Chữa bệnh lậu tại nhà liệu có hiệu quả không?

Chữa bệnh lậu tại nhà liệu có hiệu quả không?

Chữa bệnh lậu tại nhà liệu có hiệu quả không?

Đa số mọi người thường lên mạng tìm hiểu các cách chữa bệnh tại nhà. Vậy thì, đối với bệnh lậu, cách chữa bệnh lậu tại nhà liệu có hiệu quả không? Kenshin.vn sẽ giải đáp cho bạn về vấn đề này.

Bạn đang đọc: Chữa bệnh lậu tại nhà liệu có hiệu quả không?

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Cho nên, dùng thuốc kháng sinh được xem là phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh lậu. Vậy những loại thức ăn, đồ uống có tính kháng khuẩn có thể tiêu diệt được vi khuẩn lậu hay không?

Tại sao chữa bệnh lậu tại nhà lại không đáng tin cậy?

Các nhà nghiên cứu đã đưa rất nhiều biện pháp khắc phục bệnh lậu tại nhà vào thử nghiệm trong các nghiên cứu khác nhau trong những năm qua. Và h rút ra kết lun: hiu qu ca các phương pháp này không được khả quan cho lắm.

Dùng tỏi

Chữa bệnh lậu tại nhà liệu có hiệu quả không?

Tỏi được biết đến với đặc tính kháng khuẩn rất tốt. Nó đã trở thành một trong những phương thuốc điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn phổ biến tại nhà.

Một nghiên cứu cũ vào năm 2005 đã kiểm tra tác dụng của tỏi đối với vi khuẩn gây bệnh lậu. Các nhà nghiên cứu nhận thấy tỏi có hoạt động kháng khuẩn chống lại vi khuẩn lậu. Đây được xem như một điểm sáng trong nền y học.

Tuy nhiên, tất cả những nghiên cứu này đều được thực hiện trong môi trường phòng thí nghiệm, không phải trên người mắc bệnh lậu. Vì vậy, không ai có thể đảm bảo được hiệu quả của nó đối với người bệnh.

Giấm táo

Nổi tiếng trên mạng Internet về việc điều trị bệnh lậu tại nhà là giấm táo. Trong đó, các bài viết thường khuyến cáo người bệnh uống hoặc sử dụng tại chỗ giấm táo. Nhưng hiện nay, vẫn chưa có bất kì nghiên cứu nào xác thực được hiu qu của phương pháp này.

Ngoài ra, mặc dù giấm táo có một số đặc tính kháng khuẩn, nhưng nó cũng có tính axit cao. Vì vậy, nó rất dễ gây kích ứng các mô tế bào mỏng manh của bộ phận sinh dục.

Nước súc miệng

Tìm hiểu thêm: [Góc tư vấn] Tai chảy dịch là triệu chứng của bệnh gì, phải làm thế nào?

Chữa bệnh lậu tại nhà liệu có hiệu quả không?

>>>>>Xem thêm: Bật mí cách chọn loại nhựa an toàn cho sức khỏe cả nhà

Theo một bài báo năm 2016, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu tác dụng của nước súc miệng sát khuẩn đối với vi khuẩn lậu ở người. H yêu cầu một nửa số người đàn ông mắc bệnh lậu ở miệng sử dụng nước súc miệng sát khuẩn, một na còn lại sử dụng giả dược để súc miệng mỗi ngày 1 phút.

Cui cùng, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng có 52% nam giới sử dụng nước sức miệng sát khuẩn dương tính với bệnh lậu, trong khi 84% người sử dụng nước súc miệng giả dược có kết quả dương tính.

Từ đó, h đưa ra kết luận rằng, nước sức miệng sát khuẩn có thể giúp điều trị nhưng không thể chữa khỏi 100% bệnh lậu ở miệng.

Cây hải cẩu vàng

Cây hải cẩu vàng còn được gọi là mao lương hoa vàng. Cây này có chứa nhiều akaloid như Hydrastine, Berberine, đây là hai chất có đặc tính kháng khuẩn nổi trội. Những người dân sống ở châu Âu trong những năm 1800 đã sử dụng cây hải cẩu vàng để điều trị bệnh lậu.

Đã có một số nghiên cứu về việc sử dụng cây hải cẩu vàng thay cho thuốc kháng sinh trong trường hợp kháng thuốc. Song vẫn chưa có kết quả chính xác nhất về tác dụng của loại thực vật này đối với bệnh lậu.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Dấu hiệu của bệnh lậu bạn cần biết

Làm gì để thay thế những phương pháp chữa bệnh lậu tại nhà?

Kháng sinh là cách điều trị bệnh lậu duy nhất đã được chứng minh hiu qu. Tuy nhiên, do sự đề kháng của kháng sinh ngày càng cao, nên đa phần các bác sĩ khi kê đơn thuốc cho bệnh nhân sẽ phối hợp hai loại kháng sinh với nhau.

Những loại kháng sinh này bao gồm:

  • 250 mg ceftriaxone dùng đường tiêm
  • 1g azithromycin dùng đường uống

Nếu bạn dị ứng với ceftriaxone, bác sĩ sẽ kê toa kháng sinh khác.

Trong trường hợp bn vẫn gặp các triệu chứng của bệnh lậu sau 3-5 ngày khi kết thúc điều trị bằng kháng sinh, hãy nói chuyện ngay với bác sĩ. Bạn có thể cần một loại kháng sinh khác hoặc điều trị bổ sung.

Để tránh truyền bệnh cho người khác, không nên có quan h tình dục cho đến khi hoàn thành việc điều trị và không còn bất kỳ triệu chứng nào.

Đề kháng với thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu, bệnh giang mai và chlamydia đều là kháng sinh, nhưng tỷ lệ người mắc cả ba căn bnh này đang gia tăng rất nhanh. Trong đó, uớc tính có khoảng 78 triệu người trên toàn cầu bị ảnh hưởng bởi bệnh lậu. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh đã bày tỏ lo ngại về vấn đề này.

Kháng kháng sinh là khả năng của vi khuẩn chống lại tác dụng của các loại thuốc dùng để điều trị chúng. Điều này có nghĩa là vi khuẩn không còn bị giết bởi loại thuốc được sử dụng để giết chúng trước đó. Vi khuẩn bệnh lậu đã phát triển đề kháng với gần như tất cả các loại kháng sinh được dùng để điều trị bệnh lậu trong nhiều thập kỷ, bao gồm sulfonamid, penicillin, tetracycline, spectinomycin, fluoroquinolones và macrolide. Nhóm kháng sinh có hiệu quả còn lại cuối cùng là cephalosporin.

  • Vào năm 2010, các cơ quan y tế khuyến nghị điều trị kép phối hợp 2 kháng sinh và tăng liều ceftriaxone lên 250mg cho bệnh lậu.
  • Vào năm 2012, khuyến nghị dùng ceftriaxone cộng với azithromycin hoặc doxycycline cho người lần đầu bị nhiễm lậu.
  • Năm 2015, việc điều trị bệnh lậu hiện chỉ đề xuất một chế độ trị liệu duy nhất là phối hợp cephalosporin ceftriaxone đường tiêm với azithromycin đường uống. Chỉ khi người bệnh bị dị ứng với 2 loại kháng sinh này thì mới cần thay đổi loại kháng sinh khác.

Biến chứng của bệnh lậu

Khi không điều trị, bệnh lậu s dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng lâu dài đến người bệnh.

Ở nam giới, các biến chứng này bao gồm viêm mào tinh hoàn, viêm ống mang tinh trùng. Viêm mào tinh hoàn nặng có thể dẫn đến vô sinh.

Ở phụ nữ, bệnh lậu không được điều trị sẽ gây ra viêm vùng chậu, dẫn đến các biến chứng như:

  • Khô âm đạo
  • Thai ngoài tử cung
  • Áp xe vùng chậu

Trẻ sơ sinh có nguy cơ mù lòa cao khi mẹ bầu mắc bệnh lậu. Ngoài ra, đứa bé còn có thể bị nhiễm trùng khớp và nhiễm trùng máu nguy hiểm. Nếu bạn mang thai và nghĩ rằng mình đang bị bệnh lậu, hãy gặp bác sĩ ngay để được điều trị ngay lập tức.

Ở cả nam và nữ, bệnh lậu cũng xâm nhập vào máu, gây ra tình trạng nhiễm trùng lan tỏa (DGI). Trong trường hợp nghiêm trọng, DGI có thể đe dọa đến tính mạng.

Bnh lậu là một bệnh khá phổ biến trong cộng đồng. Nếu nghi ng mình b lu, bn chng vic gì phi xấu hổ. Hãy mạnh dạn tham gia xét nghiệm và điều trị đầy đủ để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bệnh lậu và cách điều trị bệnh lậu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *