Ong đốt có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí khiến nạn nhân tử vong. Trẻ em và người lớn (đặc biệt ở vùng nông thôn) đều có thể bị ong đốt. Vậy khi bị ong đốt bạn nên làm gì để hạn chế tổn thương và nhanh hồi phục?
Bạn đang đọc: Bị ong đốt nên làm gì?
Hơn 95% các trường hợp bị ong đốt là do ong vàng. Chúng thường gây nên những vết sưng màu đỏ đau đớn ngay lập tức. Mặc dù cơn đau chỉ kéo dài tới 2 giờ nhưng vết sưng có thể kéo dài tới 24 giờ. Quá nhiều vết đốt (thường là trên 10) thì sẽ gây ra hiện tượng ói mửa, tiêu chảy, nhức đầu và sốt. Đây là hiện tượng trúng độc gây ra bởi lượng nọc độc mà ta bị bơm vào (khác với hiện tượng dị ứng). Vết cắn ngay lưỡi có thể tạo nên vết sưng và ảnh hưởng tới việc hít thở.
Nội Dung
Dấu hiệu và triệu chứng của ong đốt là gì?
Dấu hiệu và triệu chứng của côn trùng cắn hay đốt là kết quả của lượng nọc độc hoặc các chất mà ta bị bơm vào da thông qua vết cắn hoặc đốt. Hệ thống miễn dịch và sự mẫn cảm của con người sẽ quyết định sự nghiêm trọng của vấn đề này đối với cơ thể. Hầu hết các vết đốt đều không quá nghiêm trọng dù cho nạn nhân có tiền sử bị dị ứng hoặc hen suyễn, tuy vậy nguy cơ trúng độc trở nên nghiêm trọng ở những trường hợp này cao hơn người bình thường. Ong vàng, ong nghệ, ong bắp cày và kiến lửa có thể gây nên những hiện tượng dị ứng mức độ nghiêm trọng, với điều kiện là trước đó bạn đã từng bị cắn bởi chúng.
Những phản ứng mức độ nhẹ thường là ngứa hoặc cảm giác vẫn đang bị đốt, bề mặt da bị sưng nhẹ và tấy đỏ. Những triệu chứng này thường biến mất trong vòng một tới hai ngày. Những phản ứng nghiêm trọng của cơ thể tùy thuộc vào sự nhạy cảm với loại nọc độc hoặc việc bạn đã bị cắn trước đó hay chưa.
Những phản ứng nghiêm trọng của cơ thể trong trường hợp này thường ít phổ biến và thường là dị ứng mức độ nặng bị gây ra bởi ong thường, ong vàng, ong bắp cày, ong vò vẽ và kiến lửa. Những phản ứng dị ứng mức độ nghiêm trọng thường phải được chú ý và điều trị y tế ngay tức thời.
Bị ong đốt nên làm gì?
Nếu bạn thấy trên vết thương xuất hiện đốm đen thì tức là kim vẫn còn. Hãy đưa kim ra ngoài bằng cách cạy nó ra bằng dao hoặc dùng thẻ nhựa. Bạn đừng lo lắng nếu không thể lấy ra hết hoàn toàn bởi khi cơ thể thay da, phần vòi còn lại sẽ tự động rơi ra ngoài. Hãy chùi vết cắn bằng dung dịch làm mềm da hoặc chất tẩy nhẹ trong vòng 10 phút (trừ khi vết thương ở vùng gần mắt). Làm như vậy sẽ trung hòa được nọc độc và giảm đau.
Nếu bạn không có loại chất này thì hãy dùng chất khử mùi có thành phần nền là nhôm hoặc dung dịch baking soda trong 20 phút. Nếu cơn đau kéo dài quá dai dẳng thì hãy mát xa bằng đá lạnh trong vòng 10 phút. Uống acetaminophen hoặc ibuprofen ngay lập tức cũng góp phần giảm cảm giác đau đớn.
Khi nào bạn cần chăm sóc y tế?
Tìm hiểu thêm: Điều trị táo bón bằng nước ép mận: Mẹo hay bố mẹ nên thử
>>>>>Xem thêm: 9 thay đổi của cơ thể khi bạn ăn hai quả trứng một ngày
Hãy gọi bác sĩ ngay lập tức nếu:
- Cảm thấy thở khó
- Những vết phát ban không biến mất
- Bị cắn 10 vết hoặc nhiều hơn
- Có vết cắn trong miệng
- Bạn cần được bác sĩ kiểm tra
- Vết sưng tiếp tục lan rộng sau 24h
- Vết sưng trên bàn tay hoặc bàn chân lan ra quá cổ chân/tay
- Bạn muốn vết cắn được bác sĩ xem xét.
Bạn nên phòng ngừa ong đốt cho bé như thế nào?
Một vài loại ong có thể được phòng ngừa bằng cách tránh xa vườn tược, hoa cỏ, vườn cây ăn quả đang nở rộ, các loại mùi hương và không nên đi chân trần. Ngoài ra hãy dạy cho bé cách nhận biết tổ ong. Thuốc xịt côn trùng không có tác dụng với những loại côn trùng có khả năng đốt.