Chẩn đoán tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường type 2) có thể là một cú sốc thực sự với nhiều người. Tuy nhiên, hãy lạc quan lên vì bạn có thể kiểm soát được bệnh bằng cách nắm rõ các chỉ số đường huyết để có chế độ ăn uống, dùng thuốc phù hợp.
Bạn đang đọc: Chẩn đoán tiểu đường tuýp 2: Xét nghiệm và các chỉ số quan trọng
Người bị tiểu đường có nguy cơ tử vong gấp hai lần so với những người cùng lứa tuổi mà không mắc bệnh tiểu đường.
Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa được nhiều biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường. Đó là lý do tại sao chẩn đoán bệnh càng sớm càng tốt là điều rất quan trọng.
Nội Dung
Những ai cần tầm soát tiểu đường tuýp 2?
Bạn có thể cần thực hiện chẩn đoán tiểu đường tuýp 2 nếu có các triệu chứng sau đây:
- Đi tiểu nhiều hơn, tiểu đêm
- Khát nước
- Thèm đồ ăn ngọt
- Sụt cân
- Mệt mỏi
- Các vết thương hoặc vết loét không lành
- Mờ mắt
- Tê bì tay chân,…
Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến nghị sàng lọc định kỳ bằng các xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường tuýp 2 ở tất cả người lớn từ 35 tuổi trở lên và thuộc các nhóm sau:
- Thừa cân
- Ít vận động
- Có tiền sử gia đình bị bệnh tiểu đường tuýp 2
- Có tiền căn rối loạn đường huyết
- Có tiền sử mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc sinh bé ra nặng hơn 4 kg
- Thuộc một số chủng tộc nhất định (người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản xứ, người châu Á và Thái Bình Dương)
- Nồng độ cholesterol tốt thấp (HDL) hoặc triglyceride cao.
Làm thế nào để các bác sĩ chẩn đoán tiểu đường tuýp 2?
Một trong những câu hỏi mà nhiều người quan tâm là tiểu đường tuýp 2 là mấy phẩy. Câu hỏi này có thể hiểu đơn giản hơn là chỉ số đường huyết của người tiểu đường tuýp 2 là bao nhiêu? Chỉ số đường huyết được biểu thị bằng số miligam trên mỗi đề-xi-lít (mg/dl) hoặc số milimol trên mỗi lít (mmol/l), hoặc %.
Dưới đây là các xét nghiệm và bảng chỉ số tiểu đường tuýp 2 quan trọng mà bạn cần biết:
Xét nghiệm hemoglobin A1C
HbA1c là một trong những chỉ số tiểu đường tuýp 2 quan trọng nhất.
Xét nghiệm glycated hemoglobin (A1c) giúp đo lường mức kiểm soát đường huyết trong thời gian dài. Xét nghiệm cho phép bác sĩ xác định mức đường huyết trung bình trong trung bình 2-3 tháng trước đó.
Xét nghiệm này đo lường tỷ lệ đường trong máu gắn với hemoglobin. Hemoglobin là protein vận chuyển oxy trong tế bào hồng cầu. Hemoglobin A1C của bạn càng cao thì chứng tỏ lượng đường trong máu càng cao.
Kết quả chẩn đoán tiểu đường tuýp 2 như sau: Mức A1C 6,5% hoặc cao hơn trong hai lần xét nghiệm khác nhau cho thấy bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Kết quả khoảng giữa 5,7 và 6,4% chỉ ra tình trạng tiền tiểu đường. Mức bình thường là dưới 5,7%.
Ngoài ra, xét nghiệm hemoglobin A1C cũng giúp theo dõi mức kiểm soát lượng đường trong máu sau khi điều trị. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nên kiểm tra A1C vài lần trong năm.
Chẩn đoán tiểu đường tuýp 2 bằng xét nghiệm đường huyết lúc đói
Tìm hiểu thêm: Tầm soát ung thư gan – Khi nào cần thực hiện?
Bác sĩ cũng có thể chỉ định bạn thực hiện xét nghiệm đường huyết lúc đói để chẩn đoán tiểu đường tuýp 2. Trong trường hợp này, một mẫu máu sẽ được lấy để kiểm tra sau khi bạn đã nhịn ăn qua đêm.
Tiểu đường type 2 chỉ số bao nhiêu? Nồng độ đường huyết khi đói bình thường là dưới 100 mg/dl (5,6 mmol/l). Nếu chỉ số này từ 10 đến 125 mg/dl (5,6 đến 6,9 mmol/l) cho thấy bạn bị tiền tiểu đường. Nếu chỉ số là 126 mg/dl (7 mmol/l) hoặc cao hơn qua hai lần xét nghiệm khác nhau có nghĩa là bạn bị bệnh tiểu đường tuýp 2.
Chỉ số là 126 mg/dl (7 mmol/l hay còn gọi là 7 phẩy) hoặc cao hơn qua hai lần xét nghiệm khác nhau có nghĩa là bạn bị bệnh tiểu đường tuýp 2.
Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên (không nhịn đói)
Trong một số trường hợp, xét nghiệm hemoglobin A1C là không phù hợp. Ví dụ, như ở phụ nữ mang thai, hoặc những bệnh nhân có bệnh lý bất thường hemoglobin. Đối với những đối tượng này, bác sĩ có thể chỉ định làm xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên để thay thế.
Một xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên có thể được thực hiện bất cứ lúc nào. Không quan trọng bữa ăn cuối của bạn là khi nào, kết quả xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên là 200 mg/dl (11.1 mmol/l) hoặc cao hơn cho thấy rằng bạn bị bệnh tiểu đường. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn đã có các triệu chứng của bệnh tiểu đường như tiểu nhiều, uống nhiều, sụt cân,...
Mức đường huyết trong khoảng từ 140 mg/dl (7,8 mmol/l) đến 199 mg/dl (11.0 mmol/l) cho thấy tiền tiểu đường. Mức độ đường huyết bình thường là dưới hơn 140 mg/dl (7,8 mmol/l).
Chẩn đoán tiểu đường tuýp 2 bằng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống
>>>>>Xem thêm: Trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần là gì?
Xét nghiệm dung nạp glucose bằng đường uống cũng đòi hỏi bạn phải nhịn đói qua đêm. Đây là một trong số các chỉ số tiểu đường tuýp 2 ít được chỉ định, ngoại trừ khi bạn đang mang thai. Bạn sẽ được thực hiện xét nghiệm lượng đường trong máu lúc đói. Sau đó, bạn sẽ uống một chất lỏng chứa 75g đường.
Sau khi bạn đã hoàn tất, lượng đường trong máu của bạn sẽ được kiểm tra định kỳ trong vài giờ. Sau 2 giờ, nồng độ đường trong máu bình thường là dưới 140 mg/dl (7,8 mmol/l). Nếu sau 2 giờ, đường huyết của bạn cao hơn 200 mg/dl (11.1 mmol/l) cho thấy bạn bị bệnh tiểu đường. Ở khoảng giữa hai mức này tức là bạn bị tiền tiểu đường.
Xét nghiệm dung nạp glucose thường được sử dụng để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ trong khi mang thai.
Bạn nên làm gì sau khi chẩn đoán tiểu đường tuýp 2?
Việc chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2 mới chỉ là bước đầu tiên. Một khi biết mình bị bệnh tiểu đường, bạn phải kiểm soát bệnh bằng cách thực hiện tất cả các chỉ dẫn và khám bệnh theo lịch hẹn. Xét nghiệm máu và theo dõi các triệu chứng là những bước quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài.
Trong bước đầu khi chẩn đoán tiểu đường tuýp 2, bác sĩ có thể đề xuất một số biện pháp để bạn quản lý đường huyết và ngăn ngừa bệnh tiến triển, cụ thể như:
- Ăn uống lành mạnh
- Tập thể dục thường xuyên
- Giảm cân
- Dùng thuốc điều trị tiểu đường hay liệu pháp insulin nếu cần theo chỉ định từ bác sĩ
- Theo dõi lượng đường trong máu.
Tiểu đường tuýp 2 không phải là một bệnh quá nguy kịch, đặc biệt là khi bạn chuẩn bị kiến thức thật tốt để đối mặt với bệnh. Vì vậy, khi được chẩn đoán tiểu đường tuýp 2, đừng quá bi quan quá nhé! Phối hợp điều trị với bác sĩ cùng chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh một cách hiệu quả.