Núm vú bị thụt vào bên trong (thụt đầu ti) có thể khiến bạn thiếu tự tin khi làm chuyện ấy và làm mất đi một trong những cảm xúc nóng bỏng của màn dạo đầu. Bệnh có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên ngực. Nam giới và nữ giới đều có nguy cơ mắc chứng bệnh này.
Bạn đang đọc: Núm vú bị thụt – Cách xử lý hiệu quả như thế nào bạn đã biết?
Với các bệnh nhân thì chứng thụt đầu ti không nghiêm trọng lắm vì chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, thực hiện màn dạo đầu hoặc có nghiêm trọng hơn thì chỉ là vấn đề cho con bú khó khăn. Vậy làm thế nào để nhũ hoa nhô lên? May thay có rất nhiều cách làm đầu vú nhô ra một cách tự nhiên hoặc nhờ đến phẫu thuật thẩm mỹ.
Nội Dung
- 1 Đầu tiên hãy xem mức độ núm vú bị thụt
- 2 Nguyên nhân khiến núm vú bị thụt
- 3 Cách chữa thụt đầu ti
- 3.1 Các cách chữa thụt đầu ti không cần phẫu thuật thẩm mỹ
- 3.2 Dùng các sản phẩm hỗ trợ giúp kéo núm vú ra
- 3.2.1 1. Miếng bảo vệ núm vú
- 3.2.2 2. Dùng máy hút sữa kích thích đầu ti nhô ra
- 3.2.3 Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa? Mẹ đã biết hay chưa?
- 3.2.4 3. Sử dụng ống tiêm kéo núm vú bị thụt
- 3.2.5 4. Sử dụng máy Niplette để kéo đầu ti bị tụt
- 3.2.6 5. Sử dụng cốc dẻo khi núm vú bị thụt vào bên trong
- 3.3 Cách chữa thụt đầu ti
Đầu tiên hãy xem mức độ núm vú bị thụt
Bạn hãy đứng trước gương, cởi áo và nâng ngực lên, đặt ngón cái và ngón trỏ ở hai bên vầng vú và nhấn vào khoảng 2,5 cm dưới đầu ti. Bạn hãy làm một cách nhẹ nhàng. Tùy vào phản ứng của núm vú mà bạn có thể đánh giá mức độ tụt núm vú.
• Cấp độ 1: Đầu ti nhô ra dễ dàng khi bạn nhấn nhẹ phần quầng vú và khi bạn thả tay ra nó vẫn ở nguyên vị trí đó chứ không thụt lại ngay lập tức. Ở cấp độ này bạn vẫn có thể cho con bú dù “núi đôi” nhìn không được thẩm mĩ. Ngực bạn không có hoặc có ít xơ nang ở cấp độ này;
• Cấp độ 2: Núm vú vẫn nhô ra khi bạn nhấn nhưng không được dễ dàng lắm và chúng sẽ thụt lại vào ngay khi bạn ngừng ấn. Núm vú thụt ở giai đoạn 2 sẽ gây khó khăn khi bạn cho con bú. Bạn có thể có một lượng xơ nang nhỏ và ống dẫn sữa cũng sẽ bị thụt vào;
• Cấp độ 3: Núm vụ bị thụt và không phản ứng lại với các tác động của bạn cũng như không thể kéo ra. Đây là cấp độ nặng nhất vì ngực sẽ có rất nhiều xơ nang và ống dẫn sữa bị thụt vào nhiều. Bạn cũng có thể bị tấy đỏ hay nhiễm trùng ở cấp độ này và sẽ không thể cho con bú.
Nguyên nhân khiến núm vú bị thụt
Nếu bạn có đầu vú thụt từ khi còn nhỏ hay dậy thì, thì đây không phải là dấu hiệu của bệnh. Nếu bạn có đầu ti bị thụt vào trong thời gian gần đây, đặc biệt là khi bạn đã bước qua tuổi 50 thì có thể đây là dấu hiệu mắc bệnh hay bị nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, các chứng bệnh nghiêm trọng như ung thư hay viêm nhiễm cũng có thể làm núm vú bị thụt .
Nếu bạn trên 50 mà thấy quầng vú của mình bị biến dạng và núm vú không nhô ra như bình thường hay thụt vào trong thì hãy đi làm xét nghiệm tầm soát ung thư vú ngay nhé.
Phụ nữ qua 50 tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh Paget vú. Đầu ti hay quầng vú tiết dịch hồng hay có vẩy, dày lên hay tróc da cũng có thể là dấu hiệu của ung thư vú.
Bạn hãy đi khám bác sĩ nếu núm vú bạn tiết dịch trắng đục, hơi xanh hay đen. Nếu núm vú bị mềm, bị đỏ hay dầy lên thì đây có thể là dấu hiệu của chứng bệnh giãn ống tuyến vú. Phụ nữ đã mãn kinh sẽ có nguy cơ mắc chứng này rất cao.
Hay nếu bạn có các khối u bị chảy mủ khi nhấn vào hoặc bị trầy xước đồng thời cũng bị sốt thì có lẽ bạn đã bị một chứng nhiễm trùng có tên áp-xe vú. Các bệnh nhiễm trùng khác thường xảy ra trong thời kì đang cho con bú nhưng áp xê vú lại xuất hiện ở các phụ nữ đang không cho con bú.
Nếu núm vú bị thụt sau khi bạn xỏ khuyên thì bạn cũng nên đi khám xem mình có mắc chứng áp xê vú không nhé.
Cách chữa thụt đầu ti
Làm thế nào khi núm vú bị tụt vào trong? Cách chữa thụt đầu ti phụ thuộc vào mức độ núm vú bị thụt, nguyên nhân đầu ti thụt vào trong hay liệu bạn có muốn cho con bú trong tương lai hay không.
Nếu bạn có bất kì dấu hiệu nào của bệnh ung thư vú, viêm nhiễm hay dẫn ống tuyến vú thì nên đi khám ngay. Còn nếu tình trạng thụt đầu ti của bạn chỉ ở cấp độ 1 thì bạn chỉ cần các cách thủ công để làm các khối xơ nang biến mất và núm vú nhô ra dễ hơn. Còn khi đang ở giai đoạn 2 hay 3, có lẽ bạn sẽ cần đi khám để xem liệu trình nào phù hợp với mình. Sẽ có những cách kéo đầu ti nhẹ nhàng cho một số trường hợp nhưng đôi khi phẫu thuật lại là giải pháp tốt nhất.
Nếu bạn đang mang thai hay chăm con thì hãy tham khảo ý kiến các y bác sĩ nhé.
Dưới đây là các cách chữa trị nhũ hoa không có núm phổ biến bạn có thể tham khảo:
Các cách chữa thụt đầu ti không cần phẫu thuật thẩm mỹ
1. Dùng kĩ thuật Hoffman
Bạn có thể sử dụng kỹ thuật Hoffman để đẩy núm vú bị thụt ra ngoài. Đặt cả hai ngón cái lên hai bên của đầu vú. Nhẹ nhàng di chuyển hai ngón cái theo hai hướng đối diện một ngón hướng lên trên và một ngón hướng xuống dưới, hay một một ngón qua trái và một ngón qua phải. Bạn hãy làm hai lần mỗi ngày khi mới tập và từ từ tăng lên năm lần nhé. Cách này sẽ làm tan các khối u làm núm vú bạn bị thụt.
2. Kích thích núm vú bằng tay hoặc miệng khi quan hệ
Vê tròn, kéo hay mút núm vú đều có thể giúp nó nhô lên. Và bạn hãy nhớ đừng làm mình bị đau nhé. Hãy thật chắc tay nhưng vẫn nhẹ nhàng.
Vê núm vú bằng ngón cái và ngón trỏ nhiều lần trong ngày hay kéo nó nhẹ nhàng khi nó đang cương cứng sẽ giúp núm vú nhô ra. Sau khi làm các động tác trên, hãy thấm ướt một cái khăn bằng nước lạnh và đắp lên đầu ti để kích thích chúng hơn.
Dùng các sản phẩm hỗ trợ giúp kéo núm vú ra
1. Miếng bảo vệ núm vú
Các miếng này được bày bán phổ biến ở các cửa hàng bán đồ cho mẹ và bé hoặc bạn có thể mua trên mạng. Nó là các miếng dạng đĩa tròn và mềm có thể gắn trên đầu ti. Thông thường, các mẹ sau sinh bị thụt đầu ti sẽ cần đến sản phẩm này để cho con bú dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, các mẹ không nên đeo miếng này liên tục nhiều ngày và hãy rửa nó với nước nóng và xà phòng sau khi cho con bú để rửa sạch sữa dính trên miếng bảo vệ. Bạn cũng hãy kiểm tra kĩ bầu ngực trong quá trình sử dụng sản phẩm này vì nó có thể gây phát ban. Cuối cùng, các mẹ đừng quá nên lạm dụng miếng chắn núm vú mà nên cho con tiếp xúc đầu ti thật khi núm đã nhô ra.
2. Dùng máy hút sữa kích thích đầu ti nhô ra
Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa? Mẹ đã biết hay chưa?
Nếu bạn đang mang thai hay đang cho con bú thì có thể dùng máy hút sữa để kích thích đầu ti nhô ra nhé. Bạn hãy đặt cốc hút sữa lên ngực và chỉnh núm vú vào giữa lỗ. Cốc hút sữa có rất nhiều kích cỡ nên hãy chọn kích cỡ phù hợp nhất với bản thân.
Bạn đặt cốc này lên ngực, giữ bằng một tay và bật máy ở mức bạn cảm thấy thoải mái nhất. Nếu muốn tắt máy bạn hãy giữ cả hai bên cốc bằng một tay và dùng tay kia để tắt. Lưu ý:
- Bạn hãy cho con bú khi núm vú đã nhô ra.
- Đừng hút sữa quá mạnh nếu đang chăm con vì điều này sẽ làm núm vú bị chảy sữa.
- Có rất nhiều loại máy trên thị trường. Các máy hút sữa cao cấp chạy bằng điện sẽ giúp bạn kéo núm vú ra mà không gây tổn hại các mô xung quanh. Hãy tham khảo bác sĩ để chọn máy và dùng máy thật hiệu quả nhé.
3. Sử dụng ống tiêm kéo núm vú bị thụt
Bạn hãy sử dụng xy lanh 10ml sạch, không có kim (kích cỡ của ống còn phụ thuộc vào kích cỡ núm vú của bạn).
Bạn hãy dùng kéo sạch và bén cắt ống ngay vạch 0ml. Tháo pít tông ra và gắn lại ở đầu bạn vừa cắt và nhấn nó vào hẳn trong xy lanh. Áp đầu không cắt lên núm vú của bạn và kéo pít tông ra để núm vú nhô lên. Đừng kéo quá mạnh hơn mức bạn có thể chịu đựng. Trước khi tháo xy lanh ra bạn hãy nhấn pít tông vào trong một chút để dễ tháo hơn.
Khi bạn đã xong thì hãy tháo rời các phần ra rửa bằng nước nóng và xà phòng. Nếu muốn thì bạn có thể mua một thiết bị y tế có tên Evert-It có cấu tạo và cách hoạt động như ống tiêm tự chế trên.
4. Sử dụng máy Niplette để kéo đầu ti bị tụt
Đây là một thiết bị làm dài ống dẫn sữa bằng cách kéo đầu ti trong một khoảng thời gian dài. Máy nhỏ, trong, làm bằng nhựa và có thể đeo trên ngực dưới lớp áo.
Bạn hãy bôi ít dầu dưỡng lên đầu vú và máy. Gắn xy lanh vào đầu hở ra của van và nhấn mạnh. Áp máy vào đầu ngực bằng một tay và kéo xy lanh bằng tay kia để tạo lực kéo. Đừng kéo quá mạnh vì bạn có thể bị đau.
Khi núm vú đã nhô ra ngoài bạn hãy gỡ máy ra. Giữ phần van và gỡ xy lanh thật cẩn thận khỏi van. Bạn phải rất cẩn thận khi thực hiện để tránh không khí vào ống và làm xy lanh bị rớt ra. Để tháo được bạn phải đẩy xy lanh vào van để phá vỡ môi trường chân không.
Bạn hãy bắt đầu làm trong khoảng 1 giờ và từ từ tăng thêm 1 tiếng mỗi ngày. Tiếp tục tăng cho tới khi bạn đạt 8 tiếng hàng ngày.
Và bạn chú ý không nên đeo Niplette cả ngày nhé!
Trong khoảng thời gian 3 tuần sau khi sử dụng máy bạn sẽ thấy hiệu quả.
5. Sử dụng cốc dẻo khi núm vú bị thụt vào bên trong
Loại cốc này có bán trên mạng và được thiết kế đặc biệt để điều trị núm vú bị thụt bằng cách kéo nó vào trong cốc. Nhiều cuộc thử nghiệm đã chứng minh cốc này có thể chữa chứng thụt đầu vú vĩnh viễn chỉ trong vài tuần.
Canh chỉnh cốc vào núm vú và bóp đáy cốc, cùng lúc đó hãy nhẹ nhàng ấn cốc vào đầu ti của bạn. Việc này sẽ tạo một áp lực nhẹ để kéo đầu vú theo hướng vào trong cốc. Nếu bạn muốn cốc vừa vặn hơn thì hãy thoa một ít kem trị nứt như USP lên ti hay lên cốc. Và nếu thoa kem không giúp cải thiện tình hình thì bạn hãy tìm cốc kích cỡ khác phù hợp hơn với mình nhé.
Những người mới dùng thường đeo cốc trong 15 phút vào ngày đầu tiên. Nếu họ thấy không đau đớn hay khó chịu gì thì sẽ tăng dần thời gian hàng ngày lên dần tới 4 tiếng mỗi ngày trong tuần đầu sử dụng.
Nhiều người có thể đeo cốc dẻo dưới áo lót mà không làm xô lệch cốc hay cảm thấy khó chịu. Nhưng nếu bạn thấy có các vấn đề như cốc bị bẹp do áo lót chật, nịt quá chặt hay cốc rớt ra thì bạn có thể dùng chung miếng bảo vệ ngực với cốc dẻo.
Cách chữa thụt đầu ti
>>>>>Xem thêm: Cấy ghép tử cung, bước đột phá của nền y học
Sau khi tìm hiểu kỹ làm thế nào để nhũ hoa nhô lên hoặc cách làm núm vú to, bạn có thể tham khảo bác sĩ hay bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ về việc phẫu thuật để điều chỉnh núm vú. Dù người bị thụt núm vú nên tránh dùng dao kéo trong trường hợp này nhưng với một số người phẫu thuật lại là cách tốt nhất. Các phương pháp mới cũng có thể can thiệp mà không làm ảnh hưởng ống dẫn sữa để bạn vẫn có khả năng cho con bú sau phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn xem bạn có cần phẫu thuật hay không. Đây là loại phẫu thuật ngoại trú ngắn hạn nên bạn có thể về nhà trong ngày và có thể quay lại được với nhịp sống bình thường vào ngay ngày hôm sau.
Bạn nên thảo luận với bác sĩ phẫu thuật về tiến trình phẫu thuật cũng như các kết quả mong đợi sau phẫu thuật. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cần kiểm tra tiền sử bệnh tình của bạn và đánh giá các nguyên nhân của tình trạng bệnh.
Bạn cũng cần tuân theo các hướng dẫn trước và sau phẫu thuật của bác sĩ thật chặt chẽ. Nếu bạn phải đeo băng sau phẫu thuật thì hãy thay băng đúng chỉ dẫn theo bác sĩ yêu cầu. Nếu bạn có lo lắng gì hay bị đau, bầm, sưng và khó chịu sau phẫu thuật thì hãy liên hệ bác sĩ ngay.
Có thể bạn quan tâm: Đầu ti bị thụt sau sinh – Mẹ đã biết cách xử lý hiệu quả tại nhà?