Nhịp nhanh xoang có chữa được không?

Nhịp nhanh xoang có chữa được không?

Nhịp nhanh xoang có chữa được không?

Nhịp nhanh xoang có chữa được không phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu biết cách phối hợp nhiều biện pháp điều trị phù hợp, bạn có thể yên tâm kiểm soát bệnh tình.

Bạn đang đọc: Nhịp nhanh xoang có chữa được không?

Nhịp nhanh xoang là gì? Nhịp nhanh xoang hay nhịp xoang nhanh là tình trạng nút xoang bị kích thích làm tim đập nhanh bất thường, đi kèm các triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở… Để điều trị nhịp nhanh xoang, bạn cần nắm rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này để có phương án kiểm soát hiệu quả.

Nhịp nhanh xoang có chữa được không?

Nút xoang tạo nhịp tim bằng cách phát tín hiệu điện và lan truyền đến hệ thống điện trong cơ tim. Khi nút xoang bị kích thích quá mức sẽ gây ra “nhịp nhanh xoang”, khiến bạn hồi hộp, đánh trống ngực, mệt mỏi, choáng váng, thậm chí ngất xỉu do tim đập quá nhanh.

Nhiều người sẽ thắc mắc rằng nhịp nhanh xoang có chữa được không? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Và nhịp nhanh xoang có chữa được không sẽ phụ thuộc vào chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Trường hợp nhịp nhanh xoang có thể chữa khỏi hoàn toàn

Nhịp nhanh xoang xuất hiện sau khi bạn vận động thể lực, trải qua cảm giác căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi hay sau khi dùng cà phê, thuốc lá… được gọi là nhịp nhanh xoang sinh lý. Trường hợp này bạn chỉ cần điều chỉnh lại lịch sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý và tránh căng thẳng quá mức thì nhịp xoang sẽ tự trở lại bình thường.

Đối với nhịp nhanh xoang xuất phát từ bệnh lý (cường giáp…) hay do các loại thuốc điều trị, bệnh có thể cải thiện khi bạn chữa dứt điểm căn bệnh đó hoặc thay đổi thuốc uống.  

Trường hợp nhịp nhanh xoang khó chữa khỏi hoàn toàn

Nhịp nhanh xoang có chữa được không?

Đau ngực, đánh trống ngực, hồi hộp là dấu hiệu cảnh báo nhịp nhanh xoang cần điều trị.

Người bị nhịp nhanh xoang đi kèm cùng các bệnh tim mạch khác như tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, suy tim, rối loạn thần kinh tim hoặc nhịp nhanh xoang không rõ nguyên nhân thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn và cũng khó chữa khỏi hoàn toàn. Khi đó, người bệnh bắt buộc phải đến bác sĩ để điều trị. Đặc biệt là khi xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như:

  • Đau tức ngực
  • Chóng mặt, choáng, ngất
  • Hồi hộp, đánh trống ngực
  • Mệt mỏi, khó thở, bồn chồn, lo lắng

Cách giảm nhịp nhanh xoang tại nhà

Tìm hiểu thêm: Hiểu các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi để trở thành cha mẹ trắc ẩn

Nhịp nhanh xoang có chữa được không?
Để điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần thay đổi lối sống theo hướng tích cực

Cách chữa nhịp nhanh xoang không đơn thuần chỉ là dùng thuốc hay can thiệp phẫu thuật (đặt máy tạo nhịp, đốt điện tim…). Để điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần thay đổi lối sống theo hướng tích cực nhằm giảm thiểu sự kích hoạt nhịp xoang từ bên trong cơ thể lẫn các tác động từ bên ngoài.

1. Lựa chọn chế độ ăn tốt cho tim mạch

Chế độ ăn lành mạnh không chỉ giúp ổn định nhịp xoang mà còn ngăn ngừa các bệnh tim mạch khác. Bạn có thể tham khảo các nhóm thực phẩm sau đây:

• Thực phẩm giàu chất xơ: Những người rối loạn nhịp tim do xơ vữa động mạch cần bổ sung chất xơ để giảm hấp thu lượng chất béo xấu. Vì chất béo xấu trong máu cao chính là nguyên nhân gây xơ vữa mạch, làm tăng nhịp tim. Bạn nên ăn nhiều các loại trái cây có múi như cam, quýt, bưởi hoặc các loại quả mọng như dâu tây, việt quất, hay các loại rau như rau bina, cà rốt, súp lơ…

• Thực phẩm giàu Omega 3: Omega 3 là chất béo tốt giúp giảm các phản ứng viêm trong lòng mạch máu, giảm nhịp nhanh xoang. Người bệnh tim mạch nên ăn cá 2 lần/tuần để bổ sung đủ omega 3. Ngoài cá, omega 3 còn có trong một số thực phẩm khác như đậu nành, đậu phộng, quả óc chó, hạnh nhân…

• Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Thực phẩm có tính chống oxy hóa cao giúp ngăn chặn sự hình thành gốc tự do, làm giảm cơn rung nhĩ. Bạn nên bổ sung chất chống oxy hóa trong trái cây họ cam quýt, rau xanh đậm, dầu oliu, đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt, súp lơ,…

• Thực phẩm chứa chất điện giải: Rối loạn chất điện giải cũng có thể là nguyên nhân gây ra nhịp nhanh xoang. Vì thế những thực phẩm giàu chất điện giải như magie, kali, canxi có trong chuối, cải bó xôi, bí đỏ, hạnh nhân, trứng, sữa tách béo,… là cách hiệu quả giữ nhịp tim ổn định.

Thức ăn có gia vị cay nóng, các loại thịt đỏ, da của thịt gia cầm hay các loại thức uống có chứa caffeine như trà, cà phê, rượu, bia,… sẽ kích thích tăng nhịp tim nên bạn cần tránh.

2. Tập thể dục vừa sức

Nhịp nhanh xoang có chữa được không?

>>>>>Xem thêm: 9 cách giúp bạn xử lý tình trạng trẻ đánh nhau

Duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày để giúp tim đập ổn định hơn.

Đa số người bệnh nhịp nhanh xoang đều được khuyến khích tập thể dục. Tuy nhiên, khi mới tập, người bệnh nên thực hiện các động tác nhẹ vừa sức, sau đó mới tăng dần cường độ lên để tránh tăng nhịp xoang quá mức. Hãy bắt đầu với 5 hay 10 phút đi bộ và tăng dần cường độ sau đó. Thời lượng đi bộ phù hợp nhất là 30-45 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày/tuần.

Các động tác yoga, thái cực quyền cũng rất tốt cho sức khỏe nếu bạn duy trì luyện tập khoảng 30 – 60 phút mỗi ngày. Nếu lúc tập thể dục mà xuất hiện triệu chứng hồi hộp, trống ngực thì bạn nên ngừng lại, ngồi xuống nghỉ ngơi.

Dù nguyên nhân gây nhịp nhanh xoang là gì thì bạn cũng đều cần ngăn chặn từ sớm bằng việc dùng thuốc kết hợp lối sống lành mạnh. Khi ấy, bạn có thể cải thiện triệu chứng bệnh đồng thời tránh ảnh hưởng đến các chức năng tim khác và sống vui khỏe mỗi ngày.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *