Cam không chỉ là thức quả thơm ngon mà còn mang cung cấp vô số những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Thế nhưng, liệu người bệnh tiểu đường type 2 có ăn được cam hay không? Mời bạn tham khảo ngay bài viết sau để rõ nhé!
Bạn đang đọc: Bệnh tiểu đường ăn được cam không: Xem ngay để biết!
Ai cũng biết trái cây là nguồn cung cấp dinh dưỡng rất tốt nhưng với người bệnh tiểu đường thì không phải loại quả nào cũng dùng được. Bởi họ e ngại hoa quả có vị quá ngọt sẽ làm tăng mức đường huyết gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hiểu được điều này, Kenshin.vn chia sẻ đến bạn thông tin liệu người bệnh tiểu đường ăn cam được không hay người bệnh tiểu đường uống nước cam được không và cách để ăn cam an toàn nhé!
Nội Dung
Giải đáp: Người bệnh tiểu đường có ăn được cam không?
Thực tế, người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn được cam nhưng không được vượt quá ngưỡng cho phép. Bởi so về bản chất, cam vẫn chứa một lượng đường nhất định, cụ thể 100g cam chứa khoảng 12 – 15g đường. Bệnh nhân đái tháo đường nếu lỡ ăn quá nhiều cam sẽ khiến lượng đường huyết tăng vọt làm tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng khôn lường.
Bù lại, người bệnh tiêu thụ cam có chừng mực sẽ nhận được những lợi ích sau:
- Tăng cường sức đề kháng: Cam là nguồn cung vitamin C dồi dào, loại vitamin này đóng vai trò như tác nhân chống oxy hóa mạnh mẽ, thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch.
- Điều hòa huyết áp: Cam có chứa kali, khoáng chất có vai trò trong việc điều chỉnh cân bằng chất lỏng nội bào từ đó ổn định huyết áp cho người bệnh
- Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Cam chứa pectin, loại chất xơ giúp giảm cholesterol máu hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường
- Cải thiện tiêu hóa: Cam thuộc nhóm thực phẩm giàu chất xơ nên hỗ trợ tiêu hóa rất tốt. Hàm lượng chất xơ cao kèm thêm độ axit vừa phải trong cam sẽ kích thích dạ dày làm việc tốt
- Thân thiện với bệnh tiểu đường: Nếu băn khoăn bệnh tiểu đường ăn cam được không thì câu trả lời là có bạn nhé. Cam là thực phẩm có chỉ số đường huyết tương đối thấp (trung bình là 40) nên rất phù hợp dùng trong chế độ ăn người bị tiểu đường.
- Hạn chế biến chứng bệnh tiểu đường: Vì các chất flavonoid, vitamin và khoáng chất trong cam giúp giảm viêm và stress oxy hóa, cải thiện độ nhạy của insulin ở những người bị tiểu đường, từ đó điều hòa đường huyết cũng như giảm nguy cơ phát triển tổn thương các cơ quan trong cơ thể do đường huyết cao.
- Giúp sáng mắt: điều này là do cam làm tăng nồng độ lutein trong cơ thể, giúp chống lại bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Những ai còn thắc mắc bệnh tiểu đường ăn cam được không thì đây cũng là lý do rất thuyết phục. Cam phần nào giúp ngăn ngừa biến chứng trên võng mạc do bệnh tiểu đường.
Vì vậy, tiểu đường ăn cam được không thì câu trả lời là hoàn toàn được, nhưng không nên quá nhiều.
Người bệnh tiểu đường type 2 nên ăn cam thế nào để đảm bảo sức khỏe?
Tìm hiểu thêm: Điểm danh 5 yếu tố chính quyết định chiều cao ở con người
>>>>>Xem thêm: Nữ lang
Như đã đề cập, bệnh tiểu đường có ăn được cam không còn tùy cách ăn bạn nhé. Khi ăn cần chú ý tính toán lượng carbohydrate (carb) bởi việc này sẽ cho phép bạn quản lý đường huyết tốt hơn.
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), lượng carb khuyến nghị cho người tiểu đường type 2 phụ thuộc vào giới tính, tuổi tác, mức độ vận động, mục tiêu cân nặng… nhưng trung bình sẽ rơi vào tầm 45 – 60 carb/mỗi bữa ăn. Giống như bao thực phẩm khác, cam cũng bổ sung carb (khoảng 15g với quả cỡ vừa). Dựa vào con số này, cộng với việc tham khảo ý kiến bác sĩ về nhu cầu carb thực tế của bản thân mà bạn có thể tự điều chỉnh khẩu phần ăn của mình cho hợp lý.
Lấy ví dụ: Người bệnh có thể chọn ăn một quả cam nhỏ (15g carb) cùng với một hũ sữa chua không đường, kèm theo một phần hạt nhỏ (tùy chọn) sao cho vừa đủ 45g carb/bữa.
Ngoài tính toán khẩu phần ăn, bạn cũng nên kiểm tra đường huyết trước và sau bữa ăn 2 giờ. Mục tiêu là lượng glucose máu không vượt quá 180mg/dL. Trong trường hợp vượt ngưỡng, bạn buộc phải điều chỉnh lại khẩu phần ăn.
Có thể bạn quan tâm: Người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì? Giải đáp cho những lầm tưởng bấy lâu nay
Bệnh tiểu đường có ăn được cam không? Được nhưng nên lựa chọn thời điểm phù hợp
Có nhiều lầm tưởng xoay quanh thời điểm ăn trái cây mà mọi người hay mắc phải. Theo đó, không ít ý kiến cho rằng nên ăn trái cây vào buổi chiều hay ăn lúc bụng rỗng để cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt nhất. Thực tế lại không phải vậy, theo các chuyên gia y khoa, việc ăn trái cây như thế nào còn tùy vào đối tượng và thể trạng của người dùng.
Với người bình thường, bạn có thể dùng trái cây cả ngày, nhưng bệnh nhân tiểu đường khi ăn trái cây, cụ thể là cam lại không thể theo cách như vậy. Những đối tượng này được khuyên nên ăn trái cây trong hay sau bữa ăn hoặc kết hợp với một thực phẩm khác nhằm làm chậm quá trình hấp thu đường từ ruột non vào máu. Điều này sẽ hạn chế tình trạng tăng đường huyết sau ăn. Ngoại lệ duy nhất là thai phụ bị tiểu đường không được ăn cam vào bữa sáng vì lúc này hormone thai kỳ đang ở mức cao sẽ khiến cơ thể không dung nạp được carb.
Người bệnh cũng nên chú ý không dùng sữa gần thời điểm ăn cam để tránh bị đầy hơi, chướng bụng do vitamin C phản ứng với protein trong sữa.
Vậy bị tiểu đường uống nước cam được không?
Nhiều người cũng thắc mắc tiểu đường uống nước cam được không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, bạn nên chọn ăn trực tiếp cam tươi thay vì ép lấy nước uống nhằm bổ sung chất xơ tối đa cho cơ thể. Ngoài ra, để uống nước cam đúng cách bạn cũng cần lưu ý:
- Nên mua cam tươi để ép lấy nước uống. Vì đối với các loại nước ép đóng hộp, bạn không thể kiểm soát được lượng đường của chúng.
- Chỉ nên uống 1-2 ly nước ép cam mỗi ngày.
- Không nên uống nước ép cam sau bữa ăn sáng hoặc vào buổi tối.
- Không uống nước ép cam khi quá no hoặc quá đói và không uống cam ép khi đang bị tiêu chảy.
Ngoài ra, người tiểu đường uống nước cam được không còn phụ thuộc vào từng điều kiện sức khoẻ và ăn uống riêng của mỗi người. Vậy nên tốt nhất trước trước khi ăn hoặc uống gì người bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ nhé!
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề người bệnh tiểu đường có ăn được cam không. Mong rằng bạn đã có thêm kinh nghiệm để chăm sóc bản thân hoặc những người xung quanh đang mắc phải bệnh lý này tốt hơn.