Mặc dù tóc của bạn trông có vẻ chắc khỏe, nhưng vẫn có thể dễ bị hư tổn do quá trình chăm sóc tóc hàng ngày. Phần đuôi tóc, cũng là phần già nhất của sợi tóc thường dễ bị yếu đi, mất đi lớp bảo vệ tóc và khiến tóc bị chẻ ngọn. Vậy tại sao tóc bị chẻ ngọn? Biện pháp nào ngăn ngừa tình trạng tóc chẻ ngọn, dễ gãy rụng?
Bạn đang đọc: Tóc bị chẻ ngọn phải làm sao để nhanh lấy lại độ bóng khỏe?
Nội Dung
Tóc bị chẻ ngọn là gì?
Tóc bị chẻ ngọn thường xảy ra khi các đầu sợi tóc của bạn bị mất nước và hư hại do quá trình chăm sóc tóc hoặc các điều kiện ngoại cảnh tác động, sau đó sẽ làm tóc dần yếu đi đến mức bị đứt gãy. Tóc chẻ ngọn có thể khiến tóc trông xơ xác và khiến rụng tóc nhiều.
Tại sao tóc bị chẻ ngọn?
Tóc chẻ ngọn xảy ra khi phần đuôi tóc trở nên khô, dễ gãy và xơ xác. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do:
Tiếp xúc với điều kiện thời tiết khắc nghiệt
Môi trường khí hậu khắc nghiệt như: trời nhiều gió, thời tiết quá lạnh hoặc nóng, nắng, thời tiết khô, khí hậu ẩm ướt… dường như bất kể thời tiết như thế nào cũng đều làm ảnh hưởng đến mái tóc của bạn.
Và nếu bạn thường xuyên gội đầu, tạo kiểu tóc, vuốt ngược, ép phồng sẽ khiến phần ngọn tóc nhanh hư tổn khi tiếp xúc với khí hậu môi trường.
Tại sao tóc bị chẻ ngọn? Do hóa chất trong các sản phẩm nhuộm tóc
Để thay đổi diện mạo, nhiều người đã áp dụng phương pháp nhuộm tóc. Tuy nhiên, điều này sẽ làm tóc nhanh chóng yếu đi và khiến tóc dễ bị hư tổn, chẻ ngọn. Bạn cũng cần hiểu rằng nhuộm tóc không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hiện tượng tóc chẻ ngọn, mà tóc sẽ trở nên chẻ ngọn nếu như bạn không biết cách chăm sóc tóc đúng cách ngay sau quá trình nhuộm.
Sau khi nhuộm tóc tại salon, tóc sẽ dễ trở nên khô và gãy rụng nhiều hơn. Đây là lúc bạn cần chăm sóc tóc bằng cách tạo độ ẩm cho tóc và bảo vệ tóc chắc khỏe để giảm tình trạng chẻ ngọn.
Thường xuyên sử dụng các kỹ thuật chăm sóc tóc như sấy tóc, ép tóc và uốn tóc
Tương tự như nhuộm tóc, duỗi tóc hoặc uốn tóc bằng hóa chất sẽ làm phá vỡ đáng kể cấu trúc của tóc, đồng thời tóc cũng trở nên yếu và dễ bị hư tổn. Khi tóc bị khô quá mức, phần đuôi tóc có thể trở nên xơ xác, khiến tóc luôn trong tình trạng rối bù với các sợi tóc rẽ ra theo các hướng khác nhau. Ngoài ra, tạo kiểu tóc bằng nhiệt cũng làm tóc bạn yếu đi đáng kể. Nhiệt độ cao khiến tóc bị căng và mất đi độ ẩm cần thiết, đồng thời tóc trở nên khô và yếu dần theo thời gian.
Với rất nhiều người sử dụng các sản phẩm tóc hàng ngày, tình trạng chẻ ngọn là điều phổ biến. Hầu hết mọi người đều sẽ phải đối mặt với tình trạng tóc chẻ ngọn vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời.
Tại sao tóc bị chẻ ngon? Do tác động vật lý
Xử lý tóc bằng nhiệt hay nhuộm màu tóc không phải là nguyên nhân duy nhất có thể khiến tóc bị chẻ ngọn. Tóc bị chẻ ngọn cũng có thể xảy ra khi bạn ma sát quá nhiều lên tóc.
Thân tóc có thể bị hư hại do bạn buộc tóc quá chặt, thường xuyên gội đầu, chà xát tóc bằng khăn khô hoặc chải tóc quá mạnh. Tất cả những điều này đều có thể gây hại trầm trọng hơn cho tóc, đặc biệt là khi tóc còn đang ướt.
Do chế độ sinh hoạt không lành mạnh
Chế độ ăn uống thiếu khoa học, uống ít nước và tình trạng sức khỏe tổng thể của cơ thể có thể làm ảnh hưởng đến độ chắc khỏe của tóc. Nếu cơ thể bạn bị mất nước, suy dinh dưỡng hoặc thiếu protein, mái tóc cũng sẽ trở nên xơ xác và dễ bị chẻ ngọn hơn.
Tóc bị chẻ ngọn phải làm sao? Có cách nào để điều trị tóc chẻ ngọn?
Tìm hiểu thêm: 7 điều bạn cần biết để phòng tránh tai nạn đuối nước
Hiện nay vẫn chưa có cách điều trị tóc bị chẻ ngọn. Vì vậy, một khi phần đuôi tóc của bạn bị hư tổn hoặc xơ xác, cách duy nhất để loại bỏ chúng chính là tỉa đi phần đuôi tóc.
Đó là lý do vì sao việc ngăn ngừa tóc chẻ ngọn được xem là “chìa khóa” để giữ cho mái tóc chắc khỏe. Mặc dù bạn có thể không tránh được tình trạng tóc chẻ ngọn hoàn toàn, nhưng bạn có thể hạn chế tần suất và mức độ phát triển của chúng.
>>> Bạn có thể quan tâm: Bạn nên cắt tóc định kỳ bao lâu một lần? Những điều cần biết
Cách chăm sóc tóc không bị chẻ ngọn
Nếu bạn đã biết tại sao tóc bị chẻ ngọn, bạn cần phải biết cách chăm sóc tóc chắc khỏe dài lâu để sở hữu mái tóc dày khỏe như ý. Hãy cùng “điểm qua” một số cách làm tóc không bị chẻ ngọn để giảm tần suất và mức độ hư tổn tóc nghiêm trọng.
>>>>>Xem thêm: Huyết áp ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
- Cắt và tỉa tóc thường xuyên, tốt nhất là khoảng 6 tuần/ lần.
- Bạn không nên gội đầu hàng ngày, mà chỉ nên gội đầu từ 2-3 lần/ tuần.
- Không nên sử dụng nước nóng để gội đầu vì sẽ khiến lớp biểu bì tóc bị phồng lên, làm tóc dễ bị bong ra. Thay vào đó, bạn chỉ nên sử dụng nước ấm hoặc nước lạnh để làm sạch da đầu
- Chọn các loại dầu gội có công thức hoàn toàn tự nhiên, không chứa các thành phần độc hại hay kích ứng da đầu.
- Dùng lược răng thưa để gỡ tóc ướt để giảm rụng tóc và chẻ ngọn.
- Hạn chế sử dụng các dịch vụ làm tóc, chẳng hạn như nhuộm màu và ép tóc bằng hóa chất.
- Sử dụng bình xịt bảo vệ nhiệt và hạn chế tối đa việc tác động nhiệt lên tóc.
- Bổ sung các chất giúp tóc chắc khỏe, chẳng hạn như biotin và axit folic.
- Hạn chế để các kiểu tóc như buộc đuôi ngựa hay xoắn tóc để có thể giúp bạn hạn chế tình trạng tóc chẻ ngọn. Thay vào đó, bạn nên sử dụng dây buộc tóc mềm hơn giúp ngăn ngừa tóc hư tổn do tác động lực.
- Bổ sung chế độ ăn lành mạnh giàu protein, sắt và các chất dinh dưỡng khác sẽ giúp cho tóc thêm khỏe mạnh. Tóc của bạn sẽ phát triển tốt ngay từ bên trong từ gốc hoặc nang tóc, giảm gãy rụng tóc và giúp da đầu khỏe mạnh. Về cơ bản, các sợi tóc được tạo thành từ protein, vì vậy nếu bạn không cung cấp đủ protein thì tóc của bạn sẽ dễ bị khô xơ và chẻ ngọn.
Qua bài viết trên, chắc hẳn đã giúp bạn xác định nguyên nhân tại sao tóc bị chẻ ngọn và các biện pháp chăm sóc tóc nhằm giảm chẻ ngọn, gãy rụng. Nhìn chung, tóc chẻ ngọn có thể ảnh hưởng đến vẻ ngoài của bạn và nếu không được xử lý, điều này có thể dẫn đến việc tóc hư tổn lâu dài.