Nổi mề đay: Nguyên nhân do đâu và cách điều trị

Nổi mề đay: Nguyên nhân do đâu và cách điều trị

Nổi mề đay: Nguyên nhân do đâu và cách điều trị

Nổi mề đay (hay mày đay) thường đi kèm với cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, đôi khi gây phù ở dưới da hay mô kẽ. Khoảng 20% dân số từng gặp phải tình trạng này một lần trong đời. Vậy nguyên nhân và phương pháp điều trị tình trạng nổi mề đay là gì?

Bạn đang đọc: Nổi mề đay: Nguyên nhân do đâu và cách điều trị

Cùng Kenshin.vn tìm hiểu các vấn đề về nổi mề đay qua bài viết dưới đây!

Bệnh nổi mề đay là gì?

Nổi mề đay ngứa (hay mày đay) là phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tố khác nhau gây phù cấp hoặc mãn tính ở trung bì, xuất hiện vùng phồng rộp, phù nề với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, thường có quầng đỏ bao quanh.

Người bệnh khi nổi mề đay khắp người hay có cảm giác ngứa, nóng rát, châm chích và các biểu hiện này thường tự hết trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này kéo dài trong vài ngày hoặc lâu hơn.

Phân loại mề đay

Dựa theo thời gian tồn tại các triệu chứng mà tình trạng nổi mề đay được chia thành:

  • Mề đay cấp tính: thời gian kéo dài dưới 6 tuần, các dấu hiệu thường biến mất sau vài giờ đến vài ngày.
  • Mề đay mạn tính: thời gian kéo dài hơn 6 tuần, các tổn thương trên da xuất hiện hàng ngày hoặc tái phát theo từng đợt.

Người bị nổi mề đay mạn tính có thể ở dạng tự phát hoặc cảm ứng. Một số người tồn tại cả hai dạng này cùng lúc. Trong đó, ngứa nổi mề đay cảm ứng là tình trạng bị nổi mề đay khi có một tác nhân gây ra phản ứng quá mẫn ở người bệnh (dị ứng nổi mề đay), bao gồm:

  • Da vẽ nổi
  • Mề đay lạnh
  • Mề đay do choline hay mề đay cholinergic
  • Mề đay do tiếp xúc
  • Mề đay do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay nhiệt độ
  • Phù mạch do rung (vibratory angioedema)
  • Mề đay do nước (aquagenic urticaria)

Khi phản ứng dị ứng xảy ra, cơ thể sẽ giải phóng một hóa chất có tên gọi là histamin. Chất này khiến cho những mạch máu nhỏ (mao mạch) bị rò rỉ dịch ra ngoài. Dịch thất thoát tích tụ ở dưới da và gây ra các nốt phồng rộp, sưng nề. Bạn có thể bị nổi mề đay khắp người hoặc ở một vùng nào đó trên cơ thể.

Đối tượng dễ mắc mề đay

Bất kỳ ai cũng đều có khả năng bị nổi mề đay, phù mạch hay cả hai. Trong đó, tình trạng nổi mề đay thường phổ biến hơn. Những người có cơ địa mẫn cảm, dễ phản ứng với nhiều tác nhân gây dị ứng khác nhau có thể bị nổi mề đay liên tục.

Triệu chứng và dấu hiệu nổi mề đay (mày đay)

Hiện tượng dị ứng nổi mề đay có những biểu hiện khác nhau ở từng người và từng trường hợp. Hình ảnh nổi mề day có thể khiến bạn lo lắng nhiều hơn khi chúng xuất hiện. Những dấu hiệu nổi mề đay dễ nhận biết bao gồm:

  • Có các nốt hay mảng sần, phồng rộp, màu đỏ hay sưng lên trên bề mặt da
  • Điểm giữa các mảng mề đay chuyển sang màu trắng khi dùng tay nhấn vào
  • Nổi mề đay ngứa, khó chịu trên da
  • Phù mạch (sưng nề vùng hạ bì hay các lớp dưới da)

Hình thái và kích thước mày đay cũng rất đa dạng, có thể nhỏ hoặc lớn, có khi hình cung, hình tròn hay mảng lớn trông như bản đồ.

Nổi mề đay: Nguyên nhân do đâu và cách điều trị

Hình ảnh nổi mề đay trên một vùng da 

Nguyên nhân nổi mề đay mẩn ngứa

Những chất gây dị ứng có thể khiến bạn bị ngứa nổi mề đay toàn thân. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ kích thích hệ thống miễn dịch phản ứng lại bằng cách giải phóng hàng loạt các hoạt chất, trong đó có histamin.

Histamin là một chất được tạo ra từ các tế bào mast và những tế bào miễn dịch khác (như bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm…) để loại bỏ tác động của tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, cơ thể lại phản ứng lại với lượng histamin này bằng cách tạo ra phản ứng dị ứng, dẫn đến nổi mề đay và sưng.

Vì vậy, nhìn chung những nguyên nhân nổi mề đay gồm:

  • Bị côn trùng đốt
  • Mắc phải các bệnh tự miễn
  • Dị ứng thực phẩm (như sữa, đậu phộng, trứng, cá hay động vật có vỏ…)
  • Dị ứng với các chất liệu khác nhau, như dị ứng với cao su hay một số chất tẩy rửa
  • Có vấn đề về nội tiết tố, như khi mang thai, mãn kinh hay mắc bệnh tuyến giáp
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn, như viêm họng do liên cầu khuẩn, nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Những dị nguyên trong không khí, như phấn hoa từ cây cối, bào tử nấm hay vảy da động vật
  • Thân nhiệt thay đổi do nhiệt độ xung quanh nóng hay lạnh hơn bình thường hoặc sau khi hoạt động thể chất.
  • Dị ứng với thuốc, như thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), codeine, thuốc trị tăng huyết áp (đặc biệt là thuốc ức chế men chuyển).

Trường hợp mề đay mạn tính thường không xác định được nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng này.

Nổi mề đay: Nguyên nhân do đâu và cách điều trị

Chẩn đoán xác định nổi mề đay (mày đay)

Bác sĩ sẽ dựa vào các biểu hiện lâm sàng nhìn thấy và hỏi về tiền sử bệnh cũng như tìm hiểu việc bạn có tiếp xúc với các chất lạ gần đây hay không. Họ cũng xem xét khả năng dị ứng liên quan đến các bệnh lý khác, như chàm, viêm mạch dị ứng, hen phế quản…

Một số xét nghiệm dưới đây có thể được thực hiện để tìm kiếm tác nhân gây dị ứng khi nghi ngờ bị dị ứng thuốc hoặc thực phẩm trong các trường hợp nổi mề đay cấp:

  • Xét nghiệm lấy da (skin prick test)
  • Xét nghiệm hấp phụ dị nguyên gắn phóng xạ (RAST)
  • Xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang CAP

Ở những người bị nổi mề đay tự phát mạn tính, bác sĩ có thể yêu cầu làm xét nghiệm máu và xét nghiệm protein phản ứng C (CRP) hoặc một số xét nghiệm khác nếu nghi ngờ có liên quan đến một bệnh lý khác.

Tìm hiểu thêm: Tiêm insulin sống được bao lâu? Hiểu để an tâm điều trị

Nổi mề đay: Nguyên nhân do đâu và cách điều trị

Điều trị nổi mề đay (mày đay)

Cách ly với yếu tố nguy cơ gây nổi mề đay

Bị nổi mề đay phải làm sao? Nếu chỉ bị nổi mề đay nhẹ, bạn có thể không cần điều trị mà cứ để chúng tự hết.

  • Khi biết được các yếu tố gây bệnh hoặc làm cho các triệu chứng nặng thêm, bạn cần tránh tránh tiếp xúc hoặc loại bỏ chúng ngay.
  • Ngưng dùng thuốc hoặc ăn thực phẩm khiến mày đay xuất hiện.
  • Thay đổi chỗ ở hay nghề nghiệp nếu ở đó có các dị nguyên làm nổi mề đay.
  • Tránh để nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột hay tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời…

 Điều trị mề đay theo thuốc

Để điều trị triệu chứng nổi mề đay, bác sĩ thường chỉ định một số thuốc giúp chữa trị mề đay như

  • Thuốc kháng histamin,
  • Corticosteroid
  • Adrenaline.
  • Trường hợp mày đay mạn tính, người bệnh có thể cần dùng thêm một số loại thuốc cần thiết khác.

Biến chứng có thể xảy ra sau khi nổi mề đay

Người bệnh có khả năng gặp phải biến chứng sau:

  • Sốc phản vệ, một phản ứng dị ứng toàn thân đe dọa đến tính mạng
  • Sưng trong cổ họng, có khả năng gây tắc nghẽn đường thở và đe dọa tính mạng.

Chế độ sinh hoạt giúp phòng ngừa nổi mề đay

Không có cách nào giúp phòng ngừa ngứa nổi mề đay khởi phát ở lần đầu tiên. Thế nhưng, những người có cơ địa dễ bị dị ứng và có tiền sử nổi mề đay (có thể kèm theo phù mạch) cần cố gắng xác định được tác nhân gây dị ứng để tránh tối đa việc tiếp xúc với chúng.

Trong khi bùng phát một đợt mề đay cấp, bạn nên:

  • Mặc quần áo thoải mái
  • Tránh gây kích ứng vùng da bị ảnh hưởng
  • Đồng thời, hãy tránh tiếp xúc với những tác nhân có khả năng kích ứng làm triệu chứng nặng thêm như tắm nước nóng hoặc lạnh, uống bia rượu, xúc động mạnh, hoạt động gắng sức.

Nổi mề đay: Nguyên nhân do đâu và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Bé bị viêm dạ dày HP nên ăn gì? 8 thực phẩm ức chế HP để bé mau khỏe

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Nếu nhận thấy có các dấu hiệu sau, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay:

  • Các mảng mày đay lan rộng
  • Cảm thấy hơi sốt hoặc không khỏe
  • Cảm thấy lo lắng về tình trạng mề đay ở con mình
  • Có dấu hiệu bị sưng phù ở dưới da (bị phù mạch)
  • Các triệu chứng nổi mề đay không cải thiện sau 2 ngày
  • Mề đay liên tục tái phát (có thể do bạn bị dị ứng với một tác nhân nào đó).

Trường hợp có các biểu hiện lâm sàng dưới đây, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi đến số cấp cứu 115:

  • Khó thở
  • Khó nuốt
  • Choáng váng hay ngất xỉu
  • Buồn nôn hay nôn mửa
  • Nhịp tim tăng nhanh
  • Hiện tượng sưng phù xuất hiện nhanh chóng và nghiêm trọng ở mặt, miệng hay cổ họng

Đó có thể là những dấu hiệu cho thấy người bệnh đang có phản ứng dị ứng nghiêm trọng, như sốc phản vệ.

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh mề đay

Bệnh mề đay có lây không?

Mề đay không phải là bệnh truyền nhiễm. Nổi mề đay có thể tái phát nhiều lần ở các bệnh nhân nhưng không thể lây nhiễm từ người này sang người khác. Trường hợp nhiều người trong gia đình cùng mắc bệnh có thể do vấn đề di truyền khiến cơ thể nhạy cảm hơn với các yếu tố gây dị ứng hoặc cùng sống trong một môi trường có các yếu tố gây dị ứng,…

Bệnh mề đay có nguy hiểm không?

Người bệnh mề đay còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác như sưng mạch ở khí quản, vùng họng dẫn tới khó thở, thở gấp, thậm chí nghẹt thở. Mày đay có thể xuất hiện ở đường tiêu hóa, gây đau quặn bụng, nôn ói, tiêu chảy.

Khi mề đay xảy ra ở tổ chức não, dễ gây phù nề não, rất nguy hiểm. Bệnh cũng có thể gây giãn mạch nhanh, đột ngột làm tụt huyết áp, gây choáng váng. Trong những trường hợp đặc biệt, nếu không được cấp cứu kịp thời, có thể tính mạng bệnh nhân sẽ bị đe dọa. Một số trường hợp sử dụng thuốc đã bị sốc phản vệ và tử vong.

Xem thêm

10 cách trị nổi mề đay tại nhà hiệu quả, giảm nhanh mẩn ngứa
Nổi mề đay khi mang thai: Mẹ bầu nên chữa như thế nào mới hiệu quả?
Tìm hiểu 5 loại thuốc trị nổi mề đay phổ biến hiện nay
Nổi mề đay do nước, có nguy hiểm không? Làm thế nào để kiểm soát?

Bệnh mề đay có thể kiểm soát nếu bạn biết cách ngăn ngừa và điều trị đúng cách. Hy vọng bạn đọc có thêm thông tin về bệnh mề đay và cách ứng phó với bệnh qua bài viết trên!

Bài viết được tham vấn y khoa bởi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu & Thẩm mỹ Clover Clinic. Với phương châm “Vì sức khỏe làn da”, phòng khám cung cấp các dịch vụ chăm sóc da chuyên sâu với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, luôn nhiệt tình tư vấn, hỗ trợ khách hàng, vì trải nghiệm điều trị an toàn và hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *