Nhiễm toan ceton do đái tháo đường là một trong các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh cùng tên này, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không kịp thời xử lý, điều trị. Mời bạn cùng Kenshin.vn tìm hiểu cụ thể trong bài viết ngay sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Nhiễm toan ceton do đái tháo đường
Tìm hiểu chung
Nhiễm toan ceton do đái tháo đường là gì?
Nhiều người sẽ thắc mắc rằng ceton là gì hay nhiễm toan ceton là gì? Nhiễm toan ceton do đái tháo đường là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường xảy ra khi cơ thể sản sinh quá nhiều axit trong máu (được gọi là ceton). Tình trạng này xuất hiện khi cơ thể không sản xuất đủ insulin để đưa glucose vào trong tế bào cho chúng sử dụng và tạo ra năng lượng.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm toan ceton do đái tháo đường là gì?
Các triệu chứng phổ biến khi có biến chứng này là:
- Lượng nước tiểu được bài tiết nhiều
- Mất nước và cảm thấy cực kỳ khát nước
- Mệt mỏi
- Da và miệng khô
- Mặt đỏ bừng
- Đau bụng
- Thở nhanh nông
- Hơi thở có mùi trái cây
- Đau đầu
- Cứng cơ hoặc đau nhức cơ
- Buồn nôn, ói mửa
- Gia tăng lượng đường và/hoặc mức ceton trong máu, bạn có thể tự kiểm tra với một số xét nghiệm tại nhà
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Bạn nên đến khám bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:
- Cảm thấy khó chịu, căng thẳng hoặc mới mắc bệnh hay chấn thương gần đây. Bạn có thể kiểm tra lượng đường trong máu tại nhà với thiết bị mua được ở các hiệu thuốc bệnh viện lớn. Kết quả cho thấy lượng đường trong máu của bạn cao hơn so với giới hạn cho phép và những biện pháp tự xử lý không có hiệu quả.
- Nôn mửa và không thể ăn, uống được.
- Mức ceton nước tiểu của bạn trung bình hoặc cao.
Gọi cấp cứu ngay lập tức, nếu:
- Lượng đường trong máu thường xuyên cao hơn 300 mg/dL, hoặc 16,7 mmol/L.
- Có ceton trong nước tiểu của bạn và không thể giảm xuống tới giới hạn cho phép.
- Có nhiều hơn một triệu chứng, chẳng hạn như lú lẫn, hay khát nước, đi tiểu thường xuyên, buồn nôn và ói mửa, đau bụng, thở ngắn, hơi thở mùi trái cây.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra nhiễm toan ceton do đái tháo đường?
Đường là nguồn cung cấp năng lượng chính cho các tế bào tạo nên cơ bắp và các mô khác. Insulin giúp đường đi vào các tế bào trong cơ thể.
Khi cơ thể thiếu insulin, lượng đường huyết sẽ bị ngăn chặn không hấp thụ được vào tế bào và cơ bắp để tạo ra năng lượng. Điều này gây ra việc giải phóng các hormone phân hủy chất béo để cơ thể sử dụng làm nhiên liệu tạo ra năng lượng. Điều này cũng tạo ra axit được gọi là ceton. Ceton tích tụ trong máu và cuối cùng tràn vào nước tiểu. Nếu không được điều trị, sự tích tụ có thể dẫn đến nhiễm toan ceton do đái tháo đường.
Nhiễm toan ceton do đái tháo đường cũng được gây ra bởi:
- Bệnh tật hoặc nhiễm trùng có thể làm cho cơ thể sản xuất một số hormone khác như adrenaline hoặc cortisol. Các hormone này hoạt động chống lại tác động của insulin và đôi khi gây ra nhiễm toan ceton do tiểu đường. Viêm phổi và nhiễm trùng đường tiết niệu là những bệnh phổ biến có thể dẫn đến nhiễm toan ceton do tiểu đường.
- Việc không tuân thủ điều trị, hoặc điều trị không đạt mục tiêu kiểm soát đường huyết có thể làm lượng đường trong máu tăng cao, dẫn đến tình trạng nhiễm toan ceton do đái tháo đường.
Những điều khác có thể dẫn đến nhiễm toan ceton do tiểu đường bao gồm:
- Rối loạn thể chất và tâm thần
- Đau tim hoặc đột quỵ
- Viêm tụy
- Thai kỳ
- Lạm dụng rượu hoặc ma túy, đặc biệt là cocaine
- Một số loại thuốc, chẳng hạn như corticosteroid và một số thuốc lợi tiểu.
Những ai thường bị nhiễm toan ceton do đái tháo đường?
Nhiễm toan ceton do đái tháo đường thường ảnh hưởng đến những người bị bệnh đái tháo đường loại 1 và loại 2. Đôi khi cũng ảnh hưởng đến người chưa biết mình bị bệnh đái tháo đường. Thanh niên và trẻ em cũng có nguy cơ mắc phải tình trạng này.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiễm toan ceton do đái tháo đường?
Tìm hiểu thêm: TOP 15 công dụng của sả đối với sức khỏe
- Xét nghiệm máu để đo mức độ glucose, nồng độ ceton trong máu
- Điện giải đồ
- Tổng phân tích nước tiểu để kiểm tra mức ceton trong nước tiểu
- Chụp X-quang
- Điện tâm đồ
- Khí máu động mạch
- Sinh hóa máu (một nhóm các xét nghiệm máu đo nồng độ natri và kali, chức năng thận cũng như các hóa chất và chức năng khác, bao gồm cả khoảng trống anion)
- Kiểm tra đường huyết
- Đo huyết áp.
Những phương pháp nào dùng để điều trị nhiễm toan ceton do đái tháo đường?
Bác sĩ sẽ điều trị bằng biện pháp bù dịch, bù điện giải và truyền insulin. Cụ thể như sau:
- Bù dịch. Giúp khôi phục khối lượng tuần hoàn và làm loãng lượng đường trong máu. Có thể được cung cấp bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch thông qua tiêm truyền.
- Bù điện giải. Bổ sung các chất điện giải để đảm bảo duy trì nồng độ điện giải thích hợp trong máu nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm của rối loạn điện giải gây nên như rối loạn thần kinh cơ, rối loạn nhịp tim, ngưng tim.
- Liệu pháp insulin. Insulin làm đảo ngược tình trạng nhiễm toan ceton do tiểu đường. Ngoài bù dịch và bù điện giải, insulin còn được truyền qua tĩnh mạch. Có thể quay trở lại liệu pháp insulin thông thường khi lượng đường trong máu giảm xuống khoảng 200 mg / dL (11,1 mmol / L).
Biến chứng
Những biến chứng thường gặp
Hầu hết bệnh nhân đáp ứng với điều trị trong vòng 24 giờ. Đôi khi, phải mất nhiều thời gian hơn để phục hồi.
Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến bệnh nặng hoặc tử vong.
Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:
- Tích tụ chất lỏng trong não (phù não)
- Tim ngừng hoạt động (ngừng tim)
- Suy thận.
Phòng ngừa
Những biện pháp giúp phòng ngừa nhiễm toan ceton do đái tháo đường là gì?
>>>>>Xem thêm: Cách đọc chỉ số huyết áp như thế nào là đúng?
Các lối sống và biện pháp khắc phục sau đây có thể giúp bạn phòng ngừa biến chứng nguy hiểm này:
- Kiểm soát bệnh đái tháo đường bằng chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất hàng ngày, đồng thời uống thuốc được chỉ định theo hướng dẫn của bác sĩ
- Kiểm soát đường huyết và mức độ ceton trong máu thường xuyên và chặt chẽ hơn nếu bạn bị ốm hoặc bị stress
- Nếu nghi ngờ xuất hiện biến chứng toan ceton do đái tháo đường như nhận thấy bất kỳ thay đổi đột ngột nào về mức độ đường hoặc mức ceton trong máu cần đến gặp bác sĩ ngay.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.