Bài tập yoga cho người bị tiểu đường

Bài tập yoga cho người bị tiểu đường

Bài tập yoga cho người bị tiểu đường

Yoga cho người bị tiểu đường là một hình thức vận động khá lý tưởng cho người bệnh bởi không chỉ cảm thấy sảng khoái hơn mà tình trạng bệnh còn được hỗ trợ kiểm soát tốt hơn.

Bạn đang đọc: Bài tập yoga cho người bị tiểu đường

Yoga không chỉ gói gọn trong việc thư giãn cơ thể, tâm trí mà loại hình vận động này còn có thể làm được nhiều hơn cho bạn, đặc biệt là nếu bạn sống chung với căn bệnh đái tháo đường (tiểu đường). Một số tư thế yoga có khả năng hỗ trợ giảm huyết áp và lượng đường trong máu, đồng thời cải thiện lưu thông máu. Thậm chí, một số chuyên gia còn khuyến khích luyện tập yoga để kiểm soát bệnh tiểu đường. 

Vì sao yoga lại tốt cho người bị tiểu đường?

Yoga và các liệu pháp chăm sóc cơ thể khác rất hữu ích trong việc kiểm soát các bệnh liên quan đến thói quen sống, bao gồm cả bệnh tiểu đường.

Việc kiểm soát căng thẳng tinh thần là một trong những chìa khóa của điều trị bệnh tiểu đường. Khi chúng ta bị căng thẳng, lượng đường trong máu sẽ tăng lên, làm tăng cao nguy cơ mắc phải biến chứng bệnh tiểu đường nghiêm trọng như bệnh tim.

Nhờ vào các bài tập rèn luyện sự dẻo dai kết hợp với điều hòa hơi thở, yoga sẽ tạo ra phản ứng thư giãn không chỉ ở thể chất mà còn tác động đến tinh thần. Phản ứng này giúp điều hòa mức cortisol và các hormone gây căng thẳng khác.

Việc kết hợp thực hành yoga trong cuộc sống hàng ngày giúp đạt được mục tiêu kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng ở những người mắc phải căn bệnh này. 

Bài tập yoga cho người tiểu đường

Một số bài tập yoga cho người tiểu đường mà bạn có thể thử thực hành gồm:

1. Gác chân lên tường

Tư thế gác chân này sẽ cho phép các cơ được thư giãn, giảm căng thẳng ở thân dưới, từ đó có thể giúp giảm huyết áp và lượng đường trong máu đồng thời làm dịu cơn đau đầu, tăng cường mức năng lượng. 

Cách thực hiện: 

  1. Nằm đối diện với tường
  2. Giơ chân lên cao giống như đang trồng cây chuối, cố gắng sao cho từ mông đến gót chân dựa sát vào tường
  3. Nếu không thể duỗi thẳng hết chân, có thể kê một chiếc gối mềm hoặc chăn mỏng dưới mông để hỗ trợ
  4. Hít thở chậm rãi, cố gắng giữ nguyên tư thế trong 10-15 phút.

2. Tư thế góc cố định nằm ngửa

Bài tập yoga cho người bị tiểu đường

Đây là một tư thế phục hồi có thể giúp làm dịu hệ thống thần kinh. Bài tập yoga cho người bị tiểu đường này cũng giúp giảm mức độ căng thẳng, từ đó hạ huyết áp và lượng đường trong máu. 

Cách thực hiện: 

  1. Nằm ngửa, sau đó từ từ gập đầu gối, đưa hai gót chân lại gần nhau tạo thành 1 góc cố định trên sàn
  2. Bạn hãy cố gắng đưa gót chân hướng gần về phía háng
  3. Hai lòng bàn tay bạn đặt gần hông và áp sát xuống sàn. Thở ra, siết chặt cơ bụng
  4. Hãy giữ tư thế này trong vòng 1 phút. 

[mc4wp_form id=’290304″]

3. Tư thế cúi gập người về phía trước

Đây là tư thế uốn cong kéo căng cơ với mục đích giúp thư giãn. Ngoài việc giảm huyết áp và thúc đẩy giảm cân thì tư thế này còn có thể hỗ trợ bạn đẩy lùi cảm giác mệt mỏi.

Cách thực hiện: 

  1. Ngồi trên sàn, duỗi thẳng chân 
  2. Bạn có thể đặt một chiếc gối mỏng dưới khớp gối để thực hiện động tác dễ dàng hơn
  3. Từ từ cúi xuống cho tới khi đầu chạm gối
  4. Cố gắng giữ hai đầu gối thẳng, ép sát người xuống sàn
  5. Hai tay nắm lấy hai cổ chân hoặc đan chéo hai bàn tay ôm lấy hai bàn chân để dễ gập người
  6. Giữ yên từ thế này từ 10-20 giây hoặc càng lâu càng tốt.

4. Tư thế cây nến

Bài tập yoga với tư thế cây nến khá hữu ích, có thể giúp cải thiện lưu thông máu và kích thích tuyến giáp, làm dịu tâm trí cũng như hỗ trợ bạn đẩy lùi căng thẳng. 

Cách thực hiện: 

  1. Nằm thẳng người trên thảm yoga, tay đặt xuôi theo chân, lòng bàn tay hướng xuống
  2. Nhấc chân lên cao một cách dứt khoát, dùng tay đỡ lấy phần hông
  3. Cố gắng nâng chân lên thẳng đứng 
  4. Hít thở đều
  5. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 30 giây. 

5. Tư thế chó ngửa mặt

Tìm hiểu thêm: Vì sao trẻ 3 tuổi chậm nói? Bạn nên làm gì để giúp trẻ lên 3 nói tốt?

Bài tập yoga cho người bị tiểu đường

>>>>>Xem thêm: Cây cứt lợn có tác dụng gì? Không chỉ là hạ sốt cho trẻ

Tư thế chó ngửa mặt giúp giảm đau thần kinh tọa, trầm cảm và xua tan mệt mỏi hiệu quả. Khi tâm lý được thoải mái thì huyết áp cũng như chỉ số đường huyết sẽ theo đó mà trở nên ổn định hơn. 

Cách thực hiện: 

  1. Nằm úp xuống sàn. Mu bàn chân hướng xuống sàn, 2 tay đặt dọc theo thân người
  2. Hít sâu, nhẹ nhàng gấp khuỷu tay, đặt lòng bàn tay bên cạnh sườn 
  3. Ấn lòng bàn tay xuống sàn, nhẹ nhàng nhấc thân trên lên. Trọng lượng cơ thể lúc này sẽ dồn lên đầu bàn chân và hai tay
  4. Mắt nhìn về phía trước, có thể hơi ngả đầu về sau
  5. Hãy đảm bảo rằng cổ tay bạn thẳng với vai, cổ không rướn quá nhiều 
  6. Cố gắng giữ nguyên tư thế này trong 30 giây, sau đó từ từ thở ra và thả lỏng.

6. Tư thế ngồi vặn cột sống

Kết hợp tư thế ngồi vặn cột sống vào trong bài tập yoga cho người có bệnh tiểu đường sẽ kích thích các cơ quan tại vùng bụng, có thể giúp hạ đường huyết. Bên cạnh đó, tư thế này sẽ cải thiện tiêu hóa và tăng mức năng lượng.

Cách thực hiện:

  1. Ngồi trên sàn, giữ lưng thẳng, hai chân duỗi thẳng
  2. Co chân phải và đặt lên đùi chân trái, co chân trái và đặt ở phần đùi dưới chân phải. Hai tay đặt cạnh hông
  3. Hít thở sâu, giữ lưng thẳng. Thở ra, xoay người sang bên trái hết mức có thể, tay phải đặt xuống sàn, tay trái đặt lên đùi phải. Luôn đảm bảo mông chạm sàn
  4. Từ từ hít vào thở ra nhịp nhàng, giữ lưng thẳng, cảm nhận sự tác động lên phần hông, thắt lưng. 
  5. Đầu nhìn thẳng qua vai, giữ tư thế trong khoảng 30 giây đến 1 phút
  6. Thở ra, từ từ trở về vị trí ban đầu, điều hòa hơi thở
  7. Lặp lại với bên đối diện. 

Việc thực hiện các bài tập yoga cho người tiểu đường không những giúp bạn kiểm soát bệnh tốt hơn mà còn tăng cường sức khỏe theo nhiều cách khác nhau. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian tập luyện phù hợp với thể trạng của bạn cũng như chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất nhé.

Phương Uyên/Kenshin.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *