Bé 20 tháng tuổi đã có thể tự đi hoặc thậm chí là có thể chạy khá nhanh. Con cũng dần hiểu những gì bố mẹ nói và bập bẹ theo.
Bạn đang đọc: Bé 20 tháng tuổi biết làm gì? Sự phát triển thể chất, ngôn ngữ, nhận thức
Vậy, bé 20 tháng tuổi biết làm gì khác nữa? Mời bạn cùng Kenshin.vn khám phá sự phát triển của trẻ 20 tháng tuổi qua bài viết dưới đây.
Nội Dung
- 1 Chiều cao, cân nặng của bé 20 tháng tuổi
- 2 Sự phát triển của trẻ 20 tháng tuổi
- 3 Hoạt động khuyến khích sự phát triển của trẻ 20 tháng tuổi
- 4 Chế độ dinh dưỡng cho bé 20 tháng tuổi
- 5 Giấc ngủ của bé 20 tháng tuổi
- 6 Lời khuyên khi chăm sóc bé 20 tháng tuổi
- 7 Nếu trẻ 20 tháng tuổi chưa biết nói thì sao?
Chiều cao, cân nặng của bé 20 tháng tuổi
Nhiều phụ huynh thắc mắc trẻ 20 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn? Theo Tổ chức Y tế Thế giới, cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ 20 tháng tuổi là:
Sự phát triển của trẻ 20 tháng tuổi
1. Những cột mốc đáng nhớ của bé 20 tháng tuổi
Một số cột mốc đáng chú ý xoay quanh giai đoạn 20 tháng tuổi của bé yêu gồm:
- Bước đi: Trẻ ở mốc 20 tháng có thể đi vững hoặc thậm chí là chạy. Con cũng học cách bước lên bậc thang và đi lùi. Một số bé ở độ tuổi này còn có thể đứng bằng một chân trong lúc bám vào tường hoặc ghế.
- Bập bẹ nói: Thiên thần nhỏ có thể bập bẹ nói và đặt các câu hỏi đơn giản cho cha mẹ nhiều hơn để thỏa mãn trí tò mò.
- Lắc đầu từ chối: Trẻ 20 tháng biết làm gì? Nếu con không thích điều gì đó, bé có thể lắc đầu cũng như biểu cảm sự khó chịu.
- Mọc răng: Bé 20 tháng tuổi đang mọc chiếc răng hàm dưới thứ hai.
- Bắt đầu tập ngồi bô: Một số trẻ 20 tháng tuổi có dấu hiệu sẵn sàng tập ngồi bô. Tuy nhiên, nếu bé yêu vẫn chưa sẵn sàng, bạn không nên ép bé. Hầu hết trẻ sẽ biết ngồi bô vào khoảng 27-32 tháng tuổi.
2. Sự phát triển thể chất và vận động của trẻ 20 tháng tuổi
Bé 20 tháng tuổi biết làm những gì? Ở độ tuổi này, trẻ có thể:
- Đi lại vững vàng.
- Chạy một mình mà không cần hỗ trợ.
- Leo bậc thang, mặc dù một số bé có thể chưa biết cách leo xuống.
- Vẫy tay chào.
- Tự cởi quần áo.
- Tập đạp xe 3 bánh.
- Tập dùng muỗng để tự xúc ăn.
- Một số trẻ có thể biết bật nhảy.
3. Sự phát triển nhận thức và ngôn ngữ của trẻ 20 tháng tuổi
- Bé 20 tháng tuổi đã có thể nói được từ 25 đến 50 từ và sẽ sớm bắt đầu hỏi “Cái gì?” khi nhìn thấy mọi vật xung quanh. Bé cũng có thể sử dụng kết hợp hai từ và trả lời các yêu cầu bằng từ “Không”.
- Trẻ cũng hiểu được những chỉ dẫn của cha mẹ và làm theo khi được yêu cầu. Điều này là do vốn từ vựng của bé đã tăng lên. Do đó, nếu bạn nói những câu như “Con đưa quả bóng cho mẹ”, “Con nhặt cái này lên nhé”, bé có thể hiểu và làm theo.
- Bé 20 tháng có thể quan sát hành động cử chỉ của người lớn và bắt chước theo. Do đó, cha mẹ nên tận dụng thời điểm này để dạy con những thói quen tốt ngay khi bé còn nhỏ nhé.
- Nhiều trẻ cũng có thể bập bẹ theo một giai điệu nào đó.
4. Hành vi của bé 20 tháng tuổi
Trẻ 20 tháng tuổi dường như có những thay đổi về hành vi, chẳng hạn như:
- Bé dễ cáu kỉnh: Mặc dù sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 20 tháng tuổi đang tăng nhảy vọt, nhưng bé vẫn chưa thể truyền đạt tất cả những gì con muốn nói. Điều này có thể dẫn đến những cuộc khủng hoảng tuổi lên 2. Mặc dù gọi là khủng hoảng tuổi lên 2, nhưng điều này có thể diễn ra sớm hơn vài tháng.
- Bé 20 tháng tuổi có nỗi sợ về sự chia ly: Ở độ tuổi này, trẻ có thể nhận thức rõ hơn về việc phải xa bạn và có thể “gây sự”, nhất là khi bé đói, mệt hoặc bị bệnh. Tốt nhất là mỗi khi phải xa bé, bạn nên nói cho bé biết, trấn an con rằng bạn sẽ quay lại và nói rõ thời gian cho bé hiểu, tạm biệt bé và duy trì thói quen này.
- Trẻ có xu hướng cư xử tồi tệ: Bé 20 tháng tuổi thường có những lúc cư xử tồi tệ, chẳng hạn như đánh, cắn hoặc xô đẩy bạn. Lúc này, cha mẹ cần bình tĩnh và nói với con rằng những việc ấy là không đúng. Lưu ý là tránh phản ứng thái quá hoặc sử dụng bạo lực với con.
Hoạt động khuyến khích sự phát triển của trẻ 20 tháng tuổi
Trẻ 20 tháng tuổi thể hiện tính tự lập thông qua những công việc và hoạt động đơn giản mà bé thấy cha mẹ hoặc anh chị làm. Trẻ cũng yêu thích các bài hát quen thuộc và có thể học tập thông qua các trò chơi. Dưới đây là một số hoạt động và trò chơi vui nhộn dành cho bé 20 tháng tuổi:
- Vẽ bằng bút chì màu: Bạn có thể cùng con vẽ một đường thẳng, đường cong bằng bút chì màu.
- Kể tên các bộ phận trên cơ thể: Bé 20 tháng tuổi có thể kể tên được sáu bộ phận trên cơ thể, chẳng hạn như đầu, vai, đầu gối và ngón chân/ngón tay…
- Chơi với các hình khối: Trẻ 20 tháng tuổi vẫn đang rèn luyện kỹ năng xếp chồng và có thể xếp tối đa sáu khối chồng lên nhau.
- Cùng nhau làm việc nhà: Hãy để trẻ đặt thìa lên bàn, lau vết đổ và quét sàn bằng chổi nhỏ. Ở tuổi này, bé làm việc nhà giống như đang chơi trò chơi.
- Đọc sách cùng bé: Cha mẹ nên đọc sách cho bé 20 tháng tuổi mỗi ngày và khuyến khích bé chọn những câu chuyện yêu thích.
- Cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch, giả vờ: Bạn có thể mặc cho con trang phục hóa trang, để con xây dựng pháo đài bằng gối hay biến hộp các tông thành tàu vũ trụ. Sau đó, cha mẹ hãy cùng con sáng tạo ra những câu chuyện tưởng tượng thú vị.
Chế độ dinh dưỡng cho bé 20 tháng tuổi
1. Bé 20 tháng tuổi nên ăn bao nhiêu là đủ?
Ở độ tuổi này, bé nên ăn 3 bữa ăn dặm/ngày kết hợp thêm 2 bữa phụ. Cha mẹ cần lưu ý cung cấp đa dạng thực phẩm cho chế độ dinh dưỡng của bé, đảm bảo bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm chính cho con, bao gồm: nhóm đường bột, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất từ rau củ quả.
Ngoài ra, trẻ 20 tháng tuổi cũng cần được cho uống sữa mỗi ngày với khoảng 3 cữ sữa để bổ sung canxi, chất béo và các khoáng chất cần thiết khác.
2. Bé 20 tháng tuổi ăn được những gì?
Tìm hiểu thêm: Dị ứng xi măng có nguy hiểm không, điều trị như thế nào?
Các loại thực phẩm tốt và cần thiết để giúp trẻ 20 tháng tuổi phát triển tốt và toàn diện gồm:
2.1. Sữa
Sữa là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của trẻ 20 tháng tuổi. Bé nên được bố mẹ cho uống khoảng 500ml sữa công thức chia làm 3 cữ mỗi ngày nhằm bổ sung đủ chất dinh dưỡng bên cạnh việc ăn dặm.
2.2. Các chế phẩm từ sữa
Các loại thực phẩm như phô mai, sữa chua, váng sữa, kem… đều là các món ăn ngon, nên có mặt trong chế độ ăn uống của trẻ 20 tháng tuổi. Thêm vào đó, chúng cũng chứa canxi và sắt cùng nhiều loại khoáng chất giúp con phát triển chiều cao, trí tuệ.
2.3. Trái cây
Bố mẹ nên tập cho bé 20 tháng tuổi ăn trái cây từ khi còn nhỏ để khơi gợi vị giác của bé và giúp con bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin C, A, B, chất xơ, sắt… Những loại trái cây bé có thể ăn từ khi 20 tháng là: chuối, nho cắt đôi bỏ hạt, dưa hấu bỏ hạt, xoài chín, kiwi, táo, dâu tây…
2.4. Trứng
Trứng rất dễ chế biến thành biến thành nhiều món ăn khác nhau, từ cháo trứng, trứng hấp, chiên… Loại thực phẩm phổ biến này còn cung cấp protein, chất béo tốt, vitamin D… giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ 20 tháng tuổi.
2.5. Chất béo tốt
Các chất béo tốt như dầu dừa và dầu quả bơ, dầu mè, dầu ô liu, dầu gấc đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn của trẻ 20 tháng tuổi. Đây là nguồn cung cấp chất béo, tạo ra năng lượng dự trữ giúp cơ thể bé hoạt động tốt.
2.6. Rau củ
Trong chế độ dinh dưỡng cho bé 20 tháng tuổi, bố mẹ đừng bỏ qua các loại rau củ để phòng tránh táo bón ở trẻ nhỏ, đồng thời cung cấp cho bé lượng khoáng chất cần thiết. Các loại rau củ quả tốt cho bé 20 tháng tuổi gồm:
- Khoai tây
- Cà rốt
- Hạt chia
- Các loại đậu
- Bắp cải
- Súp lơ
- Cải thìa
2.7. Thịt
Các loại thịt, bao gồm thịt bò, thịt heo, thịt gà… đều nên thay phiên xuất hiện trong thực đơn dinh dưỡng của bé 20 tháng tuổi bởi bé trong độ tuổi này thường rất hiếu động, cần được cung cấp đủ protein, năng lượng.
Giấc ngủ của bé 20 tháng tuổi
>>>>>Xem thêm: Bị sùi mào gà khi mang thai có nguy hiểm không?
Nhiều cha mẹ thắc mắc không biết trẻ 20 tháng tuổi cần ngủ bao nhiêu? Câu trả lời là hầu hết bé 20 tháng tuổi cần ngủ khoảng 11-12 giờ vào ban đêm, cộng thêm một giấc ngủ ngắn khoảng 1,5-3 giờ vào ban ngày. Nghĩa là, bé cần ngủ tổng cộng khoảng 13-14 giờ mỗi ngày.
Mặc dù vậy, cha mẹ đôi khi có thể bắt đầu thấy con thức giấc trong khi đang ngủ nhiều hơn. Nguyên nhân có thể là do quá trình mọc răng hoặc bệnh tật khiến trẻ khó chịu. Tình trạng này cũng có thể do một kỳ nghỉ hoặc một chuyến du lịch khiến thói quen ngủ của bé bị thay đổi.
Để giúp bé quay trở lại thói quen ngủ thông thường, cha mẹ cần tìm ra gốc rễ của vấn đề, từ đó mới có được giải pháp phù hợp cho bé. Ngoài ra, việc tuân thủ thói quen đi ngủ thông thường và đặt ra các giới hạn có thể giúp trẻ ngủ trở lại đúng hướng.
Lời khuyên khi chăm sóc bé 20 tháng tuổi
- Dạy trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, bắt đầu từ việc rửa và lau khô tay cùng nhau.
- Cùng trẻ tập đánh răng để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bé. Nha sĩ thường khuyên trẻ 20 tháng tuổi sử dụng một ít kem đánh răng có fluoride. Sau một thời gian, bé có xu hướng muốn tự đánh răng mà không cần cha mẹ trợ giúp. Hãy để bé tự trải nghiệm, sau đó bạn có thể yêu cầu/hỗ trợ bé đánh răng lại lần hai để đảm bảo sạch sẽ.
- Tham khảo các phương pháp giảm đau cho bé trong quá trình mọc răng, vì đây là thời điểm răng hàm dưới của bé bắt đầu mọc.
- Đảm bảo an toàn cho bé trong quá trình bé vận động chẳng hạn như rào cửa sổ lầu cao, cố định vật dụng nặng…
- Hạn chế cho bé 20 tháng tuổi sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính… Việc cho trẻ sử dụng thiết bị quá sớm có thể có tác động tiêu cực đến trí nhớ ngắn hạn và khả năng tập trung của trẻ. Nó cũng có thể làm chậm quá trình phát triển ngôn ngữ và làm xáo trộn giấc ngủ của trẻ.
Nếu trẻ 20 tháng tuổi chưa biết nói thì sao?
Trẻ 20 tháng tuổi chưa biết nói có thể xuất phát từ việc bé vẫn chưa thật sự sẵn sàng. Tuy nhiên, một số lý do chính cho vấn đề chậm nói như sau:
1. Bé 20 tháng tuổi nghe không được
Tình trạng khiếm thính hoặc các vấn đề về tai như nhiễm trùng có thể khiến bé 20 tháng tuổi chưa biết nói do con bị cản trở bởi việc tiếp xúc với âm thanh ngay từ khi lọt lòng. Trẻ nghe không rõ có thể gặp khó khăn trong việc phát âm cũng như hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.
2. Bé 20 tháng tuổi gặp vấn đề khoang miệng
Nếu khả năng nghe của bé 20 tháng tuổi tốt, phản ứng lại mỗi khi bố mẹ gọi tên nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc tập nói thì đây có thể là do miệng hoặc lưỡi của bé có vấn đề.
Các khiếm khuyết về miệng bao gồm các vấn đề với lưỡi hoặc vòm miệng, chẳng hạn như dính dây thắng lưỡi hoặc hở hàm ếch.
Thế nên câu trả lời cho thắc mắc “Trẻ 20 tháng tuổi chưa biết nói, phải làm sao?” là cần xác định chính xác nguyên nhân của việc bé chưa biết nói là do đâu. Nếu nguyên nhân không thuộc hai vấn đề kể trên, mà chỉ là do bé chậm nói, cha mẹ cần dành nhiều thời gian chơi và giao tiếp cùng con.
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài, bạn đã nắm được các mốc phát triển cơ bản của bé, biết cách chăm sóc bé tốt nhất.