Thủng vách ngăn mũi là gì và cách điều trị

Thủng vách ngăn mũi là gì và cách điều trị

Thủng vách ngăn mũi là gì và cách điều trị

Khi vách ngăn mũi bị thủng sẽ làm thay đổi cấu trúc và chức năng của mũi. Điều này có thể dẫn đến một số những bất thường ở khoang mũi khiến người bệnh cảm thấy hoang mang và lo lắng. 

Bạn đang đọc: Thủng vách ngăn mũi là gì và cách điều trị

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để chúng ta tìm hiểu từ nguyên nhân, triệu chứng cho đến cách điều trị sao cho hiệu quả nhất.

Tìm hiểu chung

Thủng vách ngăn mũi là gì?

Vách ngăn của mũi là một cái “vách” bằng sụn và xương, nó ngăn hốc mũi thành hai đường dẫn khí trái và phải riêng biệt. Niêm mạc bao phủ  vách ngăn và các cuốn bên trong mũi có tác dụng làm ấm,  làm ẩm và làm sạch  không khí trước khi đi xuống phổi .

Những biến đổi về cấu trúc  xảy ra ở vách ngăn khiến cho sự lưu thông khí trong mũi bị ảnh hưởng. Trong đó, thủng vách ngăn mũi là một trong các biến cố đó. Tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng khác nhau từ rất nhẹ đến nặng tùy thuộc vào kích thước của lỗ thủng ở vách ngăn.

’Xem

Triệu chứng

Triệu chứng của thủng vách ngăn mũi

Các triệu chứng khi vách ngăn mũi bị thủng ở mỗi người sẽ khác nhau, đôi khi có trường hợp không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào hoặc có nhưng rất nhẹ khiến bệnh nhân hoàn toàn không nhận biết được. Ngoài kích thước lỗ thủng thì vị trí thủng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến các triệu chứng. Bệnh nhân sẽ có biểu hiện càng rõ ràng khi lỗ thủng càng lớn và càng ở gần lỗ mũi, về phía trước vách ngăn. Thông thường, có thể có các triệu chứng sau:

  • Thở nghe như có tiếng sáo trong mũi 
  • Đóng vảy mũi ở rìa của lỗ thủng
  • Cảm giác như thiếu lực, hụt hơi khi hít vào. Tình trạng này, nôm na giống như khi bạn uống nước với một cái ống hút bị thủng 
  • Chảy máu cam
  • Sổ nước mũi
  • Đau nhức mũi
  • Đau đầu
  • Mùi khó chịu trong mũi

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây thủng vách ngăn mũi

Thủng vách ngăn mũi là gì và cách điều trị

Vách ngăn bị thủng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số lý do dẫn đến thủng vách ngăn bao gồm: 

  • Tình trạng viêm loét, nhiễm trùng tạo ổ mủ tại vách ngăn
  • Chấn thương mũi gây gãy, xô lệch phần sụn xương, đứt rách niêm mạc hoặc gây tụ máu vách ngăn
  • Do tai biến của phẫu thuật vách ngăn 
  • Lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách thuốc xịt mũi chứa steroid
  • Rối loạn tự miễn, đặc biệt là u hạt độc Wegener
  • Tiếp xúc với hóa chất độc hại, cụ thể là fulminat thủy ngân, asen, amiăng và những chất được sử dụng trong mạ crom
  • Các biến chứng của lao, giang mai…

Chẩn đoán & Điều trị

Chẩn đoán thủng vách ngăn mũi

Bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và phát hiện sớm nếu nghi ngờ bản thân bị thủng vách ngăn mũi hoặc có các vấn đề liên quan đến mũi hay hô hấp. Thông thường, bác sĩ sẽ thực hiện quy trình chẩn đoán gồm các bước dưới đây:

  • Đặt câu hỏi để khai thác về các triệu chứng, tiền sử sức khỏe và thói quen sinh hoạt của bạn
  • Kiểm tra tổng thể bên ngoài mũi 
  • Dùng đèn soi để kiểm tra và thực hiện động tác thăm khám vách ngăn mũi
  • Nội soi mũi bằng ống mềm hoặc ống cứng để đánh giá các tổn thương bên trong mũi
  • Tùy vào tính chất của tổn thương, bác sĩ có thể sinh thiết vùng rìa vết thủng để gửi giải phẫu bệnh xác chẩn.

Điều trị thủng vách ngăn mũi

Dựa trên các thông tin sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị thủng vách ngăn mũi phù hợp và hiệu quả nhất đối với tình trạng của từng bệnh nhân. Mục tiêu của việc điều trị là giải quyết được nguyên nhân cơ bản, làm giảm các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân và đóng lỗ thủng nếu có thể hoặc cần thiết. Dưới đây là một số biện pháp khác nhau có thể được áp dụng trong điều trị:

Thuốc mỡ kháng sinh  và làm ẩm mũi 

Bác sĩ có thể dùng thuốc mỡ Tetracyclin, Aureomycin, Bactroban…bôi vào rìa lỗ thủng để chống nhiễm trùng và làm ẩm tổn thương, giúp cho lỗ thủng mau lành. Xông tinh dầu, hơi nước ấm cũng có tác dụng làm ẩm tốt, tránh bị đóng vảy ở rìa lỗ thủng. 

Dùng nước muối sinh lý

Thường xuyên  rửa mũi bằng nước muối sinh lý, xịt mũi bằng nước biển sâu có thể làm mềm, bong tróc và làm trôi các vảy đóng bên trong mũi. Đồng thời còn làm ẩm  đường thở giúp bệnh nhân giảm bớt cảm giác khó chịu, vướng víu, khô rát trong mũi.

Nút vách ngăn

Đây là biện pháp sử dụng một nút giả bằng nhựa mềm để bịt kín tạm thời lỗ thủng trên vách ngăn mũi nhằm cải thiện các triệu chứng. Việc gắn nút vách ngăn thường không gây đau, có thể làm dưới gây tê tại chỗ, mặc dù vậy, đôi khi một số bệnh nhân vẫn có thể cảm thấy hơi khó chịu. Các loại nút được sử dụng có thể dễ dàng tháo lắp để vệ sinh hằng ngày, giống như làm với kính áp tròng hoặc hàm giả.

Phẫu thuật 

Khi các triệu chứng gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của bạn, bác sĩ có thể đề nghị bạn cân nhắc đến  phương pháp điều trị bằng phẫu thuật để sửa chữa vết thủng ở vách ngăn mũi. Đây được xem là cách tốt nhất, căn cơ nhất để điều trị khi vách ngăn bị thủng. Mục tiêu của phẫu thuật là thu nhỏ hoặc đóng kín lỗ thủng vách ngăn bằng việc sử dụng vật liệu tự thân (sụn vành tai, sụn  sườn,…) để tạo khung, rồi chuyển vạt niêm mạc từ mặt dưới lên để che phủ, đóng kín  lỗ thủng. Kỹ thuật này chỉ có thể được làm bởi các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, dưới gây mê toàn thân và thời gian mổ kéo dài. Bạn sẽ phải chịu một vết sẹo nhỏ ở phía trước dưới của ngực và phía sau vành tai.

Phục hồi

Phục hồi sau điều trị thủng vách ngăn mũi

Tìm hiểu thêm: Top 8 cách trị đầy bụng khó tiêu hiệu quả và nhanh chóng

Thủng vách ngăn mũi là gì và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Cây hương nhu tía và những lợi ích sức khỏe, làm đẹp

Đối với các trường hợp nhẹ, vết thủng nhỏ thì có thể hoàn toàn tự lành trong một khoảng thời gian mà không cần điều trị can thiệp. Bệnh nhân có thể thực hiện một số biện pháp đơn giản như xịt, rửa bằng nước muối sinh lí tại nhà để giảm bớt sự khó chịu do các triệu chứng. 

Việc hồi phục sẽ mất nhiều thời gian hơn ở những trường hợp thủng vách ngăn mũi nặng, cần phải can thiệp phẫu thuật. Thông thường, bệnh nhân sẽ phải mang  nẹp trong mũi khoảng 1 – 2 ngày, thậm chí vài tuần để vách ngăn lành hoàn toàn sau phẫu thuật. Để đẩy nhanh quá trình phục hồi, người bệnh cần lưu ý tránh các hoạt động gắng sức, vệ sinh sạch sẽ cũng như tái khám đúng hẹn để bác sĩ theo dõi,…

Như vậy, thủng vách ngăn mũi là bến cố có thể  gặp, tuy nhiên không quá nguy hiểm nếu được phát hiện và có hướng xử lý thích hợp. Hy vọng qua những thông tin của bài viết có thể phần nào giúp bạn hiểu thêm về tình trạng này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *