Trẻ khóc dạ đề là do đâu, cách khắc phục thế nào?

Trẻ khóc dạ đề là do đâu, cách khắc phục thế nào?

Trẻ khóc dạ đề là do đâu, cách khắc phục thế nào?

Khóc dạ đề là hiện tượng trẻ sơ sinh khóc thét từng cơn hay nhiều giờ liền vào chiều tối hoặc ban đêm mà không rõ nguyên do và không thể dỗ dành. 

Bạn đang đọc: Trẻ khóc dạ đề là do đâu, cách khắc phục thế nào?

Nếu bé cưng nhà bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu trẻ khóc dạ đề là do đâu để có cách khắc phục hiệu quả trong bài viết dưới đây của Kenshin.vn.

Khóc dạ đề là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khóc, có thể là con bị đói, tã bị ướt, con muốn được vỗ về hoặc con đang khó chịu. Trường hợp trẻ sơ sinh khóc thét từng cơn hay quấy khóc liên tục mà chẳng hề có lý do và thường diễn ra vào chiều tối hoặc ban đêm có nghĩa là con đang gặp phải một tình trạng quấy khóc không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh, mà dân gian ta quen gọi là khóc dạ đề.

Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh (phương Tây gọi là hội chứng quấy khóc hay hội chứng colic) là một tình trạng trẻ quấy khóc dai dẳng nhiều giờ liền, xảy ra với tỷ lệ khoảng 1/5 trẻ. Việc trẻ sơ sinh khóc thét từng cơn hay quấy khóc kéo dài nhưng không thể dỗ dành khiến các bậc cha mẹ rất căng thẳng và nảy sinh tâm lý bất lực, cáu giận…

Do đâu trẻ khóc dạ đề?

Thực tế là nhiều năm qua các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân dẫn đến việc trẻ khóc dạ đề. Có một giả thiết được nhiều người đồng tình là do hệ tiêu hóa còn non yếu nên con khó có thể dung nạp được một số chất có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức. Điều này khiến con khó chịu nên sinh ra quấy khóc không thôi.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra rằng việc hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển ổn định, trẻ cảm thấy đau khi ợ hơi cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trẻ khóc dạ đề.

Làm thế nào nhận biết được trẻ khóc dạ đề?

Trẻ khóc dạ đề là do đâu, cách khắc phục thế nào?

Thông thường trẻ khóc dạ đề thường có các biểu hiện điển hình sau:

  • Khóc thét dữ dội, mặt và toàn thân ửng đỏ. Bé luôn quấy khóc vào cùng một thời điểm trong ngày, thường là chiều tối và ban đêm nên dân gian gọi là khóc dạ đề.
  • Khi khóc, hai tay trẻ nắm chặt, bụng căng cứng, đầu gối co lên và cong lưng, oằn người nhìn rất đáng sợ.
  • Ngủ không sâu giấc, thường khóc ré lên khi đang ngủ.
  • Việc bú mớm cũng bị đứt quãng bởi những cơn khóc quấy, thậm chí có bé bỏ bú trong khoảng thời gian quấy khóc.
  • Khóc thét từng cơn với cường độ khác nhau, không thể dỗ dành được.
  • Khóc kéo dài hơn 3 giờ/ngày, khóc 3 ngày hoặc nhiều hơn trong 1 tuần, khóc hơn 3 tuần/tháng.
  • Tần suất các cơn khóc giảm dần sau khi con được 4 – 6 tháng.

5 biện pháp giúp khắc phục tình trạng trẻ khóc dạ đề

Thực tế là hiện tượng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh ít gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cho trẻ nhưng lại khiến cha mẹ hay người chăm sóc trẻ thực sự căng thẳng và lo lắng. Nếu bé thường xuyên khóc mà bạn chưa xác định được nguyên do, hãy đưa trẻ đi khám để bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân con khóc là do đâu. Nếu việc bé khóc không liên quan đến các bệnh lý, con vẫn bú tốt, phát triển đúng chuẩn… thì cha mẹ không nên quá lo lắng. Để phần nào có thể giảm bớt những cơn khóc của con, hãy tham khảo các biện pháp sau:

1. Massage bụng cho bé

Việc massage cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hàng ngày rất quan trọng. Điều này không chỉ giúp tăng cường mối liên kết giữa mẹ và bé mà còn củng cố cho sự phát triển hệ xương của trẻ, giúp các cơ bắp được thư giãn, bớt quấy khóc, giảm đầy hơi, khó tiêu, giúp bé có được giấc ngủ ngon. Bạn hãy:

  • Chụm các ngón tay lại và vuốt xung quanh bụng bé theo chuyển động của mái chèo. Hãy vuốt luân phiên hai tay bắt đầu ở phần khung xương sườn và vuốt dần xuống bụng dưới.
  • Massage bụng bằng các đầu ngón tay theo hình tròn, di chuyển đầu ngón tay theo chiều quay của kim đồng hồ.
  • Massage theo chữ “I-L-U” (I Love U): Vuốt bên trái bụng bé từ trên xuống dưới theo hình chữ I. Sau đó, bạn dùng tay vuốt ở phần khoang bụng từ phải sang trái rồi đi xuống theo hình chữ L ngược. Tiếp theo, bạn vuốt nhẹ bụng con theo hình chữ U ngược từ phần dưới bên phải bụng bé lên trên và xung quanh rốn rồi đi xuống phần bụng dưới bên trái.
  • Di chuyển các ngón tay đi xung quanh rốn của con theo chiều quay của kim đồng hồ.
  • Nắm 2 khớp gối của con, co chúng lại với nhau và nhẹ nhàng đưa lên trên hơi đẩy về phía bụng rồi nhẹ nhàng xoay hông bé một vài lần về phía bên phải. Điều này giúp con có thể thải khí tốt hơn.
  • Đặt tay lên bụng con theo chiều ngang và nhẹ nhàng lúc lắc tay một vài lần.

Khi massage bụng cho bé, bạn nên lưu ý là không massage bụng của con nếu rốn chưa rụng hoặc chỉ mới rụng một vài ngày nhé.

2. Trẻ khóc dạ đề: Cha mẹ hay người chăm sóc trẻ cần giữ được sự bình tĩnh

Tìm hiểu thêm: Thiếu máu khi mang thai: Mẹ bầu thiếu máu có ảnh hưởng đến thai nhi?

Trẻ khóc dạ đề là do đâu, cách khắc phục thế nào?

>>>>>Xem thêm: 6 bí quyết trong việc lựa chọn quần áo cho trẻ

Với trẻ khóc dạ đề, việc cha mẹ hay người chăm sóc trẻ điều chỉnh trạng thái cảm xúc của mình theo hướng tích cực là rất quan trọng. Trẻ em rất nhạy cảm, bé có thể phản ứng lại theo đúng cách mà bạn đối xử với bé. Do đó, điều quan trọng nhất khi dỗ trẻ là bạn phải bình tĩnh, nhẹ nhàng hết mức có thể để thể hiện sự yêu thương nhằm xoa dịu sự khó chịu của bé. Hãy:

  • Ôm bé vào lòng một cách âu yếm, nhẹ nhàng để bé được cảm nhận nhịp tim và hơi ấm từ bạn truyền sang.
  • Hát ru em bé bằng những bài hát ru hoặc cho em bé nghe các bản nhạc êm dịu mà bạn thường cho bé nghe lúc bé còn trong bụng mẹ.
  • Cho bé ở trong không gian yên tĩnh, tạo cảm giác thoải mái. Ngoài ra, bạn có thể ru con ngủ bằng tiếng ồn trắng, nhằm “làm mờ’ đi những tiếng ồn xung quanh.
  • Khi cho bé bú, bạn nên giữ tâm trạng thoải mái nhất, tránh trạng thái căng thẳng.
  • Không nên ép bé bú bởi việc bú quá no sẽ khiến bé khó chịu, quấy khóc. Sau khi cho con bú, cần cho bé ợ hơi đúng cách và đầy đủ.
  • Tuyệt đối không được tự ý cho bé uống bất kỳ loại thuốc hay thảo dược nào, nếu không có sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa nhi.

3. Thử dùng dùng hạt thì là

Nếu đã áp dụng 2 cách trên mà tình trạng khóc dạ đề ở trẻ không mấy cải thiện, mẹ có thể nghĩ đến việc dùng một số loại thảo dược như hạt thì là, hạt carom, bột a ngùy…

Các thành phần có trong hạt thì là có công dụng lợi tiểu, dễ tiêu, giảm tình trạng đầy hơi hay đau bụng, tăng tiết sữa ở phụ nữ đang cho con bú…

Do đó, nếu nuôi con bằng sữa mẹ, bạn nên nêm bột hạt thì là vào các món ăn của mình như cà ri, phở… hoặc trà thì là uống. Điều này giúp con bớt khó chịu nếu nguyên nhân quấy khóc là do đầy hơi, khó tiêu hay đau bụng.

4. Dùng hạt carom (Ajwain)

Hạt carom (ajwain) là một loại thảo mộc có chứa thymol nên có mùi thơm như cỏ xạ hương, được sử dụng khá phổ biến tại Ấn Độ như một loại gia vị. Bạn có thể mua loại hạt này tại các tiêm thuốc Đông y. Hãy gói vài hạt carom trong khăn sữa của con hoặc trong miếng vải cotton mềm rồi làm ấm chúng bằng hơi nóng. Sau đó, bạn đặt khăn có gói hạt carom lên bụng bé.

Lưu ý là trước khi đặt gói hạt carom lên bụng con, bạn cần áp túi lên cổ tay mình để đảm bảo túi chỉ ấm chứ không nóng.

5. A ngùy (Asafoetida)

A ngùy là một loài thảo dược có mùi hôi, vị đắng thường được dùng để điều trị các vấn đề về hô hấp, tiêu hóa, ho gà, rối loạn thần kinh…

Mẹ có thể trộn 1 nhúm bột a ngùy với chút nước để tạo thành một hỗn hợp có dạng sệt. Sau đó dùng hỗn hợp này nhẹ nhàng massage rốn và bụng của bé.

Việc trẻ khóc dạ đề thường không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhưng lại khiến cha mẹ rất lo lắng. Tuy nhiên, nếu bé khóc hơn 3 giờ, có biểu hiện bú kém, sốt, ói, mệt lả, lừ đừ, tiêu ra máu… bạn nên đưa con đi khám sớm nhằm kịp thời phát hiện các vấn đề sức khỏe bất thường.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *