệ da khỏi tác hại từ mặt trời. 

Nám da tay: Nguyên nhân và 7 cách điều trị tại nhà

Tuy nhiên, theo thời gian, lượng melanin tích tụ ngày càng nhiều, nhưng lại không được đào thải, khiến bị nám ở tay và sạm màu. Điều này lý giải tại sao khi chúng ta ra ngoài nắng thì các vết nám da tay lại trở nên sậm màu hơn, và nám da tay cũng thường phát triển mạnh vào mùa hè.

2. Rối loạn nội tiết tố

Khi mang thai, phụ nữ có những chuyển biến thay đổi nội tiết tố đáng kể. Nồng độ hormone ở nữ giới thường không ổn định. Từ đó có thể khiến sự sản sinh melanin bị rối loạn, dẫn đến nám da tay.

Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thuốc tăng cường hormone cũng là nguyên nhân chính gây nên sự thay đổi bất thường nội tiết tố ở nữ. Sử dụng lâu dài có thể khiến làn da bị nám, không chỉ ở da tay mà có thể phân bố ở các khu vực da khác trên cơ thể.

3. Di truyền

Nếu trong gia đình bạn có tiền sử bị nám da tay thì xác suất cao có thể bạn cũng gặp tình trạng này. Nám da thường phổ biến đối với những người có người thân cùng huyết thống mắc bệnh này, tuy nhiên hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định nám da có tính di truyền.

5. Sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da

Một số loại hóa chất độc hại có trong mỹ phẩm có thể khiến da mỏng, bị bào mòn, giảm lượng collagen và elastin. Từ đó, dẫn đến việc da dễ bắt nắng, trở nên sạm, nám da tay và làn da không đều màu.

7 cách trị nám da tay bằng thiên nhiên an toàn, tiện lợi

Dù rất muốn thử các sản phẩm chăm sóc da để khắc phục các mảng da sẫm màu, nổi đốm nâu trên tay, nhưng bạn lại lo ngại làn da sẽ gặp kích ứng nếu sản phẩm không phù hợp. Vậy hãy cùng Kenshin.vn tham khảo thử 6 cách trị nám da tay an toàn sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên lành tính, dễ tìm mua mà vẫn đạt hiệu quả.

1. Nghệ + sữa tươi

Nám da tay: Nguyên nhân và 7 cách điều trị tại nhà

Nghệ và sữa giúp trị da tay bị nám

Với tinh chất curcumin, nghệ đóng vai trò như một chất chống oxy hóa mạnh, giúp đem lại làn da tay sáng và đều màu hơn. Trộn sữa tươi và bột nghệ theo tỷ lệ 1:2 rồi thoa hỗn hợp lên các khu vực da bị ảnh hưởng. Sau đó rửa sạch vùng da nám bằng nước ấm. Bạn hãy lặp lại thao tác này đều đặn mỗi ngày để đạt kết quả tốt nhất.

2. Chanh

Chanh là một trong những biện pháp trị nám da tay tự nhiên, giúp cải thiện các rối loạn liên quan đến vấn đề da. Ngoài ra, chanh cũng thường được biết đến với khả năng làm trắng da, đẩy lùi sự xâm nhập từ các hắc tố melanin. Bạn thoa chanh lên vùng da tay bị nám, sau đó giữ nguyên trong vòng 20 phút và rửa sạch lại bằng nước ấm. Thực hiện quá trình này thường xuyên và bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt rõ rệt chỉ trong 3 tuần.

>>> Bạn có thể quan tâm: 7 cách làm sáng da tay và chân bằng thực phẩm tự nhiên

3. Đu đủ + mật ong

Cả đu đủ sống và đu đủ chín đều chứa thành phần enzyme papain có thể được sử dụng để chữa các bệnh về da khác nhau. Bên cạnh đó, sữa chua lại có khả năng giữ ẩm da và làm sáng màu da. Kết hợp đu đủ trị nám và sữa chua với nhau không chỉ giúp trị nám da tay mà còn dưỡng ẩm và làm đều màu da hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: Bà bầu ăn táo tàu có tốt không, có bổ không?

Nám da tay: Nguyên nhân và 7 cách điều trị tại nhà
Trị da tay bị nám bằng đu đủ

Đu đủ được gọt vỏ, rửa sạch, thái lát và nghiền 1 vài miếng vào máy xay sinh tố. Trộn đu đủ đã xay nhuyễn chung với mật ong và làm sạch da tay. Sau đó thoa hỗn hợp lên các vùng da bị ảnh hưởng và lưu lại trong 20 phút. Duy trì lặp lại thao tác này 1 lần/ tuần và kéo dài trong khoảng từ 2-3 tháng.

4. Cách trị nám da tay bằng nha đam

Với thành phần collagen và vitamin, nha đam tươi có công dụng ức chế sự phát triển sắc tố melanin, từ đó giúp làm sáng màu da và trị nám da tay hữu hiệu. Bạn có thể bắt đầu với việc thoa gel nha đam lên da tay và giữ nguyên trong khoảng 20 phút, và rửa tay lại bằng nước sạch. Thực hiện đều đặn từ 2-3 lần/ tuần để sớm sở hữu làn da sạch mịn, mờ nám.

5. Sữa tươi + cam

Nám da tay: Nguyên nhân và 7 cách điều trị tại nhà

Cam là loại trái cây được nhiều chuyên gia đánh giá cao về hàm lượng vitamin C và acid lactic. Hai thành phần này đều đem lại rất nhiều dưỡng chất cho làn da, giúp xóa mờ vết nám da tay và cải thiện vùng da tối màu.

Đầu tiên bạn vắt cam lấy nước ép rồi hòa cùng với 200 ml sữa tươi không đường. Tiếp tục khuấy đều tay để hỗn hợp hòa quyện vào nhau. Vệ sinh làn da tay trước khi dùng hỗn hợp này trị nám. Sau đó, thoa hỗn hợp này lên toàn bộ vùng da tay bị nám, để yên trong 10 phút và sau đó rửa lại bằng nước ấm. Thực hiện liên tục từ 2-3 lần/ tuần cho đến khi da trắng sáng, đều màu trở lại.

6. Giấm táo

Giấm táo có chứa axit axetic tự nhiên, hoạt động như một chất tẩy rửa giúp hạn chế các tình trạng nám da. Sau khi tiếp xúc nhiều lần với axit này, lớp da trên cùng sẽ bắt đầu bong tróc và tự bong ra khỏi mô bên dưới.

Lưu ý bạn cần pha loãng giấm với nước hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác như mật ong, cũng như rửa sạch lại với nước, vì nguyên liệu này có thể gây kích ứng nghiêm trọng, đặc biệt nếu tiếp xúc với mắt.

7. Chiết xuất cam thảo

Chiết xuất cam thảo có tác dụng làm trắng làn da bị đổi màu. Bạn có thể thoa chiết xuất cảm theo lên da hoặc tìm các sản phẩm từ rễ cam thảo để uống sẽ thấy hiệu quả rõ rệt hơn. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều để tránh một số tác dụng phụ nghiêm trọng.

Ngoài các thành phần tự nhiên trên, bạn có thể tham khảo các thành phần trị nhám như Hydroquinone

>>> Bạn có thể quan tâm: 7 mặt nạ trị nám tự nhiên an toàn tại nhà

Lưu ý khi trị nám da tay

Chỉ bằng cách trị nám da tay bằng thiên nhiên thôi thì vẫn chưa đủ, ngoài ra bạn cần tuân theo một số các biện pháp sau để hỗ trợ việc trị nám da hiệu quả hơn.

  • Thoa kem chống nắng. Bạn đừng quên các vùng da trên cơ thể cũng cần được bảo vệ khi ra ngoài trời nắng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị nên sử dụng kem chống nắng phổ rộng có chỉ số chống nắng SPF ít nhất là 30 và nên thoa kem 20 phút trước khi ra khỏi nhà. Bên cạnh đó, bạn có thể dặm lại sau mỗi 2h hoặc sau khi bơi, tập thể dục hay làm việc. Ưu tiên chọn các loại kem chống nắng có chứa zinc oxide và titanium oxide.

Nám da tay: Nguyên nhân và 7 cách điều trị tại nhà

  • Mặc quần áo chống nắng: Mặc quần áo dài tay, đeo găng tay, mũ rộng vành để che chắn làn da, tránh da bị cháy nắng, dễ bị thâm nám.
  • Dưỡng ẩm da tay. Dưỡng ẩm là điều cần thiết giúp khôi phục hàng rào lipid, cải thiện da tay bị khô và bảo vệ da khỏi tác hại từ ánh nắng.
  • Kiểm tra thành phần mỹ phẩm trước khi sử dụng: Các hóa chất độc hại có trong mỹ phẩm như paraben, cồn, formaldehyt và sulfat có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nám da.
  • Chọn những nơi có bóng râm khi ra ngoài đường. Nếu bạn có việc cần ra đường, nên chọn những nơi có bóng râm, nhiều cây xanh che phủ bất cứ khi nào có thể. Tốt nhất là bạn nên hạn chế ra đường trong khoảng thời gian từ 10h sáng – 4h chiều vì lúc này cường độ ánh nắng sẽ đạt đỉnh, khiến da nhạy cảm hơn với tia UV.
  • Bổ sung các chất chống oxy hóa trong chế độ ăn. Bạn nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chống oxy hóa, bao gồm:
  • Quả mọng, rau xanh và trái cây họ quýt.
  • Ngũ cốc nguyên hạt, hàu, quả hạch Brazil và các sản phẩm từ sữa cung cấp hàm lượng kẽm và selen – những khoáng chất chống oxy hóa, giúp cải thiện nám da hiệu quả.
  • Omega-3 cũng là một chất chống oxy hóa tuyệt vời thường được tìm thấy trong cá nước ngọt và hạt lanh. Quả bơ, măng tây và rau bina cũng chứa hàm lượng glutathione cũng có khả năng giúp khắc phục nám da tay.

>>> Đọc thêm: Trị nám da hiệu quả bằng nguyên liệu có ngay trong bếp

Tóm lại, điều tiên quyết bạn cần nhớ để cải thiện tình trạng nám da tay là bạn cần che chắn, chăm sóc làn da tay thật kỹ khỏi tác hại của ánh nắng. Nếu bạn đã thử các cách trị nám da tay bằng thiên nhiên nhưng vẫn không nhận thấy kết quả rõ rệt, bạn nên thăm khám bác sĩ để tìm ra các phương pháp trị nám khác thay thế tốt hơn.  

Bạn có thể quan tâm:

Nám da tay: Nguyên nhân và 7 cách điều trị tại nhà

>>>>>Xem thêm: Tổng hợp 18 mẹo giúp cải thiện chất nhầy cổ tử cung để dễ thụ thai

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *