Viêm dạ dày lâu ngày có dẫn đến ung thư không?

Viêm dạ dày lâu ngày có dẫn đến ung thư không?

Viêm dạ dày lâu ngày có dẫn đến ung thư không?

Ung thư dạ dày là trường hợp xấu nhất có thể xảy ra nếu bạn không có phương hướng điều trị viêm dạ dày lâu ngày kịp thời, hiệu quả.

Bạn đang đọc: Viêm dạ dày lâu ngày có dẫn đến ung thư không?

Trong những năm gần đây, viêm dạ dày đã trở thành một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất toàn cầu. Nếu tình trạng này kéo dài hoặc tái phát liên tục, nó sẽ trở thành viêm dạ dày mạn tính. Nếu bạn không có biện pháp điều trị cũng như kiểm soát kịp thời, viêm dạ dày lâu ngày sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường, bao gồm cả ung thư dạ dày.

Viêm dạ dày lâu ngày là gì?

Dạ dày bị viêm có nguy cơ kéo dài trong nhiều năm hoặc thậm chí suốt đời nếu không được điều trị triệt để. Lúc này, bệnh sẽ trở thành viêm dạ dày mạn tính, còn gọi là viêm dạ dày lâu ngày. Một loạt các điều kiện sức khỏe và yếu tố khác nhau có khả năng trực tiếp gây ra hoặc góp phần vào sự phát triển của viêm dạ dày lâu ngày.

Bác sĩ sẽ dựa trên mức độ viêm của dạ dày để đưa ra phương hướng điều trị. Ví dụ như, đối với các trường hợp viêm dạ dày nhẹ, bạn có thể cải thiện tình trạng của mình bằng cách sử dụng thuốc kê đơn và áp dụng lối sống lành mạnh. Ngược lại, với một số người rơi vào tình huống viêm dạ dày mạn tính nghiêm trọng, việc điều trị tận gốc có thể bất khả thi. Thay vào đó, trọng tâm của liệu trình điều trị là kiểm soát các triệu chứng.

Viêm dạ dày lâu ngày có dẫn đến ung thư dạ dày không?

Viêm dạ dày lâu ngày có dẫn đến ung thư không?

Nếu được điều trị đúng cách, các trường hợp viêm dạ dày cấp tính hiếm khi dẫn đến các biến chứng. Tuy nhiên, mọi người có thể gặp các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng nếu tình trạng viêm dạ dày lâu ngày hoặc không được điều trị hay kiểm soát tốt.

Viêm xung huyết dạ dày là tiền đề cho sự xuất hiện của những vết loét ở cơ quan này. Một khi vết loét đã hình thành, chúng có thể dần dần làm thoái hóa các mô xung quanh và ngày càng mở rộng phạm vi loét. Nếu bạn không sớm có biện pháp can thiệp y tế hiệu quả, vấn đề loét nghiêm trọng này có thể gây xuất huyết nội hoặc thậm chí là ung thư dạ dày.

Một số biến chứng khác của viêm dạ dày mạn tính

Bên cạnh ung thư dạ dày, viêm dạ dày mạn tính còn có nguy cơ dẫn đến những biến chứng như:

  • Thiếu máu do thiếu sắt hoặc xuất huyết nội
  • Những vấn đề sức khỏe do thiếu vitamin B12
  • Dạ dày tăng trưởng bất thường, có thể bắt nguồn từ sự hiện diện của khối u

Phòng ngừa viêm dạ dày lâu ngày và ung thư dạ dày

Bất kể nguyên nhân hay mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, việc thực hiện điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý và lối sống lành mạnh có thể giúp điều trị viêm dạ dày mạn tính hoặc ngăn ngừa bệnh xảy ra.

Thay đổi chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

Các chuyên gia đã đưa ra gợi ý về chế độ ăn uống phổ biến cho những người bị viêm dạ dày lâu ngày bao gồm:

  • Giảm hoặc tránh xa thức uống chứa cồn như bia, rượu…
  • Hạn chế dùng thức ăn cay
  • Tránh thực phẩm giàu chất béo như đồ chiên hay có tính axit, đặc biệt là nhóm trái cây họ cam quýt
  • Chia các bữa ăn lớn thành những bữa ăn nhỏ trong ngày
  • Giảm lượng natri (muối) hấp thụ
  • Ăn ít thịt đỏ, chẳng hạn như thịt bò

Tìm hiểu thêm: 7 cách kết thúc “nỗi ám ảnh” chảy nước miếng khi ngủ

Viêm dạ dày lâu ngày có dẫn đến ung thư không?

Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, giàu chất chống oxy hóa, chất xơ và men vi sinh cũng có thể giúp ích trong trường hợp này. Bạn nên thử những thực phẩm như:

  • Trái cây và rau củ quả
  • Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc, gạo và mì ống
  • Protein bao gồm thịt gà, cá, các loại đậu và hạt

Một số người bị viêm dạ dày lâu ngày cũng có thể nhận thấy hiệu quả từ việc ăn thực phẩm có đặc tính chống vi khuẩn, chẳng hạn như:

  • Tỏi
  • Thì là
  • Gừng
  • Nghệ
  • Nam việt quất
  • Cà ri ít cay

Sử dụng thuốc nhằm kiểm soát vấn đề viêm dạ dày lâu ngày

Biện pháp phòng ngừa ung thư dạ dày cơ bản nhất là kiểm soát tình trạng viêm dạ dày. Hầu hết các loại thuốc trị viêm dạ dày đều tập trung vào việc giảm nồng độ axit trong dịch bao tử.

Các loại thuốc kháng axit phổ biến bao gồm:

Viêm dạ dày lâu ngày có dẫn đến ung thư không?

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về các phương pháp chẩn đoán và chữa bệnh ung thư gan

Thuốc kháng axit

Thuốc kháng axit thường chứa magiê, canxi, natri hoặc muối nhôm có thể giúp trung hòa axit dạ dày. Tuy nhiên, tác dụng phụ của loại thuốc này là chúng đôi khi có thể gây táo bón hoặc tiêu chảy.

Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Loại thuốc đặc hiệu này làm giảm lượng axit mà dạ dày tạo ra. Hầu hết thuốc ức chế bơm proton là thuốc kê đơn.

Thuốc kháng histamine H2

Tương tự PPI, thuốc kháng histamine có thể giúp giảm sản xuất axit dạ dày. Thuốc kháng histamine có thể là thuốc kê đơn hoặc không kê toa.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu viêm dạ dày nào (đau bụng, chán ăn, buồn nôn…), hãy mau chóng đến gặp bác sĩ thay vì để tình trạng này tiếp tục kéo dài lâu ngày. Điều trị bệnh hiệu quả ngay từ đầu là việc cần thiết để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm hơn phát sinh, bao gồm cả ung thư dạ dày.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *