Nguyên nhân vì sao bị rụng tóc nhiều không chỉ do tình trạng thể chất không ổn mà còn bởi đời sống tinh thần của bạn đang bị xáo trộn bất thường nữa đấy!
Bạn đang đọc: 6 lý do vì sao bạn bị rụng tóc nhiều
Có nhiều nguyên nhân khiến mái tóc bạn trở nên xơ rối, chẻ ngọn và thậm chí thưa dần. Môi trường khói bụi, áp lực và chế độ ăn kém dinh dưỡng, đây chỉ là một vài trong số hàng loạt các tác nhân gây rụng tóc. Việc hiểu rõ về nguyên nhân gây rụng tóc sẽ khiến bạn dễ dàng tìm ra biện pháp ngăn ngừa các vấn đề này. Sau đây chính là 6 tác nhân phổ biến nhất gây rụng tóc mà bạn nên lưu ý.
Nội Dung
1. Căng thẳng thể chất
Bất kỳ dạng chấn thương thể chất nào, dù là phẫu thuật, tai nạn xe, chấn thương do chơi thể thao, căn bệnh nghiêm trọng hay thậm chí chỉ là một cơn cảm cúm, đều có thể trở thành nguyên nhân khiến bạn bị rụng tóc tạm thời. Đây là chứng rụng tóc gọi là telogen effluvium, gọi tắt là dạng rụng TE.
Quá trình mọc, phát triển và rụng tóc là một chu kỳ tuần hoàn liên tục trong suốt cuộc đời. Bác sĩ giải thích rằng khi bạn gặp phải một vấn đề gây nhiều áp lực và căng thẳng, điều đó có thể tác động và gây cản trở đến chu kỳ phát triển của tóc, cũng chính là nguyên nhân vì sao bạn bị rụng tóc nhiều hơn bình thường.
Lời khuyên: Chứng rụng tóc cũng chính là một trong những triệu chứng dễ nhận thấy sau khi trải qua chấn thương và thường kéo dài từ 3–6 tháng. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì tóc sẽ tự mọc lại và phát triển như ban đầu sau khi cơ thể đã hồi phục hoàn toàn. Rụng tóc tiết lộ sức khỏe bạn, do đó, khi thấy tóc rụng nhiều thì bạn nên xem xét lại chế độ sinh hoạt và chăm sóc bản thân nhiều hơn nhé!
2. Căng thẳng cảm xúc
Dù rằng trên thực tế, tình trạng căng thẳng về mặt cảm xúc hay còn gọi là tâm trạng căng thẳng ít có xu hướng gây chứng rụng tóc hơn so với sự căng thẳng thể chất, tuy nhiên, điều này vẫn có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh.
Những biến cố gia đình như ly hôn, mất đi người thân yêu hoặc áp lực do chăm sóc người cao tuổi đều có thể là những tác nhân gây stress. Chính xác hơn thì tâm trạng căng thẳng không trực tiếp gây nên chứng bệnh này. Tuy nhiên, những cảm xúc tiêu cực này sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Lời khuyên: Cũng tương tự như chứng rụng tóc do căng thẳng thể chất, tình trạng rụng tóc do căng thẳng tâm thần cũng sẽ giảm dần theo thời gian. Dù các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết chắc rằng liệu việc giảm stress có giúp cải thiện tình trạng này hay không, tuy nhiên sự hạn chế cảm xúc tiêu cực chắc chắn sẽ mang lại một số lợi ích nhất định cho sức khỏe. Hãy xây dựng một chế độ ăn điều độ, chơi thể thao thường xuyên và giữ tâm trạng luôn vui vẻ để từng bước đẩy lùi sự căng thẳng và lo âu. Ngoài ra, việc tham gia các hoạt động vui chơi, dã ngoại cùng bạn bè cũng có thể giúp bạn giảm stress đấy!
3. Phụ nữ đang trong thai kỳ
Thai kỳ chính là một trong những tình trạng thể chất gây căng thẳng nhiều nhất đối với cơ thể của chị em phụ nữ. Chứng rụng tóc và mất cân bằng hormone chính là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ đang mang thai.
Đặc biệt, đối với phụ nữ sau khi sinh, tình trạng rụng tóc sẽ trở nên phổ biến và dễ gặp hơn so với phụ nữ đang trong thai kỳ. Quá trình sinh nở có thể để lại chấn thương cho cơ thể phụ nữ chính là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc nhiều.
Lời khuyên: Nếu bạn đang bị rụng tóc trong thời kỳ mang thai hoặc sau khi sinh, đừng quá lo lắng và hãy có chế độ ăn dinh dưỡng lành mạnh. Tóc của bạn sẽ sớm mọc lại trong vài tháng sau khi cơ thể bạn đã hồi phục.
4. Thừa vitamin A
Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, tình trạng hấp thu vitamin dư thừa từ các loại thuốc bổ sung hoặc thuốc kê toa có thể là tác nhân gây chứng rụng tóc. Mức vitamin A khuyến nghị hằng ngày là 5.000 IU đối với người trưởng thành và trẻ em trên 4 tuổi. Trong khi đó, các loại thuốc bổ sung vitamin A lại chứa đến 2.500–10.000 IU.
Lời khuyên: Đây là chứng rụng tóc do dư thừa vitamin A, vì thế ngay khi lượng vitamin A mà cơ thể bạn hấp thu hằng ngày trở về mức cân bằng, tóc của bạn sẽ nhanh chóng phát triển lại như bình thường.
5. Thiếu hụt protein
Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, nếu bạn không hấp thu đủ protein qua chế độ ăn uống hằng ngày, để nuôi dưỡng cơ thể, cơ thể của bạn sẽ lấy đi lượng protein chịu trách nhiệm phát triển mái tóc. Tình trạng này có thể xảy ra trong vòng 2–3 tháng sau khi cơ thể trải qua sự thiếu hụt protein.
Lời khuyên: Có rất nhiều loại thực phẩm giàu protein có thể giúp bạn tăng cường hấp thu dưỡng chất này, bao gồm thịt, cá, trứng và sữa. Nếu bạn không thích ăn thịt và các loại hải sản, hãy tăng cường ăn rau củ và các loại đậu như đậu xanh, đậu gà cùng quả hạch và bơ…
6. Chứng hói đầu ở nam giới
Tìm hiểu thêm: Các rối loạn tâm lý đàn ông thường gặp
>>>>>Xem thêm: 7 công thức detox cho tóc bạn có thể làm tại nhà
Cứ mỗi 3 nam giới trung niên có độ tuổi từ 60 trở lên, có đến 2 người sẽ mắc chứng rụng tóc. Hầu hết các trường hợp đều do chứng hói đầu ở nam giới gây ra. Chứng rụng tóc này do tổ hợp các gen và nội tiết tố nam gây ra. Chứng bệnh này gây ra tình trạng hói đầu thường thấy với mái tóc thưa dần ở phía trước trán, khiến cho vùng trán bị hói theo hình chữ M.
Lời khuyên: Có rất nhiều loại kem thoa ngoài da như minoxidil (Rogaine) và thuốc uống như finasteride (Propecia) có thể giúp ngăn ngừa tình trạng rụng tóc, đồng thời kích thích tóc mọc trở lại. Bên cạnh đó, liệu pháp cấy ghép mô tóc cũng là một sự lựa chọn lý tưởng dành cho nam giới mắc phải chứng bệnh này.
Qua việc tìm hiểu 6 nguyên nhân phổ biến gây chứng rụng tóc đề cập ở trên, mong rằng bạn đã biết cách ngăn ngừa tình trạng này, đồng thời có thêm những lời khuyên hữu ích để nhanh chóng lấy lại mái tóc dày khỏe mạnh nhé!