Tìm hiểu chung
Bệnh suy gan là gì?
Việc tiếp xúc với virus hoặc hóa chất độc hại có thể gây hại cho gan. Khi gan bị tổn thương, bạn có thể bị suy gan. Ở những người bị tổn thương gan, gan có thể không còn hoạt động chính xác.
Bạn đang đọc: Suy gan
Suy gan là một tình trạng nghiêm trọng, cần được điều trị ngay lập tức.
Các dạng bệnh suy gan
Suy gan có thể cấp tính hoặc mạn tính.
Suy gan cấp tính
Suy gan cấp tính thường tấn công nhanh. Bạn sẽ bị mất chức năng gan trong vài tuần hoặc thậm chí vài ngày. Bệnh có thể xảy ra đột ngột, mà không hiển thị bất kỳ triệu chứng nào.
acetaminophen (Tylenol). “>Nguyên nhân thường gặp gây ra suy gan cấp tính bao gồm ngộ độc nấm hoặc quá liều thuốc, có thể xảy ra do uống quá nhiều acetaminophen .
Suy gan mãn tính
Suy gan mãn tính phát triển chậm hơn. Nó có thể mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm trước khi bạn có bất kỳ triệu chứng nào. Suy gan mạn tính thường là kết quả của xơ gan, thường do sử dụng rượu lâu dài. Xơ gan xảy ra khi mô gan khỏe mạnh trở thành mô sẹo.
Trong thời gian suy gan mãn tính, gan sẽ bị viêm. Tình trạng viêm này gây ra sự hình thành mô sẹo theo thời gian. Khi các mô bị sẹo, bạn sẽ bị suy gan.
Bệnh suy gan do rượu
Ngoài ra, có ba loại bệnh suy gan liên quan đến rượu:
- Bệnh gan nhiễm mỡ do rượu: bệnh gan nhiễm mỡ do rượu là kết quả của các tế bào mỡ lắng đọng trong gan. Bệnh thường xuất hiện ở những người uống nhiều rượu và những người béo phì.
- Viêm gan do rượu: viêm gan do rượu được đặc trưng bởi các tế bào mỡ trong gan, viêm và xơ gan.
- Xơ gan do rượu: xơ gan do rượu được coi là loại nặng nhất trong ba loại.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng suy gan là gì?
Bệnh suy gan thường mất nhiều năm để tiến triển. Các triệu chứng suy gan thường tương tự với các tình trạng sức khỏe khác, do đó rất khó được chẩn đoán ở giai đoạn đầu.
Khi tình trạng ngày càng nặng hơn, các biểu hiện suy gan sẽ ngày càng nghiêm trọng.
Các triệu chứng của suy gan mạn tính bao gồm:
- Mệt mỏi
- Buồn nôn
- Chán ăn
- Tiêu chảy
- Nôn ra máu
- Phân có máu
Khi bệnh tiến triển, các dấu hiệu suy gan sẽ nghiêm trọng hơn. Vào giai đoạn cuối, người bệnh có thể có các biểu hiện suy gan sau:
- Vàng da hoặc mắt
- Cực kỳ mệt mỏi
- Không còn minh mẫn
- Phù nề (ứ dịch) ở bụng và tứ chi
Đôi khi, gan có thể bị suy đột ngột và khiến người bệnh có các dấu hiệu suy gan sau:
- Chảy máu
- Thay đổi trạng thái tâm thần
- Hơi thở có mùi mốc hoặc ngọt
- Các vấn đề về vận động
- Chán ăn
- Cảm giác khó chịu trong người
- Vàng da hoặc mắt
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng của hội chứng hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh suy gan là gì?
Các nguyên nhân phổ biến gây suy gan mạn tính gồm:
- Viêm gan B
- Viêm gan C
- Uống nhiều rượu
- Xơ gan
- Hemochromatosis (một rối loạn di truyền làm cho cơ thể hấp thu và lưu trữ quá nhiều chất sắt)
- Suy dinh dưỡng
Nguyên nhân gây suy gan cấp tính gồm:
- Quá liều paracetamol
- Virus gây viêm gan B, A và C (đặc biệt ở trẻ em)
- Phản ứng với một số loại thuốc theo toa và thảo dược nhất định
- Ăn nấm độc
Chẩn đoán & Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán suy gan?
Nếu bạn đang có các triệu chứng của suy gan, hãy đến gặp bác sĩ. Hãy chắc chắn cho bác sĩ biết nếu bạn có tiền sử nghiện rượu, bất thường về di truyền hoặc các tình trạng sức khỏe khác. Một số xét nghiệm sàng lọc máu có thể được thực hiện để phát hiện bất kỳ bất thường trong máu liên quan đến suy gan.
Nếu bạn bị ngộ độc thuốc, chẳng hạn như từ paracetamol, bác sĩ có thể kê toa thuốc để đảo ngược tác dụng. Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc để ngăn chặn bất kỳ tình trạng xuất huyết trong.
Sinh thiết là một xét nghiệm thông thường được sử dụng để xác định tổn thương gan. Trong sinh thiết gan, một mảnh gan nhỏ của bạn được lấy và kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Một số tổn thương gan có thể điều trị và phục hồi được nếu phát hiện sớm. Gan bị tổn thương có thể tự phục hồi hoặc nhờ đến thuốc.
Bạn có nhiều nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nếu thừa cân hoặc có chế độ ăn nhiều chất béo. Thay đổi lối sống với chế độ ăn uống lành mạnh có thể tốt cho sức khỏe. Nếu bạn bị tổn thương gan và uống rượu, việc cai rượu cũng rất quan trọng.
Bệnh suy gan có chữa được không?
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân là do đâu và phòng ngừa
>>>>>Xem thêm: 7 điều quan trọng cần dạy con trai để bé biết tôn trọng phụ nữ
Việc điều trị suy gan phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Bác sĩ có thể kê toa thuốc để điều trị bệnh. Nếu chỉ một phần gan bị tổn thương, bạn cần được phẫu thuật để loại bỏ phần bị tổn thương. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra hình ảnh của gan để tìm tổn thương.
Nếu một gan khỏe mạnh bị tổn thương, nó có thể tự phục hồi. Nếu tổn thương quá nặng, đôi khi có thể xảy ra trường hợp suy gan cấp tính. Lúc này, bạn cần phải ghép gan.