Đo đường huyết

Đo đường huyết

Đo đường huyết

Bạn đang đọc: Đo đường huyết

Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm đo đường huyết (nồng độ đường glucose trong máu)

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu

Tìm hiểu chung

Xét nghiệm đo đường huyết là gì?

Xét nghiệm đo đường huyết được dùng để đo lượng đường chứa trong máu, người ta còn gọi là glucose. Đường được tạo thành từ carbohydrate có trong thức ăn. Đường là nguồn năng lượng chính cung cấp cho cơ thể.

Ngoài ra, bạn cũng nên biết về một hormone rất quan trọng trong quá trình điều hòa đường huyết của cơ thể, đó là insulin. Insulin được tạo ra ở tuyến tụy, được phóng thích vào máu khi nồng độ đường trong máu tăng quá cao.

Thường thì lượng đường huyết trong máu sẽ tăng nhẹ sau khi bạn ăn. Do đó, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin để làm giảm lượng đường xuống, không để cho quá cao. Lượng đường ở mức độ cao trong máu bạn qua một thời gian dài sẽ làm tổn thương các cơ quan như mắt, thận và mạch máu.

Có rất nhiều loại xét nghiệm đường huyết khác nhau bạn nên biết:

  • Xét nghiệm đường huyết đói: Đây là xét nghiệm được đo sau khi bạn đã nhịn ăn được 8 giờ. Đây là xét nghiệm được làm đầu tiên trong quá trình chẩn đoán bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường.
  • Xét nghiệm đường huyết 2 giờ sau ăn: Đây là xét nghiệm đo đường huyết trong máu 2 giờ sau khi ăn. Đây không phải là xét nghiệm để chẩn đoán bệnh, mà nó chỉ có tác dụng xem thử liều thuốc insulin được dùng cho bạn đã phù hợp chưa.
  • Xét nghiệm đường huyết bất kỳ: Đây là xét nghiệm đo lượng đường trong máu vào bất kỳ lúc nào sau khi bạn ăn. Xét nghiệm này được thực hiện nhiều lần trong ngày, nếu các giá trị cách xa nhau quá thì có thể có vấn đề bệnh lý.
  • Khi nào bn nên thc hin xét nghim đo đường huyết?

    Đo đường huyết

    Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm này trong các trường hợp sau:

    • Bạn có dấu hiệu của bệnh đái tháo đường
    • Dùng để theo dõi tiến triển bệnh khi đã bị đái tháo đường
    • Kiểm tra xem bạn có bị đái tháo đường thai kỳ không
    • Xác định xem bạn có bị tình trạng hạ đường huyết không (có nghĩa là lượng đường trong máu thấp quá mức). Ngoài ra, có thể bạn sẽ làm một xét nghiệm cùng với xét nghiệm đường huyết, đó là C-peptide để xác định rõ hơn nguyên nhân của tình trạng hạ đường huyết.

    Điều cần thận trọng

    Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm đo đường huyết?

    Đo đường huyết

    Bạn nên nhớ một số nguyên nhân sau đây có thể làm sai lệch xét nghiệm đường huyết:

    Căng thẳng về thể chất và thần kinh (ví dụ: gây mê, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim) có thể làm tăng nồng độ glucose huyết thanh.

    Nhiều phụ nữ mang thai gặp phải một số vấn đề về dung nạp glucose. Nếu nghiêm trọng hơn, tình trạng này được gọi là tiểu đường thai kỳ.

    Hầu hết các dịch truyền tĩnh mạch chứa dextrose, mà dextrose nhanh chóng chuyển đổi thành glucose. Vì vậy, hầu hết các bệnh nhân được truyền tĩnh mạch chất lỏng sẽ có sự gia tăng nồng độ glucose.

    Những thuốc có thể gây tăng nồng độ đường bao gồm thuốc chống trầm cảm (tricyclics), thuốc chống loạn thần, thuốc chẹn beta adrenergic, corticosteroid, cyclosporine, dextrose tiêm truyền tĩnh mạch, dextrothyroxine, diazoxide, lợi tiểu, epinephrine, estrogen, glucagon, isoniazid, lithium, niacin, phenothiazin, phenytoin, salicylat (ngộ độc cấp tính) và triamterene.

    Những thuốc có thể gây ra giảm nồng độ đường bao gồm acetaminophen, rượu, thuốc ức chế alpha-glucosidase, steroid đồng hóa, biguanide, clofibrate, disopyramide, gemfibrozil, mimetics incretin, insulin, meglitinides, thuốc ức chế monoamine oxidase, pentamidine, propranolol, sulfonylurea, và thiazolidinedione.

    Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

    Quy trình thực hiện

    Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm đo đường huyết?

    Tìm hiểu thêm: Chiều dài âm đạo có ảnh hưởng đến khoái cảm và khả năng mang thai?

    Đo đường huyết

    Bác sĩ sẽ giải thích quy trình xét nghiệm cho bạn.

    Đối với đo đường huyết khi đói, bạn cần nhịn ăn trong vòng 8 tiếng. Bạn vẫn được phép uống nước trong thời gian này.

    Để đề phòng trường hợp tăng glucose giả do đói, bạn không nên nhịn ăn quá 8 tiếng.

    Bạn nên tiếp tục tiêm insulin hoặc uống thuốc hạ đường huyết (đối với những ai đã bị đái tháo đường rồi) cho đến khi mẫu máu đã được lấy.

    Quy trình thực hiện xét nghiệm đo đường huyết như thế nào?

    Bác sĩ có thể lấy máu từ tĩnh mạch để xét nghiệm, quy trình như sau:

    Chuyên viên y tế lấy máu sẽ:

    • Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông
    • Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn
    • Tiêm kim vào tĩnh mạch, có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết
    • Gắn một cái ống để máu chảy ra
    • Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu
    • Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm
    • Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm.

    Ngoài ra, nồng độ glucose cũng có thể được đánh giá bằng cách đo nồng độ đường trong giọt máu lấy từ trên đầu ngón tay, sau đó mẫu máu này sẽ có hai cách để xử lý.

    Một là bạn sẽ dùng một cái máy có bán sẵn, nó sẽ hiện ra kết quả ngay lập tức, bạn sẽ dễ dàng đọc được. Cách thứ 2 là bạn sử dụng que nhúng có dải màu, ưu điểm của cách đọc dải màu bằng mắt là nó không yêu cầu máy móc đắt tiền. Tuy nhiên, bệnh nhân phải có khả năng so sánh màu sắc của dải thuốc thử.

    Các máy đó thể hiện kết quả ngay lập tức (ví dụ: Glucometer, Accu Chek BG, Stat Tek) cải thiện tính chính xác của việc xác định đường huyết.

    Bn nên làm gì sau khi thc hin xét nghim?

    Sau khi lấy máu, bạn cần băng và ép nhẹ lên vùng chọc tĩnh mạch lấy máu để giúp cầm máu. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường sau xét nghiệm. Bác sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ cho bạn biết thời gian lấy kết quả cũng như hẹn tư vấn chẩn đoán nếu cần thiết.

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

    Hướng dẫn đọc kết quả

    Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

    Đo đường huyết

    >>>>>Xem thêm: Mùa nóng đi bơi: Video hướng dẫn các kiểu bơi cho người khỏe dáng đẹp

    Các giá trị kết quả bình thường được liệt kê sau chỉ có ý nghĩa tham khảo. Các khoảng giá trị này có thể không thống nhất ở các phòng xét nghiệm.

    Báo cáo kết quả xét nghiệm của bạn sẽ kèm theo giá trị tham chiếu phù hợp mà nơi bạn thực hiện xét nghiệm sử dụng. Ngoài ra, bác sĩ còn đánh giá kết quả xét nghiệm dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn cũng như các yếu tố khác.

    Do đó, giá trị kết quả nằm ngoài khoảng giá trị tham khảo liệt kê dưới đây vẫn có thể được xem là bình thường đối với trạng huống của bạn hoặc tại nơi bạn xét nghiệm.

    Kết qu bình thường

    – Thông thường: 45-96 mg/dl hoặc 2,5-5,3 mmol/l (đơn vị SI)

    – Trẻ sơ sinh non: 20-60 mg/dl hoặc 1,1-3,3 mmol/l

    – Trẻ sơ sinh: 30-60 mg/dl hoặc 1,7-3,3 mmol/l

    – Trẻ sơ sinh: 40-90 mg/dl hoặc 2,2-5,0 mmol/l

    – Trẻ em

    – Trẻ em >2 tuổi đến người lớn:

    • Nhịn ăn: 70-110 mg/dl hoặc
    • Bình thường:
    • Người cao tuổi: tăng trong phạm vi bình thường sau 50 tuổi

    Giá trị quan trọng có thể:

    • Nam người lớn: 400 mg/dl
    • Phụ nữ trưởng thành: 400 mg/dl
    • Trẻ sơ sinh:
    • Trẻ sơ sinh: 300 mg/dl

    Kết qu bt thường

    • Nồng độ tăng (tăng đường huyết)
    • Bệnh tiểu đường
    • Phản ứng stress cấp tính
    • Hội chứng Cushing
    • U tủy thượng thận
    • Suy thận mãn tính
    • Glucagonoma (u tiết glucagon)
    • Viêm tụy cấp
    • Điều trị lợi tiểu
    • Điều trị corticosteroid
    • Bệnh to đầu chi

    Nồng độ giảm (hạ đường huyết):

    • Insulinoma (u tiết insulin – u nội tiết)
    • Suy giáp
    • Suy tuyến yên
    • Bệnh Addison
    • Hội chứng gan to
    • Insulin quá liều
    • Thiếu ăn

    Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

    Kenshin.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *