Chăm sóc trẻ sinh non tại nhà như thế nào để bé phát triển khỏe mạnh?

Chăm sóc trẻ sinh non tại nhà như thế nào để bé phát triển khỏe mạnh?

Chăm sóc trẻ sinh non tại nhà như thế nào để bé phát triển khỏe mạnh?

Việc chăm sóc trẻ sinh non tại nhà có thể làm cho nhiều ba mẹ lo lắng và cảm thấy áp lực. Những nhu cầu cơ bản của bé như bú sữa, ngủ và tắm tưởng chừng như rất bình thường. Thế nhưng, nếu bạn chăm sóc trẻ sai cách thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Bạn đang đọc: Chăm sóc trẻ sinh non tại nhà như thế nào để bé phát triển khỏe mạnh?

Thực tế là quá trình chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng thường đòi hỏi ba mẹ phải cẩn thận và để ý đến những vấn đề của bé hơn. Thế nhưng, đừng quá lo lắng vì bạn hoàn toàn có thể nhờ đến sự hỗ trợ hoặc hướng dẫn của bác sĩ và y tá. Bên cạnh đó, việc tự trang bị kiến thức về cách nuôi dưỡng trẻ sinh thiếu tháng cũng rất cần thiết. Đặc biệt là khi bé được xuất viện và mẹ bắt đầu chăm sóc con tại nhà.

Bài viết sau của Kenshin.vn sẽ tổng hợp những vấn đề thường gặp ở trẻ sinh non mà ba mẹ cần lưu ý để nuôi con đúng cách và giúp bé phát triển khỏe mạnh nhé!

Cho trẻ bú sữa – Mẹ cần lưu ý đến hiện tượng viêm ruột hoại tử thường gặp ở trẻ sinh non

Sữa mẹ chứa các protein không chỉ thúc đẩy sự tăng trưởng của trẻ sơ sinh mà còn có các kháng thể giúp trẻ chống lại sự nhiễm trùng. Đối với trẻ sinh non, ban đầu bé chưa thể tự bú trực tiếp từ bầu sữa của mẹ hoặc bình sữa. Vì vậy, bác sĩ thường cung cấp sữa mẹ hoặc sữa công thức dành riêng cho trẻ sinh non bằng cách bơm sữa qua một ống thông, được đặt trực tiếp qua mũi hoặc miệng vào dạ dày của bé. Trẻ sinh non ăn sữa mẹ làm giảm nguy cơ viêm ruột hoại tử

Đối với những mẹ bỉm chưa có sữa mẹ để cho con bú ngay, giải pháp được lựa chọn thường là cho trẻ uống sữa mẹ tiệt trùng từ ngân hàng sữa để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, đối với trường hợp sữa mẹ đã về nhưng bé vẫn chưa có khả năng tự bú thì mẹ vẫn nên vắt ra để dự trữ đông lạnh.

Mẹ hãy bắt đầu vắt sữa càng sớm càng tốt sau khi sinh. Cố gắng vắt ít nhất 6 – 8 lần mỗi ngày, phân đều số lần vắt sữa cho cả ban ngày và ban đêm. Đến thời điểm mẹ có thể cho bé bú, hãy lưu ý là nên cho con bú sữa thật chậm, không cho ăn tăng sữa quá nhanh để giảm nguy cơ viêm ruột hoại tử (NEC) thường gặp ở trẻ sinh non.

Đồng thời, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp dành cho trẻ sinh thiếu tháng và theo dõi để thay đổi khi cần thiết mẹ nhé!

Chăm sóc giấc ngủ của trẻ sinh non: Bạn nên thận trọng với hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thường dành phần lớn thời gian để ngủ, không có sự khác biệt giữa ngày và đêm. Vì vậy, ba mẹ nên cố gắng tạo ra môi trường phòng ngủ lý tưởng cho bé, đáp ứng những điều kiện như yên tĩnh, ít ánh sáng và nhiệt độ mát mẻ.

Đối với trẻ sinh non, ba mẹ càng phải thận trọng hơn vì các bé sinh thiếu tháng dễ gặp phải hội chứng đột tử khi ngủ (SIDS) nhiều hơn so với bé sinh đủ tháng. Mặc dù vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra hội chứng khiến trẻ em tử vong trong lúc ngủ. Thế nhưng các chuyên gia đã tìm thấy một số biện pháp giảm thiểu nguy cơ này để ba mẹ áp dụng, đó là:

  • Nên nuôi con bằng sữa mẹ nếu bạn có thể
  • Đặt trẻ nằm ngửa với chân hướng về phía cuối nôi hoặc cũi. Bạn có thể hỏi thêm ý kiến bác sĩ về việc điều chỉnh tư thế khi ngủ của con để đảm bảo an toàn.
  • Có thể dùng chăn mỏng nhẹ tạo kén ngủ hoặc cuốn trẻ đủ chắc chắn, lưu ý không cuốn quá vai hoặc che đầu trẻ và tuyệt đối không nên mặc nhiều áo dày hoặc dùng chăn mền dày đắp cho con dễ khiến trẻ bị nóng. Đồng thời, không để bất cứ chăn mền, gối kê, gấu bông hoặc đồ chơi trong nôi (cũi) ngủ của bé
  • Sử dụng nệm cứng, phẳng, không thấm nước cho bé khi ngủ.
  • Ba mẹ cần đảm bảo không có ai hút thuốc trong nhà.
  • Mẹ nên cho bé nằm nôi hoặc giường cũi riêng nhưng cần cho trẻ ngủ chung phòng với ba mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu.
  • Cả ba và mẹ cần hạn chế tối đa tình trạng đang bế con mà lại ngủ quên trên ghế sofa hoặc giường, đặc biệt là khi bạn đang rất mệt mỏi hoặc vừa uống rượu bia.
  • Cần đảm bảo khu vực trẻ sinh non ngủ tránh xa lò sưởi, luồng khí thổi trực tiếp của máy lạnh hoặc nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
  • Cha mẹ vẫn có thể sử dụng điều hòa để làm mát không khí trong phòng, nhiệt độ phòng tối ưu còn có nhiều quan điểm khác nhau, nhìn chung cần đủ để cha mẹ cảm thấy mát và trẻ không cảm thấy khó chịu khi ngủ. 
  • Không cho bé đội mũ trong nhà, điều này có thể khiến trẻ quá nóng. 

Tắm cho trẻ sinh non – Quá trình yêu cầu sự cẩn thận để không tổn thương làn da non nớt của bé

Tìm hiểu thêm: Bạn biết gì về phương pháp gây mê nội khí quản?

Chăm sóc trẻ sinh non tại nhà như thế nào để bé phát triển khỏe mạnh?

>>>>>Xem thêm: Hỏi đáp bác sĩ: Bôi kem trị mụn trước hay sau kem dưỡng?

Nhiều mẹ thắc mắc rằng khi nào nên tắm cho trẻ sinh non? Câu trả lời là điều này sẽ phụ thuộc vào mức độ sinh non tháng và tình trạng da của bé. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có câu trả lời chính xác nhất nhé!

Trong những lần đầu tiên tắm cho con, bạn không nên dùng sữa tắm mà chỉ nên dùng nước và bông gòn mềm để vệ sinh cơ thể của bé. Nếu da của trẻ bị khô, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé sử dụng bất kỳ sản phẩm dưỡng ẩm nào.

Theo thời gian, khi trẻ lớn thêm và có làn da khỏe mạnh hơn thì mẹ hãy dần dần cho con dùng loại sữa tắm dịu nhẹ và khăn lau người nhé. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý một vài điều quan trọng sau đây:

  • Mẹ không nên tắm cho trẻ sinh non mỗi ngày, chỉ nên tắm 2-3 lần mỗi tuần.
  • Trong quá trình tắm, mẹ không cần rửa toàn thân cho con mà chỉ cần dùng bông gòn thấm nước để lau đầu, rửa mặt, cổ, các kẽ tay, kẽ chân… và vùng dưới của bé.
  • Cần đảm bảo phòng tắm kín đáo và không có gió lùa vào. Bên cạnh đó, mẹ hãy chuẩn bị sẵn khăn và đặt gần chỗ tắm để lau khô và quấn người bé ngay sau khi tắm xong. Điều này sẽ giúp trẻ không bị hạ thân nhiệt sau mỗi lần được mẹ tắm.

Trẻ sinh non có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc bé tại nhà, ba mẹ cần có sự quan sát và theo dõi con thường xuyên để sớm phát hiện các triệu chứng bất thường. Cần phải cho trẻ đi khám định kỳ theo hẹn để kiểm tra và kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường ở trẻ. Cha mẹ nên theo dõi cân nặng của trẻ hai lần mỗi tuần và đo vòng đầu của trẻ hàng tuần và ghi lại các thông số đó cho lần tái khám tiếp theo. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng, bạn nên thảo luận thêm với bác sĩ để có hướng thực hiện đúng đắn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *