Biểu hiện tăng huyết áp: Không phải ai cũng biết rõ

Biểu hiện tăng huyết áp: Không phải ai cũng biết rõ

Biểu hiện tăng huyết áp: Không phải ai cũng biết rõ

Tăng huyết áp có thể liên quan đến một số dấu hiệu hoặc không. Trong một số trường hợp hiếm gặp, các biểu hiện tăng huyết áp gián tiếp có thể xuất hiện. 

Bạn đang đọc: Biểu hiện tăng huyết áp: Không phải ai cũng biết rõ

Tăng huyết áp là một trong những bệnh lý thường gặp nhất toàn cầu. Theo thống kê từ các chuyên gia, cứ ba người sẽ có một người mắc phải căn bệnh này. Tuy phổ biến như vậy, nhưng không phải ai cũng hiểu đúng về tình trạng và triệu chứng bệnh tăng huyết áp.

Vậy, biểu hiện tăng huyết áp là gì? Làm thế nào để biết bản thân đang mắc bệnh? Hãy để Kenshin.vn giúp bạn giải đáp qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn có thể quan tâm: 15 cách chữa cao huyết áp tại nhà

Các biểu hiện tăng huyết áp phổ biến

Thực tế, triệu chứng bệnh tăng huyết áp không phải lúc nào cũng rõ ràng. Nhiều người có thể phát triển bệnh trong thời gian dài nhưng không hề có dấu hiệu bất thường nào.

Thực tế, nếu tình trạng huyết áp cao không được kiểm soát tốt, nó có thể gây tổn thương đến các động mạch, đặc biệt là ở thận và mắt. Đồng thời, bệnh cũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như đột quỵ hay các vấn đề tim mạch.

Sự thật về biểu hiện tăng huyết áp

Ngày nay, không ít người vẫn có quan niệm rằng khi bị tăng huyết áp, bạn có khả sẽ bắt gặp những dấu hiệu như:

  • Hồi hộp
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Khó ngủ
  • Đau đầu
  • Chảy máu cam
  • Tuy nhiên, thực tế, những dấu hiệu trên không cảnh báo tình trạng huyết áp đang tăng. Ngoài ra, trong hầu hết trường hợp, tăng huyết áp không gây đau đầu hoặc chảy máu cam. Bệnh chỉ xảy ra khi chỉ số huyết áp của bạn là 180/120mmHg hoặc cao hơn.

    Nếu chỉ số đo huyết áp cao bất thường và bạn cảm thấy đau đầu hay chảy máu cam, hãy nằm xuống nghỉ ngơi. Sau năm phút, tiến hành đo huyết áp một lần nữa. Nếu chỉ số tiếp tục ở mức 180/120mmHg trở lên, bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức để được điều trị kịp thời.

    Trong trường hợp bị đau đầu hoặc chảy máu cam nghiêm trọng, hãy đến tìm bác sĩ càng sớm càng tốt. Những triệu chứng như vậy có khả năng liên quan đến các tình trạng sức khỏe khác.

    Một số dấu hiệu có nguy cơ xảy ra

    Ở một số trường hợp hiếm gặp, một loạt biểu hiện tăng huyết áp gián tiếp có thể xuất hiện, bao gồm:

    Xuất huyết dưới kết mạc

    Biểu hiện tăng huyết áp: Không phải ai cũng biết rõ

    Hiện tượng các đốm đỏ xuất hiện trên nhãn cầu thường gặp ở những người mắc bệnh đái tháo đường hoặc tăng huyết áp. Tuy nhiên, cả hai trường hợp này đều không trực tiếp gây tăng huyết áp.

    Mặt khác, một số chuyên gia nhãn khoa cho biết tăng huyết áp không được kiểm soát hiệu quả có nguy cơ gây tổn thương dây thần kinh thị giác.

    Đỏ bừng mặt

    Biểu hiện tăng huyết áp: Không phải ai cũng biết rõ

    Các mạch máu trên mặt giãn nở là yếu tố khiến mặt bạn đỏ bừng lên. Hiện tượng này có thể đột ngột xảy ra hoặc phát sinh do một số yếu tố tác động đến, chẳng hạn như:

    • Phơi nắng
    • Thời tiết chuyển lạnh
    • Dùng thức ăn cay
    • Uống đồ nóng
    • Phản ứng với sản phẩm chăm sóc da

    Ngoài ra, một số yếu tố gây tăng huyết áp tạm thời cũng có thể làm mặt bạn đỏ lên, bao gồm:

  • Cảm xúc căng thẳng
  • Tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng
  • Dùng thức uống chứa cồn, ví dụ như bia, rượu…
  • Rèn luyện thể chất
  • Mặc dù đỏ bừng mặt có thể xảy ra khi chỉ số huyết áp của bạn cao hơn bình thường, nhưng thực tế, biểu hiện tăng huyết áp không phải là đỏ mặt.

    Chóng mặt

    Tìm hiểu thêm: Các khớp xương kêu răng rắc: Nguyên nhân do đâu?

    Biểu hiện tăng huyết áp: Không phải ai cũng biết rõ

    Tăng huyết áp không gây chóng mặt. Tuy nhiên, một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp lại có khả năng này.

    Chóng mặt có thể tự khỏi mà không cần đến sự can thiệp y tế. Mặc dù vậy, bạn vẫn không nên xem thường triệu chứng này, đặc biệt nếu nó đột ngột phát sinh. Chóng mặt đột ngột, mất thăng bằng và đi đứng khó khăn là ba trong số những dấu hiệu đột quỵ điển hình. Ngoài ra, cao huyết áp còn là yếu tố rủi ro hàng đầu đối với đột quỵ.

    Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

    Hãy tìm đến bác sĩ nếu những phương pháp kiểm soát triệu chứng bệnh tăng huyết áp không hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng một số loại thuốc dành cho người bị tăng huyết áp có thể cần đến hai tuần để phát huy hiệu quả.

    Nếu chỉ số huyết áp của bạn không quay lại mức bình thường thì bạn cần báo cho bác sĩ để được đổi phương pháp điều trị khác phù hợp hơn.

    Biểu hiện tăng huyết áp: Không phải ai cũng biết rõ

    >>>>>Xem thêm: Mách bạn cách chọn hộp đựng thức ăn an toàn cho sức khỏe

    Mặt khác, bạn cũng nên đến bệnh viện nếu có các biểu hiện tăng huyết áp sau:

    • Tầm nhìn mờ (suy giảm thị lực)
    • Đau đầu dữ dội
    • Suy nhược cơ thể
    • Buồn nôn
    • Lú lẫn
    • Khó thở
    • Tức ngực

    Những dấu hiệu trên có thể liên quan đến biến chứng hoặc tác dụng phụ từ thuốc điều trị tăng huyết áp. Trong trường hợp này, bạn hãy yêu cầu bác sĩ kê toa thuốc thay thế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *