Thai 34 tuần đang ở giai đoạn “nước rút” và chỉ ít lâu nữa thôi mẹ đã có thể ôm bé cưng trong lòng. Trong lúc đợi đến thời khắc hạnh phúc ấy, mẹ nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để đón con chào đời bất kỳ lúc nào. Đặc biệt với các mẹ mang song thai cần quan tâm hơn nữa đến những thay đổi trong cơ thể, cũng như những dấu hiệu của thai nhi để có cách thích nghi tốt nhất.
Bạn đang đọc: Mang song thai 34 tuần và những vấn đề mẹ cần biết
Không giống như thai đơn, phụ nữ mang thai đôi thường có nguy cơ gặp rủi ro về sức khỏe cao hơn. Theo đó, nguy cơ này tỷ lệ thuận với sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Một trong những biến chứng của việc mang song thai khá phổ biến là sinh non. Người ta ước tính có ít hơn 50% các ca mang thai đôi được sinh khi hơn 38 tuần tuổi thai.
Tình trạng sinh non gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, cũng như để lại các biến chứng lâu dài như suy giảm thị lực, khiếm thính và sự thiếu hụt kỹ năng nhận thức ở trẻ. Hơn nữa, nguy cơ thai chết lưu khi sinh đôi cao gấp 13 lần so với bình thường và ít nhất mẹ phải sinh con ở tuần 37 để tránh tình trạng này.
Để đảm bảo thai kỳ an toàn, bạn có thể tham khảo qua bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về vấn đề mang song thai 34 tuần.
Nội Dung
Giải đáp: Song thai 34 tuần tuổi có những thay đổi nào?
Thời điểm này, thai đã bước vào giai đoạn tăng tốc, do vậy mà trọng lượng của bé đã tăng đáng kể. Chính vì thai lớn hơn nên không gian trong tử cung dường như hẹp lại, không còn nhiều chỗ trống để bé tha hồ “vùng vẫy” như trước nhưng các bé vẫn có thể đạp bình thường. Phần đầu của thai nhi hơi cúi xuống để chuẩn bị cho quá trình sinh nở.
Thai 34 tuần lúc này bé cũng đã hoàn thiện hầu hết chức năng và các cơ quan trong cơ thể, duy chỉ có phổi là chưa thể hoạt động và da chưa có màu sắc như lúc mới sinh.
Thông qua hình ảnh siêu âm, bố mẹ sẽ thấy rõ nhất sự phát triển của cặp song sinh. Qua màn hình, đôi khi bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy con mỉm cười (hoạt động này là bé đang luyện cơ mặt và phản ứng lại với tác động bên ngoài) hoặc từng chỏm tóc lưa thưa của trẻ nữa đấy!
Vị trí của thai nhi sẽ được bác sĩ theo dõi liên tục từ tuần 34 trở đi. Trong trường hợp ngôi thai lý tưởng thì bạn hoàn toàn có thể sinh thường, nhưng nếu ngôi ngược thì bác sĩ có thể đề nghị mổ lấy thai.
Kích thước thai nhi ở tuần thứ 34
Ở tuần tuổi thai này, bé yêu của bạn có kích thước tương đương với quả dưa lưới với cân nặng trung bình ở khoảng 2,2kg và chiều dài đạt tầm 45cm.
Nói thêm một chút về những thay đổi của thai 34 tuần, thời điểm này ruột của bé đã chứa đầy phân su, dính như hắc ín. Có trường hợp trẻ đi tiêu ngay trong bụng mẹ, đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi có vấn đề bất ổn. Nếu điều này xảy ra, phần nước ối sẽ chuyển sang màu hơi xanh. Vì vậy, khi bị vỡ nước ối mà thấy có biểu hiện này, bạn nên báo ngay cho bác sĩ để kiểm tra nhé!
Những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai đôi 34 tuần
Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, bà mẹ tương lai sẽ có những thay đổi về thể chất lẫn tinh thần, cụ thể như sau:
1. Thay đổi về mặt sinh lý
- Từ giai đoạn này, mẹ bầu sẽ không nhìn rõ được như trước. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ sớm kết thúc sau khi sinh. Để cải thiện, bạn có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm thân thiện với thị lực.
- Kích thước vòng bụng lớn khiến bạn chỉ có thể nằm nghiêng sang một bên, cộng thêm với những cơn đau vùng hông, đùi kéo dài liên tục làm mẹ bầu rơi vào trạng thái mất ngủ triền miên.
- Tình trạng sưng phù tay chân do các mô cơ thể tích tụ dịch lỏng khiến việc đi lại gặp nhiều trở ngại hơn.
- Nếu ngôi thai đã vào đúng vị trí thuận thì mẹ sẽ thấy dễ thở hơn, phổi và cơ hoành cũng giãn nở ra đôi chút và dịch chuyển về vị trí cũ.
- Tháng thứ 8 là lúc mà mẹ bầu thường phải đối mặt với chứng táo bón khi mang thai, đầy hơi, khó tiêu. Do vậy, ngoài việc uống nhiều nước và bổ sung các loại trái cây, rau quả phù hợp, bạn nên chú trọng hơn nữa đến các loại thực phẩm mình tiêu thụ.
- Gần chạm đến đích, mẹ bầu sẽ đối mặt với những cơn đau chuyển dạ giả khiến bạn cảm thấy hoang mang, lo lắng. Hiện tượng này được gọi là cơn gò sinh lý hay cơn gò Braxton – Hicks. Đặc điểm của cơn co thắt này thường xuất hiện bất chợt khoảng 30 giây khi thai phụ cảm thấy mệt mỏi, mất nước, đi đứng nhiều. Dù không gây đau đớn nhưng những cơn gò này khiến bạn cảm thấy căng tức vùng bụng dưới.
Ngoài những vấn đề trên, mẹ bầu còn có thể đối mặt với tình trạng chuột rút, khó thở hay dịch âm đạo tăng do sự thay đổi hormone.
2. Thay đổi về mặt tâm lý
Siêu âm song thai 34 tuần
Tìm hiểu thêm: 6 cách làm giảm đau bụng kinh ngay lập tức để “tới tháng” nhẹ nhàng hơn
>>>>>Xem thêm: Những rủi ro của gây mê và gây tê mà bạn cần biết
Trong giai đoạn “nước rút” này, mẹ bầu cần tiến hành siêu âm thường xuyên hơn để theo dõi sự ổn định của thai nhi. Thông qua cách này, bác sĩ có thể nhận định và đưa ra những phân tích chính xác để quá trình sinh nở của bạn trở nên dễ dàng hơn. Cùng với đó, mẹ bầu sẽ được đề nghị thực hiện một vài xét nghiệm cụ thể để tránh xuất hiện những biến chứng xấu.
Nhiều mẹ cũng thắc mắc không biết liệu có an toàn không khi sinh con từ 34 tuần thai? Câu trả lời là việc sinh con ở bất kỳ thời điểm nào trước 37 tuần đều được xếp vào diện sinh non. Nếu chẳng may phải sinh con vào lúc này thì thai nhi cần nhận được sự chăm sóc đặc biệt. Bởi lẽ, lúc này hoạt động hô hấp cũng như khả năng điều chỉnh thân nhiệt của trẻ chưa tốt. Thời gian bé nằm trong lồng ấp dự kiến sẽ kéo dài đến khi trẻ đạt được 38 tuần tuổi thai.
Theo các chuyên gia, thời điểm tốt nhất để sinh đôi nên nằm trong khoảng từ tuần 34–39 của thai kỳ. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, nhất là việc cặp song sinh có chung nhau thai hay không. Mọi trường hợp sinh trước 34 tuần thai, bé cưng đều có thể gặp phải các biến chứng như co giật và suy hô hấp.
Lời khuyên dành cho mẹ
Trên đây là tất cả những thông tin cần biết về việc mang song thai 34 tuần. Kenshin.vn hy vọng bạn sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh và sớm hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc khi làm mẹ.