Chướng bụng đầy hơi: Nguyên nhân và cách điều trị

Chướng bụng đầy hơi: Nguyên nhân và cách điều trị

Chướng bụng đầy hơi: Nguyên nhân và cách điều trị

Chướng bụng đầy hơi thường gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt của người bệnh. Để giải quyết triệt để vấn đề này, bạn cần xác định nguyên nhân gây ra bệnh.

Bạn đang đọc: Chướng bụng đầy hơi: Nguyên nhân và cách điều trị

Thông thường, chướng bụng đầy hơi sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu. Không những thế, tình trạng này còn ảnh hưởng đến sự tự tin ở phụ nữ khi ra ngoài. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể dễ dàng giải quyết dấu hiệu phổ biến trên khi đã xác định rõ nguyên nhân cơ bản.

Chướng bụng đầy hơi phát sinh do đâu?

Theo thống kê, một số nguyên nhân đầy bụng khó tiêu có khả năng bắt nguồn từ:

  • Nấm men đường ruột phát triển quá mức
  • Tình trạng không dung nạp thực phẩm
  • Bệnh Celiac (mẫn cảm hoặc không dung nạp gluten)
  • Kháng insulin
  • Phối hợp thực phẩm không đúng cách
  • Ăn uống không đúng giờ
  • Thiếu men tiêu hóa, bao gồm cả tình trạng không dung nạp đường sữa
  • Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột (vi sinh vật phát triển quá mức hoặc xuất hiện ký sinh trùng)

Một số trường hợp như không dung nạp thực phẩm, gluten hay kháng insulin sẽ cần xét nghiệm trước khi phương hướng điều trị được quyết định. Đối với các tình huống còn lại, bác sĩ thường điều trị dựa trên triệu chứng và bệnh sử của bạn.

Cách chữa đầy hơi chướng bụng: làm sao để hiệu quả?

Trong thời gian chờ đợi xác định nguyên nhân chướng bụng đầy hơi, bạn có thể thử một số biện pháp khắc phục tại nhà nhằm thuyên giảm các triệu chứng khó chịu.

Tùy vào nguyên nhân, bạn sẽ có nhiều cách chữa đầy hơi chướng bụng khác nhau, chẳng hạn như:

Nấm men đường ruột phát triển quá mức

Chướng bụng đầy hơi: Nguyên nhân và cách điều trị

Thực tế, vấn đề nấm men đường ruột phát triển quá mức tương đối phổ biến. Chúng thường phát sinh bởi việc dùng kháng sinh trong thời gian dài hoặc thường xuyên. Một số loại kháng sinh gây tác dụng phụ, khiến hệ thực vật tiêu hóa của bạn thay đổi, tạo điều kiện cho nấm men đường ruột phát triển mạnh.

Một lượng lớn men tồn tại trong hệ tiêu hóa sẽ tạo khí do quá trình lên men thực phẩm. Từ đó, bạn sẽ cảm thấy chướng bụng đầy hơi. Một số dấu hiệu khác của tình trạng nấm men đường ruột phát triển quá mức gồm:

  • Thèm đường, tinh bột
  • Có xu hướng ăn nhạt
  • Sương mù não
  • Mệt mỏi
  • Nhiễm nấm âm đạo hoặc da

Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột bằng cách:

  • Áp dụng chế độ ăn uống không đường (bao gồm cả tinh bột)
  • Sử dụng thuốc hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe để diệt nấm men
  • Bổ sung hệ vi khuẩn đường ruột bằng men vi sinh

Không dung nạp thực phẩm

Chướng bụng đầy hơi: Nguyên nhân và cách điều trị

Thực phẩm không dung nạp thường là:

  • Sữa
  • Trứng
  • Một số trái cây như chuối, cam, quýt, thơm (dứa)
  • Các loại hạt (hạnh nhân hoặc đậu phộng)
  • Lúc mì
  • Ngô (bắp)

Khác với dị ứng thực phẩm, chứng không dung nạp thực phẩm gây căng thẳng miễn dịch và viêm, từ đó kích thích đường ruột và phát sinh khí (hơi) tại đây.

Đối với trường hợp này, bạn sẽ cần xét nghiệm máu để nhận kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng này gồm:

  • Tiền sử dị ứng
  • Bệnh chàm
  • Hen suyễn
  • Bệnh sử gia đình mắc bệnh tự miễn
  • Rối loạn tiêu hóa

Sau khi bạn loại bỏ nhóm thực phẩm mà cơ thể không dung nạp được ra khỏi thực đơn hàng ngày, dấu hiệu chướng bụng đầy hơi sẽ cải thiện trong 4–6 tuần sau đó.

Bệnh Celiac

Chướng bụng đầy hơi: Nguyên nhân và cách điều trị

Những người mắc bệnh Celiac (không dung nạp gluten) thường có các triệu chứng khó chịu như:

  • Chướng bụng đầy hơi
  • Táo bón
  • Tiêu chảy

Hiện nay, các chuyên gia đã có nhiều phương pháp chẩn đoán chứng không dung nạp gluten. Ngoài các xét nghiệm y tế, hàm lượng vitamin B12 của một người không ăn chay trường kỳ quá thấp cũng là dấu hiệu cho thấy người đó đang mắc bệnh Celiac.

Nếu nghi ngờ gluten là nguyên nhân khiến bạn chướng bụng đầy hơi, bạn có thể không ăn gluten trong năm tuần. Sau đó, hãy tiếp tục bổ sung nó vào các bữa ăn hàng ngày như cũ để quan sát phản ứng cơ thể. Bạn có thể thay thế gluten bằng gạo, bí đao hay khoai lang.

Kháng insulin

Chướng bụng đầy hơi: Nguyên nhân và cách điều trị

Insulin là hormone sinh ra ở tuyến tụy phản ứng với glucose (đường) trong máu. Khi hormone này sinh ra ở người khỏe mạnh, insulin sẽ kích hoạt tế bào cơ thể sử dụng glucose từ máu. Tình trạng kháng insulin xuất hiện bởi hai lý do sau:

  • Tế bào không phản ứng với tín hiệu insulin
  • Tế bào phản ứng yếu với tín hiệu insulin

Trong trường hợp này, tuyến tụy sẽ tiếp tục tăng cường sản xuất insulin. Tuy nhiên vì insulin dường như “vô hiệu hóa”, lượng đường trong máu vẫn tăng dần theo thời gian và gây ra đái tháo đường.

Các triệu chứng phổ biến của kháng insulin bao gồm:

  • Tăng cân không kiểm soát (thường nhanh trong khoảng thời gian 2–3 năm)
  • Thèm đồ ngọt và thực phẩm giàu tinh bột
  • Tăng khẩu vị ăn uống
  • Cảm thấy mệt mỏi và chướng bụng đầy hơi sau bữa ăn

Nếu bạn bắt gặp các dấu hiệu trên hoặc gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường, tỷ lệ kháng insulin ở bạn tương đối cao. Để chẩn đoán chính xác nhất, bạn có thể đến bệnh viện làm xét nghiệm máu.

Chế độ ăn uống và thường xuyên rèn luyện thể chất là phương pháp điều trị kháng insulin hiệu quả nhất. Đối với việc ăn uống, bạn nên giảm thiểu lượng tinh bột (carbohydrate) và chú trọng vào protein, chất xơ cũng như chất béo lành mạnh.

Bạn có thể quan tâm: Bệnh đái tháo đường gây tổn thương gân như thế nào

Phối hợp thực phẩm không đúng cách

Tìm hiểu thêm: Dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương

Chướng bụng đầy hơi: Nguyên nhân và cách điều trị

Trong mỗi bữa ăn, bạn thường kết hợp nhiều loại thực phẩm với nhau, thay vì chỉ ăn một loại duy nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách phối hợp món ăn hợp lý. Các thực phẩm kết hợp với nhau không đúng cách sẽ gây cản trở cho quá trình tiêu hóa, dẫn đến tình trạng đầy bụng khó tiêu.

Nguyên tắc đầu tiên khi phối hợp thực phẩm là không ăn trái cây với bất kỳ thực phẩm nào khác, đặc biệt là những món giàu protein. Chẳng hạn như, bạn không nên ăn dưa hoặc salad trái cây sau khi vừa dùng cá.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý không kết hợp protein và tinh bột với nhau. Điều này tương đối khó khăn với những người ăn chay trường. Tuy nhiên, đối với những người ăn mặn, bạn hãy thử tách riêng các món giàu tinh bột và protein để quan sát phản ứng của cơ thể. Theo các chuyên gia, điều này sẽ giảm bớt áp lực hoạt động ở hệ tiêu hóa. Bạn có thể tham khảo thực đơn hàng ngày dưới đây:

  • Bữa sáng: nước ép trái cây
  • Bữa ăn nhẹ giữa buổi sáng: các loại hạt
  • Bữa trưa: thịt đỏ, thịt gia cầm, cá và nhiều rau xanh
  • Bữa tối: giàu tinh bột, có thể là khoai lang nướng

Ăn uống không đúng giờ

Chướng bụng đầy hơi: Nguyên nhân và cách điều trị

Một yếu tố khác ảnh hưởng đến chướng bụng đầy hơi là ăn uống không điều độ. Quá trình tiêu hóa cũng như các phản ứng trao đổi chất trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nếu như bạn:

  • Để bụng rỗng quá lâu
  • Ăn quá trễ, dẫn đến tình trạng dạ dày chứa một lượng lớn thức ăn trong lúc ngủ

Ngoài ra, bỏ bữa sáng rồi ăn bù vào bữa trưa hầu như luôn gây chướng bụng đầy hơi. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và bắt đầu dùng caffeine để duy trì năng suất vào buổi chiều.

Cơ thể chúng ta, cụ thể hơn là hệ tiêu hóa, sẽ hoạt động tốt nhất nếu bạn có thời gian biểu hợp lý cho việc ăn uống. Chẳng hạn như, hãy ăn sáng trong vòng một giờ sau khi thức dậy, dùng bữa trưa vào khoảng giữa ngày và thưởng thức bữa tối trước 19 giờ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung thêm các bữa nhẹ vào giữa buổi sáng hoặc xế chiều nếu cần thiết.

Thiếu men tiêu hóa

Chướng bụng đầy hơi: Nguyên nhân và cách điều trị

Enzyme tiêu hóa sản sinh từ tuyến tụy chịu trách nhiệm phân hủy thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản để cơ thể hấp thụ. Các enzyme có thể “cắt ngắn” protein, carbohydrate và lipid (chất béo).

Trong một số trường hợp, cơ thể bạn có nguy cơ không sản xuất đủ enzyme tiêu hóa vì nhiều lý do. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng đầy bụng khó tiêu cũng như nhu động ruột không đều. Sự thiếu hụt các enzyme tiêu hóa có khả năng phát sinh bởi:

  • Chứng không dung nạp thực phẩm gây viêm nhẹ trong đường ruột
  • Sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột, nấm men hoặc sự hiện diện của ký sinh trùng
  • Nồng độ axit trong dịch dạ dày thấp
  • Căng thẳng lâu ngày
  • Cơ quan lão hóa theo thời gian

Không dung nạp đường sữa cũng là một dạng thiếu hụt enzyme tiêu hóa. Trong tình huống này, cơ thể sẽ không tổng hợp đủ enzyme lactase để phân giải đường sữa, gây ra vấn đề tiêu hóa kém sữa và các sản phẩm từ sữa.

Bạn có thể kiểm tra liệu bản thân có rơi vào trường hợp này không bằng hai cách:

  • Thực hiện xét nghiệm hơi thở.
  • Thử không dùng sữa và các chế phẩm của nó trong hai tuần. Sau đó, bắt đầu dùng trở lại và quan sát phản ứng của cơ thể.

Một giải pháp tạm thời cho chứng không dung nạp đường sữa là bổ sung enzyme tiêu hóa trong bữa ăn và hạn chế các sản phẩm liên quan đến sữa. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tìm hiểu và điều trị tận gốc vấn đề, giúp cơ thể có thể tự tổng hợp đủ enzyme tiêu hóa.

Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột

Chướng bụng đầy hơi: Nguyên nhân và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Tật cắn móng tay có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Hệ vi khuẩn đường ruột có thể mất cân bằng bởi nhiều yếu tố, ví dụ như:

  • Sự phát triển quá mức của nấm men đường ruột
  • Vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào hệ tiêu hóa
  • Sự hiện diện của ký sinh trùng ở các cơ quan tiêu hóa

Trong trường hợp này, bên cạnh chướng bụng đầy hơi, bạn còn có bị:

  • Tiêu chảy
  • Giảm cân không chủ ý
  • Suy nhược cơ thể

Để kiểm tra tình trạng vi khuẩn đường ruột, bạn sẽ cần làm một số xét nghiệm chuyên sâu, chẳng hạn như phân tích phân và nước tiểu. Điều này giúp bác sĩ xác định chính xác chủng vi sinh nào đang phát triển vượt tầm kiểm soát. Từ đó, việc điều trị cũng sẽ đơn giản hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *