Đi cầu ra máu tươi thường liên quan đến nhiều vấn đề về đại tràng và hậu môn. Nó có thể đơn giản là do táo bón nặng khiến hậu môn trầy xước hay nghiêm trọng hơn là liên quan đến một số tình trạng bệnh lý như trĩ, viêm đại tràng… Tốt hơn hết, bạn nên cố gắng tìm hiểu nguyên nhân và đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất.
Bạn đang đọc: “Truy tìm” nguyên nhân đi cầu ra máu và cách xử lý tại nhà hiệu quả
Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu xem hiện tượng đi cầu ra máu tươi là bệnh gì và cách điều trị qua bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung
Đi cầu ra máu đỏ tươi là bị gì?
Bất kỳ ai cũng đều sẽ giật mình nếu nhìn thấy máu xuất hiện sau khi đi đại tiện, máu có thể lẫn trong phân hay trên giấy vệ sinh. Bạn cần phải bình tĩnh trở lại và tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây chảy máu.
Nếu có thêm những triệu chứng khác đi kèm với đi ngoài ra máu, bạn sẽ phần nào phán đoán được vì sao.
Một trong những nguyên nhân khiến bạn đi cầu ra máu tươi bao gồm:
- Bệnh trĩ nội. Khi mắc bệnh trĩ nội, các tĩnh mạch trong trực tràng bị sưng lên. Bạn có triệu chứng đi cầu ra máu tươi không đau hậu môn. Ngoài ra, bệnh trĩ còn có trĩ ngoại nhưng trĩ ngoại thường không gây chảy máu và có gây đau hậu môn. Một số người bị trĩ nhẹ không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Bệnh trĩ có khả năng điều trị tại nhà nhưng nếu bạn bị chảy máu nhiều khi đi đại tiện hoặc không cảm thấy bớt đau sau khi điều trị, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
- Viêm túi thừa. Một số trường hợp, túi thừa (hình thành trên ruột già) bị viêm, gây chảy máu và khiến bạn đi cầu ra máu tươi hoặc chảy máu ngay cả khi không đi đại tiện.
- Vết nứt hậu môn. Một vết nứt hậu môn có thể là biến chứng từ bệnh Crohn hay sau khi sinh nở, cũng có khi do bệnh trĩ gây ra vết lở loét hoặc bị táo bón nghiêm trọng. Đây là nguyên nhân khiến bạn đi cầu ra máu tươi – đau rát hậu môn.
- Polyp và ung thư đại tràng. Một nguyên nhân hiếm gặp khiến bạn đi cầu ra máu là do có polyp hoặc ung thư đại tràng.
- Bệnh viêm ruột (IBD). Đi cầu ra máu tươi có thể do viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn.
Nhìn chung, đi ngoài ra máu là một triệu chứng thường gặp khi bạn có những bệnh lý ở vùng hậu môn trực tràng. Biểu hiện có thể nhẹ như dính một ít máu trên phân hay giấy vệ sinh hoặc nặng hơn là chảy máu nhỏ giọt, thành tia kèm theo những triệu chứng khác như đau rát quanh hậu môn, sờ thấy búi trĩ sa ra ngoài…
Bạn cần biết gì về tình trạng đi cầu ra máu do bệnh trĩ?
Bệnh trĩ xuất hiện do các tĩnh mạch ở trực tràng và/hoặc hậu môn giãn rộng. Ở một số người, bệnh có thể không gây ra triệu chứng gì nhưng có những người sẽ cảm thấy ngứa rát, chảy máu và khó chịu, đặc biệt khi ngồi xuống.
Có hai loại trĩ chính được phân biệt dựa vào vị trí của búi trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại. Cả hai loại này đều có khả năng hình thành huyết khối (cục máu đông) bên trong tĩnh mạch của búi trĩ.
Khi bạn dùng nhiều sức để đi đại tiện hoặc khối phân quá cứng sẽ tác động lên bề mặt búi trĩ và khiến chúng chảy máu. Một số trường hợp, huyết khối hình thành quá nhiều có thể gây vỡ tĩnh mạch, dẫn đến chảy máu ra ngoài. Thông thường, máu từ búi trĩ sẽ có màu đỏ tươi khi nhìn thấy trên giấy vệ sinh.
Tìm hiểu thêm: Buckthorn là thảo dược gì? Công dụng và liều dùng?
>>>>>Xem thêm: Rối loạn thính giác
Tuy nhiên, nếu bạn không biết nguyên nhân rõ ràng gây chảy máu hoặc hiện tượng này kéo dài trong vòng một tuần, hãy đi khám bác sĩ sớm nhất có thể. Bạn không nên tự chẩn đoán tình trạng bệnh vì một số bệnh lý nghiêm trọng khác như bệnh viêm đường ruột (IBD) hay ung thư cũng có thể có triệu chứng tương tự.
Cách điều trị đi cầu ra máu tươi do trĩ
Nếu bạn được chẩn đoán là mắc bệnh trĩ và chúng gây đau rát hay ngứa, hãy bắt đầu làm sạch khu vực hậu môn nhẹ nhàng để giảm tình trạng viêm:
- Tắm kiểu ngồi (sitz bath). Bạn ngồi và ngâm vùng hậu môn vào một chậu nước ấm.
- Sử dụng khăn giấy ướt. Giấy vệ sinh thông thường có thể hơi “sần sùi” và gây khó chịu cho người bị bệnh trĩ ngoại. Bạn hãy thử sử dụng khăn giấy ướt sau khi vệ sinh nhưng đừng chọn những loại có hương liệu hoặc thành phần dễ gây kích ứng da.
- Chườm lạnh sau khi đi vệ sinh ra máu tươi. Hãy thử ngồi lên một chiếc khăn lạnh (được cuốn lại) để giảm bớt tình trạng viêm và làm dịu khu vực hậu môn. Lưu ý, chỉ nên chườm khoảng 20 phút mỗi lần.
- Tránh rặn hay ngồi lâu trong nhà vệ sinh. Điều này có thể làm tăng áp lực lên búi trĩ và khiến bạn đi cầu ra máu.
- Sử dụng thuốc không kê đơn cũng là cách điều trị đi cầu ra máu tươi. Bạn có thể dùng kem bôi trĩ ngoại hoặc thuốc đạn khi bị trĩ nội.
Thay đổi lối sống giúp hạn chế đi cầu ra máu tươi – đau rát hậu môn
Bạn cũng cần thực hiện các cách giúp làm mềm phân, giữ cho hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt để giảm nguy cơ kích thích hoặc làm tổn thương thêm búi trĩ:
- Uống nhiều nước. Hãy nhớ bổ sung đủ nước cho cơ thể để tránh táo bón.
- Ăn nhiều chất xơ. Thực hiện chế độ ăn có nhiều chất xơ như ăn ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây tươi để phòng ngừa táo bón và giúp đi cầu đều đặn.
- Dùng thuốc làm mềm phân. Bạn có thể thử dùng một số loại thuốc làm mềm phân không kê đơn để “đối phó” với tình trạng táo bón. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng thuốc.
- Dùng các thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ. Nếu cảm thấy chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ chất xơ, bạn có thể sử dụng một số sản phẩm bổ sung methylcellulose hay vỏ hạt mã đề.
- Duy trì hoạt động thể chất hàng ngày. Điều này có khả năng giảm bớt nguy cơ bị táo bón.
Sau khi thử một vài cách điều trị bệnh trĩ tại nhà mà vẫn thấy đi cầu ra máu, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra lại. Trường hợp trĩ nặng, bác sĩ sẽ thực hiện các kỹ thuật điều trị y khoa thích hợp để thu nhỏ hay loại bỏ búi trĩ.
Tóm lại, đi cầu ra máu tươi có thể là dấu hiệu bệnh trĩ nhưng cũng có khi liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng khác. Để biết chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng này, bạn nên đi gặp bác sĩ khi thấy máu xuất hiện trong lúc đi vệ sinh.