Thuốc điều trị rối loạn lo âu: Loại nào phổ biến?

Thuốc điều trị rối loạn lo âu: Loại nào phổ biến?

Thuốc điều trị rối loạn lo âu: Loại nào phổ biến?

Dùng thuốc điều trị rối loạn lo âu là một trong những phương pháp điều trị căn bệnh này. Những loại thuốc nào thường được sử dụng, tác dụng phụ ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu!

Bạn đang đọc: Thuốc điều trị rối loạn lo âu: Loại nào phổ biến?

Rối loạn lo âu là một dạng bệnh tâm thần ở mức độ nhẹ. Khi bị rối loạn lo âu, người bệnh thường có phản ứng sợ hãi, lo lắng, hoảng loạn quá mức trước một sự vật, sự việc bất kỳ. Rối loạn lo âu thường đi kèm với các vấn đề thể chất như tim đập mạnh, đổ mồ hôi, căng cơ, tức ngực… gây phiền phức đến cuộc sống thường ngày. 

Xem thêm

Giúp bạn đánh giá sức khỏe tâm thần bằng bài test rối loạn lo âu

3 nguyên nhân gây rối loạn lo âu thường gặp

  • Di truyền: Các nhà tâm lý học tại Mỹ đã chứng minh nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ bị hội chứng rối loạn lo âu thì con cái sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
  • Ảnh hưởng từ môi trường sống: Cụ thể là những người thường xuyên bị áp lực và căng thẳng trong cuộc sống, công việc… sẽ tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu.
  • Tâm lý: Những cú sốc tâm lý khi còn nhỏ cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ra chứng rối loạn lo âu. 

Các loại rối loạn lo âu thường gặp

Trước khi tìm hiểu về các thuốc điều trị rối loạn lo âu, bạn cần hiểu rõ các loại rối loạn lo âu mà người bệnh thường gặp.

Thuốc điều trị rối loạn lo âu: Loại nào phổ biến?

  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: Hay còn gọi là OCD (Obsessive-Compulsive Disorder), những người mắc OCD thường hay nghi ngờ, bị ám ảnh về việc bị lây bệnh, luôn muốn lau chùi, sắp xếp đồ đạc theo trật tự. Người bệnh còn hay bị suy nghĩ, lo lắng thái quá về những vấn đề cuộc sống đến nỗi phải có những hành vi cưỡng chế để giải quyết những suy nghĩ ấy. Người bệnh biết suy nghĩ ấy là không đúng nhưng không thể dừng suy nghĩ ấy được. Theo thống kê của các chuyên gia, có 0.05% dân số trên thế giới mắc hội chứng OCD, bệnh gặp nhiều hơn ở những đối tượng thuộc tầng lớp trình độ cao. 
  • Rối loạn lo âu lan tỏa: Biểu hiện của hội chứng này là người bệnh luôn lo lắng, căng thẳng bất kể hoàn cảnh. Chứng bệnh thường kèm theo căng cơ, mệt mỏi, bực tức, dễ cáu gắt, khó đi vào giấc ngủ, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. 

Bạn có thể đọc thêm: Rối loạn lo âu lan tỏa: Điều trị sao cho hiệu quả

  • Rối loạn hoảng loạn: Những người bị bệnh này luôn bị cảm giác sợ hãi tột độ chi phối. Tuy cơn hoảng sợ thường ngắn nhưng sẽ gây ra các triệu chứng nặng như đau tim, khó thở, tức ngực. 
  • Rối loạn lo âu xã hội: Là hội chứng chỉ những người luôn có mối lo âu quá mức với các tình huống xã hội thường ngày. Những người mắc bệnh không thích giao lưu, kết bạn vì bị ám ảnh về việc bẽ mặt trước đám đông nếu không ứng xử khéo léo. 

Điều trị rối loạn lo âu ở đâu?

Thông thường, bạn có thể điều trị bệnh rối loạn lo âu ở các bệnh viện hoặc cơ sở y tế có chuyên khoa tâm thần. Một số nơi điều trị rối loạn lo âu bạn có thể tham khảo bao gồm:

  • Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cơ sở 1 – Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TPHCM
  • Bệnh viện Tâm thần TP HCM – Địa chỉ: 766 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, TPHCM 
  • Bệnh viện Tâm thần Trung Ương I – Địa chỉ: Hòa Bình, Thường Tín, Hà Nội 
  • Bệnh viện Bạch Mai – Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.

Các loại thuốc trị rối loạn lo âu

Tìm hiểu thêm: Thuốc phá thai: Những điều cần biết để sử dụng đúng cách

Thuốc điều trị rối loạn lo âu: Loại nào phổ biến?

Rối loạn lo âu uống thuốc gì? Tùy vào tình hình của bệnh nhân, thường sẽ kê 2 loại thuốc chống rối loạn lo âu như sau:

  • Benzodiazepin có tác dụng giảm sự lo lắng bằng cách tăng hoạt động của gamma aminobutyric acid (GABA) – một axit amin tự nhiên hoạt động như một chất ức chế dẫn truyền thần kinh. Tuy nhiên, Benzodiazepin có khả năng gây nghiện nên bác sĩ thường chỉ kê cho cho bệnh nhân sử dụng trong thời gian ngắn. 
  • Buspirone là thuốc trị rối loạn lo âu bằng cách đồng vận một phần receptor của serotonin – một chất thần dẫn truyền kinh trung ương và ngoại biên có tác dụng ức chế các dấu hiệu lo âu, giúp bệnh nhân bớt lo âu, giảm cảm giác bồn chồn, khó chịu, đổ mồ hôi, tim đập mạnh.

Bạn tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nếu không có sự tư vấn của bác sĩ. 

Có nên dùng thuốc trị rối loạn lo âu không?

Chứng rối loạn lo âu càng được chữa sớm càng dễ điều trị. Ở giai đoạn nặng, bệnh không chỉ khó chữa dứt điểm mà còn gây nhiều phiền phức, bất tiện, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như các mối quan hệ của người bệnh. Ngoài ra điều trị còn giúp ngăn ngừa tái phát sau này.

Bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn hoặc thực hiện bài test rối loạn lo âu để chẩn đoán bệnh. Bạn có thể dùng thuốc giải lo âu hoặc thảo dược chữa rối loạn lo âu nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. 

 Lưu ý rằng đây là rối loạn do tình trạng thay đổi các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ nên việc điều trị bắt buộc cần dùng thuốc, các liệu pháp tâm lí chỉ là điều trị hỗ trợ.

Xem thêm

Rối loạn lo âu có tự khỏi được không? Phương pháp điều trị

Tác dụng phụ của thuốc điều trị rối loạn lo âu

Thuốc chống rối loạn lo âu có thể gây ra những tác dụng phụ sau: 

  • Buồn nôn: Cơn buồn nôn có thể đến ngay trong tuần đầu sử dụng thuốc. Khi cơ thể thích ứng với thuốc, cơn buồn nôn sẽ giảm dần. Nếu buồn nôn kéo dài bạn nên báo với bác sĩ để được đổi thuốc. 
  • Tăng cân: Một số thành phần trong thuốc trị rối loạn lo âu giúp bạn ăn uống ngon miệng, tâm trạng vui vẻ nên dễ tăng cân.
  • Rối loạn tình dục: Bạn có thể sẽ bị cương dương khó kiểm soát, giảm khoái cảm khi quan hệ, lâu xuất tinh. Tình trạng này có thể kéo dài trong suốt quá trình dùng thuốc. Tuy nhiên, bạn có thể liên hệ bác sĩ để được điều chỉnh và hỗ trợ.
  • Buồn ngủ, mệt mỏi: Triệu chứng này đa phần chỉ xuất hiện trong tuần đầu sử dụng thuốc trị rối loạn lo âu. Sau đó, cơ thể sẽ tự điều chỉnh để thích nghi với thuốc.
  • Khô miệng: Bạn sẽ luôn thấy khô miệng, muốn uống nước dù không hề khát. Lúc này, bạn có thể uống nhiều nước, nhai kẹo cao su hoặc ăn trái cây… để khắc phục. Tác dụng phụ này cũng sẽ giảm dần sau 1 tuần dùng thuốc.
  • Táo bón: Một số loại thuốc trị rối loạn lo âu gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động trao đổi chất của các cơ quan trong cơ thể. Bạn có thể tự khắc phục bằng cách bổ sung rau xanh, chất xơ, uống nhiều nước để các cơ quan vận hành êm ái hơn. 

Cách hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu 

Thuốc điều trị rối loạn lo âu: Loại nào phổ biến?

>>>>>Xem thêm: Cách tính ngày rụng trứng để tránh thai tự nhiên, an toàn

Có nhiều cách hỗ trợ quá trình điều trị rối loạn lo âu để bạn nhanh chóng khỏi bệnh, bao gồm: 

  • Thay đổi lối sống: Bạn cần dành thời gian để cơ thể nghỉ ngơi bằng cách hoạt động như chơi thể thao, thư giãn, nuông chiều sở thích cá nhân. Đồng thời, bạn cũng cần học cách xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, đủ chất, tránh xa rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác. 
  • Trị liệu tâm lý: Về cơ bản, rối loạn lo âu là một dạng bệnh tâm thần. Chính vì thế, cách hiệu quả để chữa dứt điểm rối loạn lo âu là trị liệu tâm lý. 

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thuốc trị rối loạn lo âu và cách điều trị hiệu quả. Chúc bạn nhanh chóng chữa dứt điểm rối loạn lo âu để nâng cao chất lượng cuộc sống. Nếu bạn thấy bài viết cung cấp những kiến thức hữu ích, hãy chia sẻ đến người thân, bạn bè nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *