Nếu bạn là người ưa thích tìm hiểu và áp dụng các chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe thì không thể bỏ qua chế độ ăn cầu vồng. Tên gọi khác của chế độ ăn cầu vồng là Eat the rainbow. Đây là chế độ ăn không chỉ bắt mắt về màu sắc mà còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể.
Bạn đang đọc: Chế độ ăn cầu vồng là gì? Chế độ ăn cầu vồng có thực sự mang lại lợi ích cho sức khỏe?
Chế độ ăn cầu vồng là sự kết hợp của các loại trái cây, rau củ quả với nhiều màu sắc khác nhau bao gồm: màu đỏ; màu cam và vàng; màu trắng và nâu; màu xanh lá cây; màu xanh dương và màu tím. Chế độ ăn cầu vồng hỗ trợ tốt cho việc kiểm soát cân nặng, đảm bảo bổ sung đầy đủ vitamin và các hợp chất chống oxy hóa cho cơ thể. Mỗi một màu sắc trong chế độ ăn cầu vồng có những đặc trưng dinh dưỡng riêng, hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của từng nhóm màu này đối với cơ thể nhé!
Hãy đọc thêm: 4 nguyên tắc cơ bản của chế độ ăn kiêng clean eating
Nội Dung
Màu đỏ
Trái cây và rau màu đỏ được tạo màu bởi một sắc tố thực vật tự nhiên gọi là lycopene. Lycopene là một chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp cơ thể giảm nguy cơ ung thư và giữ cho trái tim của chúng ta khỏe mạnh. Bên cạnh đó, trái cây và rau quả có màu đỏ trong chế độ ăn cầu vồng cũng rất hữu ích trong việc chống viêm, chống quá trình oxy hóa, giúp điều chỉnh mức huyết áp – có lợi cho sức khỏe tim mạch, giảm sự phát triển của khối u, giảm mức cholesterol xấu và ngăn ngừa nguy cơ mắc một số loại ung thư. Thực vật có màu đỏ rất giàu vitamin A và C giúp chống lại bệnh tật và tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra nhóm thực phẩm trong nhóm này cũng cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết khác như kali, folate,…
Để bổ sung màu đỏ trong chế độ ăn cầu vồng, bạn có thể lựa chọn các loại rau củ quả như: táo, dâu tây, ớt chuông đỏ, lựu, cà chua, dưa hấu, củ cải đỏ, mâm xôi, anh đào, đậu đỏ…
Hãy đọc thêm: Uống nước ép cà chua mỗi ngày có tốt không?
Màu xanh dương và tím trong chế độ ăn cầu vồng
Tìm hiểu thêm: Bất ngờ với lợi ích của men vi sinh trong chăm sóc da
Sắc tố thực vật anthocyanin là hợp chất mang lại màu sắc đặc biệt cho trái cây, rau màu xanh dương và tím. Anthocyanin không chỉ tạo ra màu sắc nổi bật cho thực phẩm và còn có đặc tính chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại, giảm nguy cơ ung thư, đột quỵ, tim mạch và giữ cho làn da tươi trẻ cũng như làm chậm quá trình lão hoá của não bộ. Bên cạnh đó các loại thực phẩm trong nhóm này cũng cung cấp một số các vitamin và khoáng chất quan trọng bao gồm: chất xơ, mangan, kali, vitamin B6, vitamin C, vitamin K1,…
Các loại rau, củ, quả có màu sắc xanh tím trong chế độ ăn cầu vồng bao gồm: việt quất, nho, mận, bắp cải tím, cà chua đen, gạo lứt, cà tím, dâu đen, cherry, cà rốt tím…
Màu cam và vàng
Carotenoid là hợp chất tạo nên màu sắc này cho rau củ quả màu cam hoặc vàng. Một loại carotenoid có tên gọi là beta carotene được tìm thấy trong khoai lang, bí ngô và cà rốt. Nó được chuyển đổi thành vitamin A, giúp duy trì màng nhầy và đôi mắt khỏe mạnh, chống viêm, chống oxy hóa.
Một loại carotenoid khác được gọi là lutein được lưu trữ trong mắt có tác dụng ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, có thể dẫn đến mù lòa.
Một số rau củ quả có màu vàng nên có trong chế độ ăn cầu vồng bao gồm: Chanh vàng, cà rốt, bí ngô, ớt vàng, bắp, đào, mơ, dưa vàng, dứa, cam, quýt, đu đủ, xoài…
Màu xanh lá
Tất cả các loại rau xanh đều chứa một loạt các chất phytochemical bao gồm carotenoids, indoles và saponin. Các hợp chất này đều có đặc tính chống ung thư, giải độc, duy trì kiểm soát cân nặng và bảo vệ làn da của bạn, kháng viêm chống oxy hóa, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và các bệnh tim mạch. Ngoài ra, các loại rau lá xanh đậm cũng như thực phẩm màu xanh lá cũng giàu folate, chất xơ, sắt, magie, kali,…
Các loại rau củ quả chứa có màu xanh lá bao gồm: Rau bina, dưa chuột, rau diếp, măng tây, bơ, kiwi, táo xanh, bông cải xanh, đậu Hà Lan, cần tây, nho xanh, bắp cải, xà lách…
Màu nâu và trắng
>>>>>Xem thêm: 7 cách chữa viêm tai ngoài tại nhà hay và dễ áp dụng, bạn đã thử chưa?
Trái cây và rau củ màu trắng chứa một loạt các chất phytochemical giúp tăng cường sức khỏe như allicin. Hợp chất này có đặc tính kháng vi-rút và kháng khuẩn. Các thực phẩm có màu trắng như chuối và khoai tây cũng là nguồn cung cấp kali dồi dào, tốt cho xương khớp, ngăn ngừa các bệnh tim mạch và tăng cường hệ thống miễn dịch tự nhiên cho cơ thể, giải độc gan. Có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh đại tràng và các bệnh ung thư khác, có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Ngoài ra, các thực phẩm gia vị có màu trắng như hành, tỏi còn chứa các hợp chất chống viêm allicin, tiêu diệt vi khuẩn và nấm, có tác dụng ức chế sự phát triển của ung thư và giảm lượng đường trong máu, bảo vệ sức khỏe của mạch máu.
Các loại thực phẩm đại diện cho màu nâu và trắng bao gồm: chuối, hành, súp lơ trắng, củ cải trắng, tỏi, khoai tây, gừng, củ sắn, nấm, hành lá, tỏi tây…
Thiết lập chế độ ăn cầu vồng sẽ giúp bạn bổ sung đầy đủ dưỡng chất thực vật cho cơ thể để đảm bảo bạn đang nhận được nhiều chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống và là cơ sở để sở hữu vóc dáng lý tưởng. Trái cây và rau, củ quả có màu sắc khác nhau mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy đảm bảo cố gắng thêm ít nhất hai hoặc ba loại trái cây hoặc rau màu vào mỗi bữa ăn để có thể áp dụng chế độ ăn cầu vồng Chúc bạn luôn khỏe đẹp với chế độ ăn cầu vồng! Đừng quên chia sẻ bài viết đến những người thân và bạn bè để cùng nhau thiết lập một lối sống lành mạnh nhé!