Đau thắt ngực ổn định: Nguyên nhân và cách xử trí cần biết

Đau thắt ngực ổn định: Nguyên nhân và cách xử trí cần biết

Đau thắt ngực ổn định: Nguyên nhân và cách xử trí cần biết

Cơn đau thắt ngực ổn định có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người bệnh. Hãy tìm cách nhận biết các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm, bạn sẽ thoát khỏi nguy cơ tử vong sớm.

Bạn đang đọc: Đau thắt ngực ổn định: Nguyên nhân và cách xử trí cần biết

Đau thắt ngực ổn định là tình trạng đau ngực hay khó chịu ở ngực xảy ra khi cơ tim không được cung cấp đủ lượng máu giàu oxy cần thiết để hoạt động bình thường. Tim sẽ phải đập nhiều và mạnh hơn khi người bệnh làm việc gắng sức hoặc căng thẳng tâm lý. Về lâu dài, điều này có thể dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim gây ảnh hưởng đến tính mạng.

Bạn hãy cùng Kenshin.vn nhận biết sớm các dấu hiệu nguy hiểm và cách đẩy lùi hiệu quả cơn đau thắt ngực ổn định nhé!

Nguyên nhân gây ra cơn đau thắt ngực ổn định

Đau thắt ngực ổn định: Nguyên nhân và cách xử trí cần biết

Nguyên nhân chủ yếu gây ra cơn đau thắt ngực là do xơ vữa động mạch vành khiến lòng mạch bị thu hẹp, từ đó làm giảm lưu lượng máu tới tế bào cơ tim. Cục máu đông cũng có thể là nguyên nhân làm tắc hẹp mạch máu và gây ra những cơn đau thắt.

Cơn đau thắt ngực ổn định thường được kích hoạt bởi các hoạt động thể chất. Khi bạn leo cầu thang, tập thể dục hoặc đi bộ, tim phải hoạt động nhiều hơn. Tuy nhiên, các mạch máu bị thu hẹp làm chậm lưu lượng máu. Bên cạnh hoạt động thể chất, các yếu tố khác như căng thẳng cảm xúc hoặc nhiệt độ lạnh cũng có thể gây thu hẹp động mạch và kích hoạt tình trạng này. Nhìn chung, đau thắt ngực ổn định ít nguy hiểm hơn đau thắt ngực không ổn định.

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ cảnh báo người bệnh có thể gặp phải những cơn đau thắt ngực có thể kể đến là:

  • Hút thuốc lá
  • Tiền sử gia đình
  • Căng thẳng kéo dài
  • Béo phì, ít vận động
  • Tuổi tác cao, huyết áp cao
  • Bệnh tiểu đường, rối loạn mỡ máu
  • Các tình trạng tim mạch khác như rối loạn nhịp tim, thiếu máu, suy tim, bệnh van tim…

Triệu chứng cơn đau thắt ngực ổn định

Đau thắt ngực ổn định: Nguyên nhân và cách xử trí cần biết

Một cơn đau thắt ngực ổn định thường có những dấu hiệu như ngực bị bóp chặt, cơn đau có thể lan ra đến cổ, vai cũng như cánh tay. Đau thắt ngực ổn định thường xảy ra khi người bệnh vận động mạnh hoặc vào buổi sáng sớm đi kèm các triệu chứng khó thở, buồn nôn, chóng mặt, vã mồ hôi… Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng thường kéo dài khoảng 15 phút và giảm dần khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc điều trị.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bị đau thắt ngực không ổn định. Cùng là đau thắt ngực, nhưng triệu chứng của hai loại này sẽ có một số điểm khác nhau:

  • Cơn đau thắt ngực ổn định thường xảy ra khi người bệnh vận động mạnh hoặc vào buổi sáng sớm. Còn cơn đau ngực không ổn định có thể xảy ra bất cứ lúc nào, kể cả khi nghỉ ngơi.
  • Cơn đau thắt ngực ổn định thường có xu hướng tạm thời khoảng 15 phút và giảm dần khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc điều trị đau thắt ngực. Cơn đau ngực không ổn định nặng và kéo dài hơn, có thể tới hơn 30 phút, không giảm khi nghỉ ngơi hay dùng thuốc.
  • Đau thắt ngực ổn định ít nguy hiểm hơn đau ngực không ổn định nhưng có thể gây đau và khó chịu cho người bệnh. Đôi khi chứng bệnh này có thể thầm lặng (không đau hoặc đau ngực không điển hình) gọi là thiếu máu cơ tim thầm lặng. Đau ngực không ổn định thì nguy hiểm hơn bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một cơn nhồi máu cơ tim nghiêm trọng.

Cả hai tình trạng đau thắt ngực trên đều có thể là dấu hiệu cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm đến tính mạng. Nếu may mắn qua khỏi cơn nhồi máu, bạn cũng phải chịu những di chứng nặng nề ảnh hưởng đến cuộc sống nếu không biết cách xử lý và phòng ngừa kịp thời.

Cách xử trí nhanh khi gặp phải các cơn đau thắt ngực

Tìm hiểu thêm: 5 lợi ích của cực khoái đối với sắc đẹp của phụ nữ

Đau thắt ngực ổn định: Nguyên nhân và cách xử trí cần biết

Bạn có thể lưu ý những dấu hiệu nguy hiểm sau để kịp thời cấp cứu khi đau thắt ngực:

  • Đau ngực dữ dội
  • Da xanh xao, vã mồ hôi lạnh
  • Chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nôn
  • Đau hàm, khó chịu ở lưng, vai, cánh tay
  • Cảm thấy bồn chồn, lo lắng ngày càng tăng
  • Mệt mỏi bất thường, đột nhiên cảm thấy kiệt sức, khó thở hơn

Đây là các dấu hiệu cho thấy cơ tim đang bị thiếu máu, vì vậy bạn cần mau chóng thực hiện các bước dưới đây:

  • Bước 1: Dừng mọi hoạt động đang thực hiện và nằm nghỉ ở tư thế ngồi, đầu gối nâng cao. Đồng thời, bạn nới lỏng quần áo và giữ ấm cơ thể bằng khăn choàng hoặc một chiếc chăn mỏng.
  • Bước 2: Trong trường hợp đã được bác sĩ cho sử dụng các thuốc giãn mạch như nitroglycerin, bạn có thể cắt cơn đau bằng cách ngậm dưới lưỡi 1 viên nitroglycerin tác dụng nhanh hoặc sử dụng nitroglycerin dạng thuốc xịt.
  • Bước 3: Nếu đã dùng thuốc giãn mạch mà cơn đau kéo dài trên 20 phút thì có nguy cơ cao nhồi máu cơ tim, cần gọi cấp cứu hoặc nhờ người thân chuyển đến bệnh viện ngay lập tức.
  • Bên cạnh cách xử lý khi gặp phải cơn đau thắt ngực ổn định, bạn cần nắm rõ các cách kiểm soát và giảm đau lâu dài để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm trên tim mạch.

    Phương pháp điều trị giúp giảm cơn đau thắt ngực ổn định

    Đau thắt ngực ổn định: Nguyên nhân và cách xử trí cần biết

    >>>>>Xem thêm: Sốt siêu vi

    Đau thắt ngực ổn định nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ. Dưới đây là những cách giúp bạn cải thiện đáng kể tần suất xuất hiện và mức độ của cơn đau thắt ngực:

    1. Điều chỉnh lối sống tích cực

    Một lối sống khoa học và lành mạnh rất có ích cho bạn, đặc biệt trong việc ngăn ngừa và làm giảm cơn đau thắt ngực:

    • Ăn uống: Bạn nên bổ sung các loại ngũ cốc thô, đậu, hạt và rau quả có nhiều chất xơ, đạm và khoáng chất. Những thực phẩm này giúp làm giảm cholesterol xấu (LDL), tăng cường sức bền và bảo vệ thành mạch khỏi sự xâm hại của gốc tự do. Ngoài ra, thịt cá có chứa hàm lượng cao chất béo omega-3 rất tốt cho hoạt động của hệ tim mạch.
    • Tập luyện: Các bài tập nhẹ nhàng đều đặn như đi bộ, yoga, đạp xe… 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 lần mỗi tuần giúp máu lưu thông tốt đến các mô, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Đây là cách đơn giản để người bệnh có thể phát triển được tuần hoàn bàng hệ mạch vành.
    • Tinh thần: Bạn nên thực hiện chế độ sinh hoạt, làm việc điều độ và sắp xếp công việc hợp lý. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh lo lắng và căng thẳng quá mức.
    • Thói quen: Bạn nên theo dõi và kiểm soát tốt cân nặng, huyết áp, đường huyết, mỡ máu định kỳ. Đặc biệt, bạn cần hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá….

    2. Áp dụng phương pháp y khoa

    Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ là nền tảng giúp bạn kiểm soát các cơn đau thắt ngực hiệu quả. Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng các loại thuốc để điều trị tình trạng này như:

    • Nitroglycerin viên ngậm dưới lưỡi hoặc dạng xịt có thể làm giảm cơn đau ngực
    • Thuốc chống đông máu như aspirin, clopidogrel, ticagrelor  hoặc prasugrel giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông trong động mạch và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.
    • Thuốc ức chế ACE giảm huyết áp và bảo vệ tim của bạn
    • Thuốc chẹn beta để giảm nhịp tim, huyết áp
    • Thuốc chẹn kênh canxi làm giãn động mạch, giảm huyết áp và giảm căng thẳng cho tim
    • Nitrate ngăn ngừa cơn đau thắt ngực ổn định
    • Ranolazine giúp điều trị chứng đau thắt ngực mạn tính
    • Trimetazidin có tác dụng chống thiếu máu cục bộ, được dùng như liệu pháp bổ sung/hỗ trợ vào biện pháp trị liệu hiện có để điều trị triệu chứng ở bệnh nhân đau thắt ngực ổn định không được kiểm soát đầy đủ hoặc bệnh nhân không dung nạp với các liệu pháp trị đau thắt ngực khác

    Trong trường hợp bạn không còn đáp ứng với điều trị nội khoa, bác sĩ sẽ cân nhắc để can thiệp đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu mạch vành tùy vào từng trường hợp cụ thể.

    Các cơn đau thắt ngực ổn định tuy khá nguy hiểm nhưng không phải là không có cách kiểm soát. Bạn hãy xây dựng lối sống lành mạnh, giữ tinh thần thoải mái và tuân theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ để đau thắt ngực không còn là nỗi lo nhé!

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *