Đau trên đỉnh đầu là loại đau đầu thường gặp và cũng là nỗi ám ảnh của nhiều người. Nếu không xác định rõ nguyên nhân và tìm ra cách điều trị giảm đau phù hợp, cơn đau có thể kéo dài dai dẳng, làm người bệnh mệt mỏi và khó chịu. Vậy đau trên đỉnh đầu là bệnh gì?
Bạn đang đọc: Đau trên đỉnh đầu là bệnh gì? Đọc để cảnh giác!
Đau trên đỉnh đầu thường được bệnh nhân mô tả là cơn đau nhói đột ngột hoặc âm ỉ trên đỉnh đầu. Vì có thể xuất phát từ nguyên nhân khác nhau nên cơn đau này có thể thoáng qua nhưng cũng có thể âm ỉ và không bớt kể cả khi dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Để hiểu rõ hơn đau trên đỉnh đầu là bệnh gì, hãy cùng Kenshin.vn theo dõi các thông tin sau đây nhé!
Đau trên đỉnh đầu là bệnh gì?
Có nhiều bệnh lý khác nhau gây ra triệu chứng đau trên đỉnh đầu, chẳng hạn như:
Đau đầu do căng thẳng
Đau đầu do căng thẳng là một trong các nguyên nhân phổ biến gây đau ở đỉnh đầu và xung quanh đỉnh đầu. Cơn đau này có thể xuất hiện ở cả hai bên đầu, phía sau đầu và trán.
Nguyên căn của đau đầu do căng thẳng bao gồm căng thẳng thần kinh, rối loạn giấc ngủ hay uống quá nhiều cafein, hoặc uống thuốc trị nhức đầu trong thời gian dài cũng dẫn đến tình trạng này. Theo đó, để làm giảm đau trên đỉnh đầu do căng thẳng, bạn có thể áp dụng các biện pháp thư giãn tinh thần và cải thiện chất lượng giấc ngủ như tập yoga, thiền,…
Chứng đau nửa đầu
Mặc dù thường gây đau một bên đầu nhưng chứng đau nửa đầu cũng được xếp vào danh sách đáp án cho câu hỏi “đau trên đỉnh đầu là bệnh gì” bởi đau nửa đầu có thể xảy ra ở cả hai bên và có triệu chứng tương tự như đau đầu do căng thẳng. Để phân biệt với các chứng đau đầu khác, đau nửa đầu thường kèm theo buồn nôn và nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh.
Nếu nghi ngờ bị mắc chứng đau nửa đầu, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để nhận được phác đồ điều trị thích hợp.
Đau trên đỉnh đầu là bệnh gì? Đau đầu do mất ngủ
Đau đầu do mất ngủ là một dạng đau đầu căng thẳng liên quan đến tâm lý. Tình trạng này xảy ra khi bạn thường xuyên bị mất ngủ hoặc bị gián đoạn giấc ngủ, dẫn đến đau dữ dội trên đỉnh đầu hoặc ở trán. Trong một số trường hợp, cơn đau này kéo dài một vài giờ hoặc đôi lúc là cả ngày sau khi bị mất ngủ.
Để làm giảm nhức đầu do mất ngủ, các thuốc giảm đau không kê đơn có thể cho hiệu quả tốt. Tuy nhiên, không nên lạm dụng các thuốc này vì có nguy cơ gây đau đầu tái phát sau đó.
Đau đầu do lạnh – “Đông cứng não’
Đau đầu do lạnh hay còn có tên gọi khác “đông cứng não” là hiện tượng lạnh buốt từ khoang miệng, mắt, mũi cho đến đỉnh đầu khi ăn phải các loại thức ăn lạnh như kem hay uống phải nước đá lạnh. Hiện tượng này thường chỉ xuất hiện trong vài giây và biến mất sau đó.
Đau trên đỉnh đầu là bệnh gì? Đau đầu mãn tính
Đau đầu mãn tính được định nghĩa là cơn đau xảy ra thường xuyên và tăng dần tần suất với hơn 15 ngày trong một tháng hoặc hơn 3 tháng. Đây có thể là chứng đau nửa đầu hoặc đau đầu do căng thẳng phát triển.
Nếu xác định đau trên đỉnh đầu là do đau đầu mãn tính, bạn cần đi khám bác sĩ sớm để nhận được kế hoạch điều trị phù hợp, tránh để đau đầu mãn tính kéo dài.
Bạn có thể xem thêm: Đau đầu chóng mặt thường xuyên – Cảnh báo nguy hiểm nào nên lưu ý?
Đau dây thần kinh chẩm
Tìm hiểu thêm: Nhận biết dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em
Đau dây thần kinh chẩm là một dạng đau đầu bắt nguồn từ cột sống lan đến cổ và sau đầu. Vậy đau trên đỉnh đầu là bệnh gì liệu có phải là đau dây thần kinh chẩm không? Câu trả lời là có khả năng bởi triệu chứng của đau dây thần kinh chẩm không chỉ khu trú ở sau đầu mà còn lan ra ở khu vực xung quanh đỉnh đầu cho đến trán và sau hốc mắt.
Hội chứng co mạch máu não có hồi phục (RCVS)
RCVS hay còn gọi là “đau đầu sấm sét” là tình trạng hiếm gặp gây co thắt đột ngột các mạch máu não ở gần đỉnh đầu. Từ đó gây nên cơn đau đầu đột ngột và dữ dội, có thể phát triển hoặc không phát triển thành xuất huyết mạch máu não sau đó. Tuy nhiên, RCVS có thể đảo ngược, tức là bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn sau chấn thương não này.
Ngoài ra, hiện tượng đau nhức ở đỉnh đầu cũng có thể xuất hiện khi thời tiết thay đổi thất thường, ở những người bị viêm xoang, tăng huyết áp,…
Đau trên đỉnh đầu là bệnh gì? Khi nào cần gặp bác sĩ?
>>>>>Xem thêm: Những dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em và cách điều trị
Đau trên đỉnh đầu có thể do nhiều bệnh lý. Trong đó, một số nguyên nhân kể trên có thể tự khỏi hoặc điều trị đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bạn cần có phác đồ điều trị cụ thể từ bác sĩ. Vì vậy, hãy đi khám bác sĩ ngay khi:
- Đau đầu ở nhiều vị trí, đau đầu tăng dần tần suất và mức độ đau.
- Nhức đầu ngày càng dữ dội hơn và hoặc không thể kiểm soát bởi thuốc giảm đau không kê đơn.
- Nhức đầu gây cản trở đến công việc và sinh hoạt hằng ngày của bạn.
Trên đây là các thông tin về nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đau trên đỉnh đầu, hy vọng chúng có thể giúp bạn trả lời cho câu hỏi đau trên đỉnh đầu là bệnh gì và cách để đối phó với những cơn đau đầu này nhé!