Bạn có thấy mỗi sáng không nhấc nổi người dậy đi làm hay cả người rã rời khi bước vào chỗ làm? Không chỉ là do tình trạng mệt mỏi thông thường mà “Hội chứng cháy sạch’ có thể là thủ phạm đứng sau khiến bạn thấy kiệt sức đấy.
Bạn đang đọc: “Hội chứng cháy sạch” khiến bạn kiệt sức ở công sở
“Hội chứng cháy sạch” hay hội chứng burnout là một dạng stress đặc biệt liên quan đến công việc. Theo đó, hội chứng cháy sạch sẽ khiến bạn có cảm giác “sức cùng lực kiệt” ở nơi công sở, làm giảm năng suất lao động và cảm hứng làm việc.
“Burnout” không phải là một tình trạng bệnh lý. Các chuyên gia cho rằng các căn bệnh khác như trầm cảm có thể đứng sau hội chứng cháy sạch khiến cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của bạn đều bị ảnh hưởng.
Nội Dung
Burnout là gì?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng đây mới chỉ là một tình trạng liên quan đến nghề nghiệp, chưa được xem là bệnh lý.
Tình trạng kiệt sức ở công sở
“Burnout’ hay “hội chứng cháy sạch’ được nêu ra bởi nhà tâm lý học Herbert Freudenberger vào những năm 1970. Tên gọi này dùng để mô tả tình trạng căng thẳng nghiêm trọng dẫn đến sự kiệt sức về thể chất, tinh thần và cảm xúc.
Bạn có thể gặp phải “hội chứng cháy sạch’ ở nhiều khía cạnh trong cuộc sống như khi cảm thấy mệt mỏi vì chăm sóc con cái, sắp xếp công việc gia đình, giữ mối quan hệ hôn nhân… Tuy nhiên, WHO lưu ý rằng hội chứng này chỉ liên quan đến việc làm và không dùng để mô tả trạng thái tương tự ở những khía cạnh khác.
So với tình trạng mệt mỏi thông thường thì “hội chứng cháy sạch’ có phần nghiêm trọng hơn vì sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn khi xử lý các vấn đề hàng ngày. Bạn cũng sẽ dễ hình thành cái nhìn bi quan trong cuộc sống và đánh mất niềm tin.
“Hội chứng cháy sạch’ nếu để lâu ngày không thay đổi sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như:
- Mất ngủ
- Bệnh tim
- Cao huyết áp
- Tiểu đường tuýp 2
- Hệ miễn dịch suy yếu
- Hay buồn bã, tức giận hoặc cáu kỉnh
- Thường lạm dụng rượu hoặc chất gây nghiện
Bất kỳ ai đối diện liên tục với môi trường áp lực cao đều dễ bị “burnout”. Những người theo chủ nghĩa hoàn hảo cũng dễ bị ảnh hưởng bởi “hội chứng cháy sạch’ hơn.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Người theo chủ nghĩa hoàn hảo có nguy cơ cao bị trầm cảm
Dấu hiệu của “hội chứng cháy sạch’
Có thể bạn thấy mô tả về “hội chứng cháy sạch’ có vẻ hơi giống những gì mình đang gặp phải nhưng vẫn chưa chắc chắn. Vậy thì hãy xem qua một số dấu hiệu cho thấy bạn đang “burnout’ dưới đây:
- Rơi vào tình trạng kiệt sức: Bạn thường xuyên thấy mình mệt mỏi và luôn uể oải. Các triệu chứng đi kèm bao gồm đau đầu, ăn không ngon miệng, khó ngủ…
- Cảm thấy sự tách biệt: Khi đang ở trong trạng thái “burnout’, bạn sẽ thấy mình như đang bị chôn vùi. Kết quả là bạn sẽ giảm dần đi các tương tác với đồng nghiệp, bạn bè hay gia đình.
- Tìm cách chạy trốn: Cảm giác không hài lòng với công việc hay áp lực về những yêu cầu tưởng như không bao giờ có hồi kết khiến bạn luôn vẽ ra những kế hoạch bỏ trốn khỏi công việc. Đó có thể là viễn cảnh tìm chỗ làm mới hay đi du lịch đâu đó để không phải đối mặt với công việc mỗi ngày nữa.
- Luôn thấy khó chịu: “Burnout’ khiến bạn vô tình đánh mất đi những mối quan hệ xung quanh mình. Bạn sẽ dễ cáu kỉnh với tất cả mọi thứ, đặc biệt là khi mọi việc không diễn ra theo kế hoạch trước đó.
- Dễ mắc bệnh hơn: Tình trạng kiệt sức cùng những căng thẳng dài hạn khác sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến bạn dễ bị cảm lạnh, cúm và mất ngủ. “Hội chứng cháy sạch’ cũng dẫn đến nguy cơ về các tình trạng như trầm cảm hay lo âu.
- Sử dụng chất kích thích: Trong một số trường hợp, bạn sẽ đắm mình trong rượu bia hay các loại chất kích thích để quên đi hiện tại. Lâu dần, bạn coi đây là giải pháp thường xuyên để giảm bớt áp lực nhưng rất khó lường trước được những hậu quả sau đó.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Lạm dụng rượu bia và tác hại khôn lường
Diễn biến của “hội chứng cháy sạch’
Tìm hiểu thêm: Chuyên gia sản khoa mách 10 dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu cần ghi nhớ
Không giống như cảm lạnh hay cảm cúm, các triệu chứng của “burnout’ không diễn ra ngay tại cùng một thời điểm. Các nhà tâm lý học Herbert Freudenberger và Gail North đã đưa ra 12 giai đoạn mô tả cho hội chứng này:
1. Đặt ra nhiều tham vọng: Điều này đặc biệt dễ thấy ở những người đang bắt đầu công việc mới. Tuy nhiên, quá nhiều tham vọng đặt ra mà không có một chiến lược cụ thể để hiện thực hóa thì rất nhanh chóng, bạn sẽ bị kiệt sức.
2. Làm việc nhiều hơn: Chính tham vọng thúc đẩy bạn muốn cố gắng không mệt mỏi để làm được nhiều việc hơn. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa rằng bạn sẽ mất nhiều năng lượng hơn.
3. Bỏ qua nhu cầu cá nhân: Bạn bắt đầu bị cuốn vào công việc một cách không thể kiểm soát. Khi đó, bạn coi nhẹ cả những việc chăm sóc bản thân như ngủ nghỉ, tập thể dục, ăn uống…
4. Thấy mâu thuẫn trong công việc: Trong lúc đang cố gắng vượt qua những giới hạn, bạn bắt đầu thấy mâu thuẫn rằng mình đang phải làm quá nhiều nhưng thành quả nhận lại không tương xứng.
5. Bỏ qua thời gian nghỉ ngơi: Những kết nối với bên ngoài từ các buổi tiệc tùng, xem phim hay cà phê thay vì là niềm vui sẽ lại trở thành gánh nặng cho bạn.
6. Tìm cách đổ lỗi: Sự thiếu kiên nhẫn bắt đầu xảy đến khiến bạn thấy khó chịu với mọi thứ xung quanh. Bạn không nhận thấy rằng mình phải tự chịu trách nhiệm cho bản thân mà luôn thấy lỗi ở người khác.
7. Muốn chạy trốn đi: Bạn sẽ chọn giải pháp né tránh khỏi những người xung quanh, thậm chí là cả những người thân yêu nhất như gia đình hay bạn bè.
8. Thay đổi hành vi: Trong lúc trải qua “hội chứng cháy sạch’, đôi lúc bạn sẽ thấy mình trở nên hung hăng và rất dễ nổi cáu với bất kỳ ai mà không rõ lý do.
9. Chỉ muốn ở một mình: Bạn cần một khoảng không gian hay thời gian cho riêng bản thân và không muốn bất kỳ ai can thiệp đến mình.
10. Cảm thấy trống rỗng: Bạn cảm thấy hoang mang tột độ và tự tìm kiếm giải pháp từ những hành vi tiêu cực như lạm dụng thuốc, ăn uống mất kiểm soát…
11. Rơi vào trầm cảm: Bạn không tìm thấy ý nghĩa cuộc sống hay cảm thấy vui vẻ nữa. Trong đầu bạn bắt đầu hình thành những suy nghĩ tiêu cực, thậm chí là có ý nghĩ về cái chết để kết thúc mọi chuyện.
12. Cơ thể suy sụp: Giai đoạn này là bước cuối cùng của “hội chứng cháy sạch’ khi bạn thấy cả thể chất và tinh thần của mình đều rã rời.
Giải pháp cho “hội chứng cháy sạch’
>>>>>Xem thêm: 6 lợi ích tuyệt vời của khoai môn không ai ngờ đến
Căng thẳng và áp lực trong cuộc sống là điều không thể tránh khỏi nhưng “hội chứng cháy sạch’ là điều hoàn toàn có thể phòng tránh.
1. Vận động cơ thể thường xuyên
Thói quen tập luyện thể thao không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất mà còn cải thiện sức khỏe tinh thần một cách đáng kể. Nếu không có quá nhiều thời gian thì bạn cũng không cần đầu tư cho những bài tập công phu như khi giảm cân giữ dáng. Mấu chốt vẫn là để cơ thể được vận động nhẹ nhàng nhằm thay đổi môi trường và tâm trạng nên 20 phút đi bộ cũng đã đủ để tạo ra nhiều sự thay đổi.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tập thể dục mọi lúc mọi nơi thật dễ dàng
2. Thực hiện chế độ ăn cân bằng
Một chế độ sinh dưỡng cân bằng sẽ bổ sung nguồn năng lượng phù hợp từ protein, chất béo, carbohydrate kết hợp với vitamin và khoáng chất. Trong đó, sự bổ sung các axit béo omega-3 sẽ là liều thuốc chống trầm cảm tự nhiên hữu hiệu. Hãy bổ sung vào bữa ăn của mình các thực phẩm giàu omega-3 như dầu hạt lanh, quả óc chó…
3. Hình thành thói quen ngủ tốt
Cơ thể rất cần thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục để lấy lại năng lượng cho các hoạt động. Thế nên, việc đầu tư cho chất lượng giấc ngủ là rất cần thiết để duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần trong trạng thái tốt nhất. Theo Tổ chức nghiên cứu giấc ngủ Hoa Kỳ, bạn không nên sử dụng caffeine hay sử dụng các thiết bị điện tử sát giờ đi ngủ.
4. Tâm sự cùng người thân
Trong lúc cảm thấy bản thân bị kiệt sức, việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác cũng là một ý hay. Bạn không nhất thiết phải nhờ đến sự can thiệp từ các chuyên gia tâm lý, hãy nhờ đến những lời khuyên hữu ích từ người thân hay bạn bè thân thiết để thấy tâm trạng nhẹ nhàng hơn.
5. Biết khi nào nên thôi việc
Nếu cảm giác mình mất đi đam mê làm việc và nhận ra mình không phát triển thêm được gì về chuyên môn thì có thể đã đến lúc bạn nên chọn cách dừng lại. Khi chỉ cần nghĩ đến công việc là đã thấy khiếp đảm và không thiết tha gì với tuần làm việc mới, thì đó là lúc bạn nên quyết định thôi việc, tránh để kéo dài tình trạng khiến mình chỉ thêm kiệt quệ.
Tuy vẫn chưa được chính thức công nhận là một căn bệnh nhưng hội chứng cháy sạch vẫn có những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của giới văn phòng. Công việc nên mang đến động lực và niềm vui nhưng nếu bạn chẳng còn thấy những điều đó ở nơi làm việc nữa thì có lẽ bạn nên cân nhắc đến bước tiếp theo trên con đường sự nghiệp của mình rồi đấy.