Mách bạn 5 bài tập cho người bệnh tim mạch

Mách bạn 5 bài tập cho người bệnh tim mạch

Mách bạn 5 bài tập cho người bệnh tim mạch

Để cải thiện kết quả điều trị những vấn đề ở tim, bên cạnh các liệu pháp y tế, bạn có thể áp dụng thêm một số bài tập cho người bệnh tim mạch. 

Bạn đang đọc: Mách bạn 5 bài tập cho người bệnh tim mạch

Người mắc các bệnh về tim mạch có thể cải thiện đáng kể tình trạng hiện tại của mình bằng cách thay đổi lối sống tích cực hơn, chẳng hạn như tập luyện thể dục thể thao đều đặn. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, phương pháp này đặc biệt hữu dụng đối với người cao tuổi.

Vậy, việc rèn luyện thể chất ảnh hưởng tích cực đến những vấn đề sức khỏe ở tim như thế nào? Bạn có thể thực hiện những bài tập cho người bệnh tim mạch như thế nào để có thể đạt hiệu quả cao nhất? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

5 bài tập cho người bệnh tim đơn giản và hiệu quả

Lợi ích mà những bài tập thể dục tốt cho tim mạch có thể đem đến trong quá trình phòng ngừa, cũng như đối phó với các bệnh về tim mạch bao gồm:

  • Thuyên giảm các dấu hiệu bệnh tim
  • Phục hồi chức năng tim mạch
  • Hạ chỉ số huyết áp xuống phạm vi bình thường, giảm nhẹ áp lực công việc ở tim
  • Cải thiện chỉ số cholesterol, từ đó phòng ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch
  • Ngăn chặn rủi ro phát sinh những biến chứng nguy hiểm như suy tim, đột quỵ hay thậm chí là tử vong
  • Duy trì độ linh hoạt của cơ thể
  • Nâng cao quá trình trao đổi chất
  • Gia tăng khả năng chịu đựng của cơ thể đối với những hoạt động cường độ cao
  • “Bồi dưỡng” sức khỏe tinh thần của người bệnh, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống

Tuy nhiên, điều quan trọng bạn cần lưu ý là hãy lựa chọn những bài tập hay môn thể thao phù hợp với sức lực hiện tại của mình. Việc luyện tập quá sức có nguy cơ khiến sức khỏe của bạn nghiêm trọng hơn. Đặc biệt hơn, những biến cố nguy hiểm có khả năng phát sinh ngay trong lúc bạn tập luyện.

Do đó, nếu bạn muốn áp dụng phương pháp trên cho việc điều trị các vấn đề ở tim nhưng lại chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy để Kenshin.vn mách nhỏ với bạn 5 bài tập cho người bệnh tim mạch đơn giản mà hiệu quả nhé.

1. Các bài tập aerobic – một trong những bài tập thể dục tốt cho tim mạch hiệu quả

Mách bạn 5 bài tập cho người bệnh tim mạch

Nhảy dây là một dạng bài tập aerobic có thể hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc đối phó với các bệnh về tim mạch

Hầu hết các bài tập aerobic đều có cường độ nhẹ, người tập không phải dùng sức nhiều. Do đó, nhiều chuyên gia đánh giá khá cao về tính an toàn của các bài tập này đối với người mắc các bệnh về tim mạch.

Họ cũng cho rằng tần suất tập luyện tối ưu là mỗi tuần 5 lần, thời gian mỗi lần khoảng 20 – 30 phút.

Mặt khác, hai trong số những lợi ích sức khỏe của bài tập aerobic là hạ huyết áp, đồng thời cải thiện tốc độ đập của tim. Ngoài ra, tùy vào điều kiện sức khỏe lúc bấy giờ, bạn có thể thử:

  • Nhảy dây
  • Yoga
  • Khiêu vũ

>>> Bạn có thể quan tâm: Huyết áp cao uống gì để hạ? Điểm qua TOP 9 loại thức uống giúp hạ huyết áp tại nhà!

2. Đi bộ – bài tập giúp giảm 35% bệnh nhồi máu cơ tim

Mách bạn 5 bài tập cho người bệnh tim mạch

Bạn có thể hạ cùng lúc cả chỉ số huyết áp lẫn cholesterol chỉ nhờ bài tập đi bộ

Một trong những bài tập cho người bệnh tim được nhiều người áp dụng đó chính là tập đi bộ. Chỉ số huyết áp cũng như chỉ số cholesterol của một người có thể thuyên giảm dần theo thời gian chỉ bằng thói quen đi bộ thường xuyên của người đó.

Theo kết quả từ một số nghiên cứu, bạn có thể giảm 18% nguy cơ phát triển bệnh mạch vành nếu bỏ ra 30 phút đi bộ mỗi ngày. Đồng thời, rủi ro nhồi máu cơ tim cũng sẽ giảm bớt 35% khi bạn có thói quen đi bộ mỗi tuần 180 phút.

Mặt khác, thay vì quá phụ thuộc vào xe máy hay các phương tiện di chuyển khác, bạn cũng có thể áp dụng bài tập đi bộ vào lối sinh hoạt thường ngày.

3. Chạy bộ

Mách bạn 5 bài tập cho người bệnh tim mạch

Chạy bộ cũng giúp nâng cao hiệu quả điều trị các bệnh về tim mạch

Tương tự đi bộ, bài tập thể dục tốt cho tim mạch như chạy bộ rất hữu ích dành cho người mắc các bệnh về tim mạch.

Khi mới bắt đầu, bạn nên chạy chậm rãi. Sau đó, khi cơ thể đã quen dần, bạn có thể tăng tốc, nhưng hãy đảm bảo tốc độ chạy luôn ổn định và không khiến cơ thể quá sức. Nếu cảm thấy mệt mỏi, hãy giảm dần tốc độ rồi mới dừng thay vì ngưng ngay lập tức.

Tương tự với quãng đường chạy, bạn cũng nên bắt đầu với những đoạn ngắn khoảng vài trăm mét. Bạn có thể chạy 3 – 4 lần mỗi tuần với tổng độ dài quãng đường tăng dần theo thời gian.

4. Đạp xe – bài tập tốt cho tim mạch, giúp đốt cháy năng lượng hiệu quả

Tìm hiểu thêm: Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ có những loại vắc xin nào?

Mách bạn 5 bài tập cho người bệnh tim mạch
Sử dụng máy đạp xe trong nhà có thể giúp bạn chủ động hơn trong việc luyện tập, đồng thời hạn chế những yếu tố thời tiết gây cản trở

Những lợi ích sức khỏe mà phương pháp đạp xe có thể đem đến cho bạn rất nhiều, chẳng hạn như:

  • Gia tăng sức bền của tim
  • Nâng cao chất lượng của quá trình trao đổi chất cũng như tuần hoàn
  • Cải thiện độ dẻo dai của cơ bắp

Khác với người khỏe mạnh, những người đang phải đối đầu với các bệnh tim mạch nên tập đạp xe trong nhà với thiết bị chuyên dụng, thay vì đạp xe ngoài đường. Điều này có thể giúp bạn hạn chế yếu tố thời tiết bất lợi cũng như chủ động hơn trong việc luyện tập.

>>> Bạn có thể quan tâm: Tác dụng của đạp xe tại chỗ: Giảm cân, tăng cường hormone hạnh phúc

5. Các bài tập tăng cường thể lực – tốt cho tim mạch, giúp cải thiện vóc dáng

Mách bạn 5 bài tập cho người bệnh tim mạch

Các bài tập tăng cường thể lực không chỉ giúp bạn xây dựng cơ bắp mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể

Mục đích của các bài tập tăng cường thể lực là xây dựng cơ bắp cũng như sức khỏe tổng thể của bạn. Ngoài ra, bài tập tốt cho tim mạch còn có thể giúp bạn giảm cân và duy trì trọng lượng khỏe mạnh.

Bạn có thể đến phòng tập và thử sức với những thiết bị, dụng cụ như máy tập tạ hay dây đàn hồi tập thể hình.

Mặt khác, để tiếp cận tốt với những bài tập tim mạch, trước hết, bạn nên bắt đầu với cường độ vừa phải. Sau đó, hãy thả lỏng cơ bắp trong 1 – 2 ngày trước khi tiếp tục tập luyện.

Người mắc bệnh tim mạch cần lưu ý gì khi tập luyện?

Khi thực hiện các bài tập cho người bệnh tim mạch, bạn nên lưu ý tuân theo một số quy tắc đơn giản dưới đây vì chúng sẽ là “chìa khóa” giúp đạt được hiệu quả tốt nhất có thể.

Tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi luyện tập thể thao

Mách bạn 5 bài tập cho người bệnh tim mạch

Trước khi bắt đầu tập luyện, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn một số yếu tố nên và không nên làm

Nếu bạn bị các bệnh về tim mạch và muốn áp dụng biện pháp rèn luyện thể chất như một cách hỗ trợ điều trị, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về những vấn đề như sau:

  • Thời gian tập thể dục mỗi ngày là bao nhiêu?
  • Tần suất tập thể dục trong tuần?
  • Những bài tập cho người bệnh tim mà bạn có thể áp dụng hoặc nên tránh?
  • Bạn có cần thời gian để thích ứng với thuốc tim mạch trước khi tiến hành tập luyện không?
  • Bạn có nên đo nhịp tim khi đang tập thể dục? Mạch đập mà bạn nên có là bao nhiêu?
  • Các dấu hiệu cảnh báo mà bạn nên đề phòng?
  • >>> Bạn có thể quan tâm: Nhịp đập trái tim khi chạy, tăng bao nhiêu là lý tưởng?

    Khởi đầu chậm rãi

    Các chuyên gia đến từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên rằng bạn nên bắt đầu với cường độ tập luyện vừa phải với tần suất 5 – 6 lần mỗi tuần. Điều này không chỉ giúp bạn nhanh chóng thích nghi với việc rèn luyện, mà còn mau chóng cải thiện sức khỏe tổng thể và khả năng chịu đựng của tim.

    Tăng cường độ tập luyện theo thời gian

    Sau một thời gian rèn luyện, bạn có thể từ từ kéo dài thời gian luyện tập hoặc tăng độ khó của bài tập lên một bậc. Điều này giúp bạn đưa ra một giới hạn mới cho sức khỏe tim. Tuy nhiên, hãy lưu ý không tăng độ khó lên mức bạn phải hoạt động quá sức để đạt được mục tiêu.

    Duy trì thói quen luyện tập

    Khi cơ thể bạn đã thích ứng với việc rèn luyện thể chất, hãy cố gắng duy trì thói quen tốt này. Bạn có thể thử áp dụng một số mẹo dưới đây để hỗ trợ, ví dụ như:

    • Dành thời gian cho việc tập thể dục thể thao bằng cách lên kế hoạch công việc cụ thể mỗi ngày
    • Tìm người tập luyện cùng
    • Cân nhắc việc tập luyện như một “niềm vui” mỗi khi bạn buồn chán

    Mặt khác, khi tập luyện bài tập cho người bệnh tim, bạn cũng đừng quên những quy tắc như sau nhé:

    Mách bạn 5 bài tập cho người bệnh tim mạch

    >>>>>Xem thêm: Dùng mặt nạ lột mụn để làm sạch mụn cám: Nên hay không?

    Khởi động là bước quan trọng, không thể thiếu trong mỗi bài tập luyện
    • Không tập thể dục trong vòng một giờ kể từ lúc bạn vừa dùng bữa xong.
    • Luôn khởi động trước khi tập luyện. Điều này giúp tim có thể tự điều chỉnh và thích nghi dần từ trạng thái nghỉ ngơi đến trạng thái hoạt động.
    • Tương tự khởi động trước khi tập luyện, bạn cũng không nên quên bước “làm mát” cơ thể sau khi kết thúc bài tập.
    • Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể trước, trong và sau khi rèn luyện thể chất.

    >>> Bạn có thể quan tâm: 6 dấu hiệu bạn bị mất nước: Hãy bổ sung nước ngay!

    Đừng quên chú ý phản ứng của cơ thể

    Trong thời gian đầu luyện tập, cơ bắp của bạn có thể đau nhức và mệt mỏi. Thực tế, phản ứng này hoàn toàn bình thường. Sau một thời gian, khi bạn đã thích nghi với việc tập luyện, tình trạng này sẽ dần thuyên giảm và biến mất.

    Tuy nhiên, nếu bất kỳ cơn đau nghiêm trọng nào đột ngột phát sinh, bạn nên lập tức ngừng việc tập luyện và đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Những dấu hiệu cảnh báo có thể bao gồm:

    • Đau ngực
    • Suy giảm thể lực
    • Chóng mặt
    • Cảm thấy áp lực đè nặng lên ngực, cổ, cánh tay, hàm hoặc vai

    Xây dựng thói quen rèn luyện thể chất là một trong những biện pháp khắc phục hữu hiệu dành cho người đang phải đối mặt với các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nên chọn những bài tập cho người bệnh tim mạch phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại của mình nhé.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *