Sưng amidan là dấu hiệu của bệnh gì? Khi nào nên đi khám?

Sưng amidan là dấu hiệu của bệnh gì? Khi nào nên đi khám?

Sưng amidan là dấu hiệu của bệnh gì? Khi nào nên đi khám?

Amidan là các khối mô mềm hình bầu dục nằm ở hai bên cổ họng. Chúng là một phần của hệ bạch huyết, giúp cơ thể chống lại virus và vi khuẩn xâm nhập thông qua đường miệng. Amidan có thể bị sưng do nhiễm trùng hoặc do một số nguyên nhân khác.

Bạn đang đọc: Sưng amidan là dấu hiệu của bệnh gì? Khi nào nên đi khám?

Bên cạnh đó, sưng amidan còn có thể là dấu hiệu của ung thư amidan.

Nguyên nhân khiến amidan bị sưng

Tình trạng sưng amidan thường là do virus gây ra, chẳng hạn như:

  • Adenovirus: Loại virus này gây ra cảm lạnh, viêm họng và viêm phế quản.
  • Virus Epstein-Barr (EBV): Virus Epstein-Barr gây ra bệnh bạch cầu đơn nhân, lây truyền qua nước bọt của người bị nhiễm bệnh.
  • Virus Herpes simplex 1 (HSV-1): Còn được gọi là virus herpes miệng. Nó có thể gây ra loét và mụn nước hình thành trên amidan.
  • Cytomegalovirus (CMV, HHV-5): CMV thường xuất hiện ở những người có hệ thống miễn dịch kém và phụ nữ mang thai.
  • Virus sởi (rubeola). Virus này gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của người bệnh. Chúng rất dễ lây lan thông qua nước bọt và dịch nhầy của người bị nhiễm sởi.
  • Sưng amidan là dấu hiệu của bệnh gì? Khi nào nên đi khám?

    Amidan cũng có thể bị sưng do một số chủng vi khuẩn nhất định. Trong đó, phổ biến nhất là Streptococcus pyogenes (streptococcus nhóm A). Đây là vi khuẩn gây ra tình trạng viêm họng liên cầu khuẩn. Khoảng 15 đến 30 phần trăm trường hợp viêm amidan là do vi khuẩn.

    Các triệu chứng thường đi kèm với sưng amidan

    Sưng amidan có thể xuất hiện cùng lúc với một số triệu chứng khác, bao gồm:

    • Đau rát họng
    • Amidan bị nổi đốm trắng hoặc có lớp phủ màu vàng
    • Đau hai bên cổ
    • Khó nuốt
    • Sốt
    • Đau đầu
    • Hôi miệng
    • Mệt mỏi

    Sưng amidan là dấu hiệu của bệnh gì? Khi nào nên đi khám?

    Sưng amidan có phải là dấu hiệu của ung thư không?

    Sưng amidan có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở trẻ em, tình trạng viêm và sưng amidan xảy ra rất phổ biến nhưng ung thư amidan lại là trường hợp rất hiếm.

    Ở người lớn, một số triệu chứng cụ thể có thể là dấu hiệu của ung thư amidan, bao gồm:

    Sưng amidan nhưng không đau

    Amidan bị sưng không phải lúc nào cũng đi kèm với đau họng. Trong một số trường hợp, bạn có thể gặp khó khăn khi nuốt hoặc bị khó thở nhưng không cảm thấy đau hoặc khó chịu trong cổ họng. Đôi khi, triệu chứng này có thể là dấu hiệu của ung thư amidan, đặc biệt là khi nó kéo dài.

    Sưng amidan nhưng không đau cũng có thể được gây ra bởi một số bệnh lý khác, bao gồm trào ngược dạ dày thực quản, chảy dịch mũi sau và dị ứng theo mùa. Trẻ em có hình dạng vòm miệng bất thường cũng có thể bị sưng amidan mà không cảm thấy đau.

    Amidan có thể có kích cỡ to nhỏ khác nhau tùy thuộc vào từng người, đặc biệt là ở trẻ em. Nếu cảm thấy amidan của bạn hoặc của con bạn lớn hơn mức bình thường nhưng không đau hoặc không đi kèm với triệu chứng khác, đó có thể là tình trạng hoàn toàn bình thường chứ không phải là dấu hiệu của bệnh lý. Tuy nhiên, bạn cũng nên đến bệnh viện kiểm tra để chắc chắn hơn, tránh lo lắng không cần thiết.

    Sưng viêm amidan không sốt

    Cũng giống như cảm lạnh, một số trường hợp viêm amidan nhẹ có thể không đi kèm với sốt.

    Nếu amidan của bạn bị sưng hoặc xuất hiện dấu hiệu sưng trong một thời gian dài, có thể đó là dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng. Amidan sưng nhưng không sốt cũng có thể do dị ứng, sâu răng hoặc bệnh nha chu.

    Sưng amidan là dấu hiệu của bệnh gì? Khi nào nên đi khám?

    Sưng amidan một bên

    Amidan bị sưng một bên có thể là dấu hiệu của ung thư amidan. Tình trạng này cũng có thể được gây ra bởi các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như tổn thương dây thanh quản do nói quá nhiều, chảy dịch mũi sau hoặc áp xe răng.

    Nếu hiện tượng sưng amidan một bên không thuyên giảm sau khi uống kháng sinh hoặc áp dụng các biện pháp tại nhà, bạn cần đến bệnh viện để thăm khám.

    Các triệu chứng khác của ung thư amidan bao gồm:

    • Làm trầm giọng hoặc thay đổi giọng nói
    • Đau họng dai dẳng
    • Khàn tiếng
    • Đau tai một bên
    • Chảy máu miệng
    • Khó nuốt
    • Cảm giác như có gì đó ở sâu trong cổ họng

    Chẩn đoán tình trạng sưng amidan

    Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm ở họng, tai, mũi và miệng để xác định nguyên nhân khiến bạn bị sưng amidan.

    Bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện các xét nghiệm để tìm kiếm các dấu hiệu của viêm họng liên cầu khuẩn. Nếu các triệu chứng và xét nghiệm cho thấy bạn có khả năng bị mắc bệnh này, bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện xét nghiệm kháng nguyên. Xét nghiệm này lấy một mẫu bệnh phẩm từ cổ họng để xác định liệu có sự tồn tại của vi khuẩn strep hay không.

    Nếu kết quả xét nghiệm kháng nguyên âm tính nhưng bác sĩ vẫn còn lo ngại, họ có thể yêu cầu thực hiện cấy trùng cổ họng để đem phân tích trong phòng thí nghiệm. Sử dụng thuốc kháng sinh trước khi thăm khám sẽ làm lệch kết quả xét nghiệm.

    Đôi khi, xét nghiệm công thức máu toàn bộ có thể giúp xác định xem nguyên nhân gây sưng amidan là do virus hay vi khuẩn.

    Tìm hiểu thêm: Tổng quan về cấy ghép nội tạng

    Sưng amidan là dấu hiệu của bệnh gì? Khi nào nên đi khám?Xét nghiệm máu’ width=’750″ height=’501″ />

    Nếu nghi ngờ sưng amidan do bệnh bạch cầu đơn nhân, bác sĩ có thể cho bạn làm xét nghiệm máu, chẳng hạn như xét nghiệm monospot. Xét nghiệm này giúp tìm kiếm các kháng thể heterophil có thể gây ra nhiễm trùng bạch cầu đơn nhân.

    Với bệnh bạch cầu đơn nhân thời gian dài, bác sĩ có thể yêu cầu một loại xét nghiệm máu khác gọi là xét nghiệm kháng thể EBV. Bác sĩ cũng có thể tiến hành kiểm tra lá lách của bạn để xem có biến chứng của bạch cầu đơn nhân hay không.

    Điều trị sưng amidan

    Nếu amidan bị sưng do nhiễm vi khuẩn như strep, bạn sẽ cần uống thuốc kháng sinh. Vi khuẩn Strep nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

    • Viêm màng não
    • Viêm phổi
    • Sốt thấp khớp
    • Viêm tai giữa

    Nếu tình trạng viêm amidan tái phát thường xuyên, gây cản trở các hoạt động hàng ngày và các phương pháp chữa trị không có hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt amidan.

    Biện pháp khắc phục tại nhà

    Nếu amidan bị sưng do virus, các biện pháp khắc phục tại nhà có thể mang lại hiệu quả điều trị và giảm bớt sự khó chịu. Bạn có thể làm theo các gợi ý sau:

    • Nghỉ ngơi nhiều
    • Uống nhiều nước lọc hoặc nước trái cây pha loãng
    • Uống trà ấm với mật ong hoặc các chất lỏng ấm khác, chẳng hạn như súp gà trong hoặc nước dùng
    • Sử dụng nước muối ấm súc miệng ba đến năm lần mỗi ngày

    Sưng amidan là dấu hiệu của bệnh gì? Khi nào nên đi khám?

    • Làm ẩm không khí bằng máy tạo độ ẩm
    • Sử dụng viên ngậm hoặc thuốc xịt họng
    • Uống thuốc giảm đau không kê đơn để hạ sốt và giảm đau

    Phòng ngừa tình trạng sưng amidan

    Các loại virus và vi khuẩn là tác nhân khiến cho amidan bị sưng và viêm. Do đó, để ngăn chặn sự lây nhiễm của vi trùng, bạn cần:

    • Tránh tiếp xúc thân thể hoặc gần gũi với những người bị bệnh.
    • Rửa tay thường xuyên và đúng cách
    • Không đưa tay lên mắt, miệng và mũi
    • Tránh dùng chung các đồ dùng chăm sóc cá nhân, chẳng hạn như son môi
    • Không dùng chung bát, đĩa hoặc ly với người khác
    • Nếu bạn là người bị bệnh, hãy thay bàn chải đánh răng sau khi khỏi bệnh

    Sưng amidan là dấu hiệu của bệnh gì? Khi nào nên đi khám?

    >>>>>Xem thêm: Nhìn hình dáng bụng bầu qua từng tháng: Đoán giới tính có chuẩn xác?

    • Tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi đầy đủ và tập thể dục thường xuyên
    • Không hút thuốc lá và tránh xa những nơi có khói thuốc

    Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?

    Nếu bạn bị sưng amidan kéo dài hơn một hoặc hai ngày, bạn cần đi đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra.

    Bạn cũng cần đi khám ngay nếu amidan bị sưng đến mức bạn cảm thấy khó thở hoặc khó ngủ, hoặc đi kèm với sốt cao và khiến bạn cực kỳ khó chịu.

    Amidan có kích thước không đối xứng có thể liên quan đến ung thư amidan. Do đó, nếu có một bên amidan lớn hơn bên còn lại, bạn cần gặp bác sĩ để tìm ra các nguyên nhân và giải pháp.

    Dung Nguyễn / Kenshin.vn

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *