Mổ u đại tràng là một trong các phương pháp điều trị ung thư đại trực tràng hiệu quả ở những giai đoạn đầu. Tùy vào kích thước, vị trí và giai đoạn phát triển của khối u mà bác sĩ có thể chỉ định những phương pháp mổ u đại tràng khác nhau. Vậy, mổ u đại tràng có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Mổ u đại tràng có nguy hiểm không? Tìm hiểu ngay!
Nội Dung
Mổ u đại tràng là gì?
Trước khi tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Mổ u đại tràng có nguy hiểm không?”, chúng cần cần hiểu rõ về mổ u đại tràng. Hằng năm, khoảng 300.000 người Mỹ trải qua phẫu thuật đại tràng (ruột kết). Mổ u đại tràng (hay phẫu thuật đại tràng) là phương pháp điều trị bằng cách cắt bỏ phần đại tràng bất thường có chứa khối u nhằm loại bỏ ung thư (khối u ác tính) hoặc polyp. Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng sẽ loại bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng và đôi khi cả lỗ hậu môn. Sau đó, các phần đại – trực tràng còn lại sẽ được nối với nhau để tái lập lưu thông của ống tiêu hoá.
Mổ u đại tràng có nguy hiểm không?
Mổ u đại tràng có nguy hiểm không phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm phương pháp phẫu thuật, biến chứng có thể xảy ra và tuổi tác, sức khỏe tổng thể, bệnh nền kèm theo của người bệnh trước khi phẫu thuật.
Mổ u đại tràng có nguy hiểm không tùy vào phương pháp mổ
Mổ u đại tràng có nguy hiểm không sẽ tùy vào phương pháp mổ được thực hiện. Tuỳ vào từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện:
Cắt polyp và cắt bỏ khối u đại tràng tại chỗ
Cắt polyp và cắt bỏ đại tràng cục bộ là hai phương pháp phẫu thuật nội soi được sử dụng để loại bỏ các khối u nhỏ ở đại tràng.
- Cắt polyp là phương pháp đơn giản nhất, trong đó, các khối u dù là ung thư hoặc polyp đều sẽ được cắt bỏ cùng với phần gốc của nó. Thủ thuật này thường được thực hiện bằng cách đưa một vòng dây qua ống nội soi để cắt polyp ra khỏi thành đại tràng bằng dòng điện.
- Cắt bỏ khối u đại tràng tại chỗ sẽ phức tạp hơn một chút, trong đó, các dụng cụ được sử dụng thông qua ống nội soi để loại bỏ các khối ung thư nhỏ ở lớp lót bên trong của đại tràng, cùng với một lượng nhỏ mô khỏe mạnh xung quanh trên thành đại tràng.
Mổ u đại tràng có nguy hiểm không ở hai phương pháp này? Cả hai phương pháp này đều có ưu điểm là ít xâm lấn, không cần phải mở bụng nên giúp bệnh nhân mau hồi phục. Tuy nhiên, những thủ thuật này chỉ được áp dụng cho các khối u nhỏ và không lan rộng.
Tìm hiểu thêm: Dầu húng chanh Minion Gold có tác dụng gì, có tốt không và cách dùng
Cắt bỏ đại tràng
Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần đại tràng chứa khối u. Các hạch bạch huyết gần đó cũng được loại bỏ.
Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng có thể được thực hiện theo 2 cách:
- Cắt bỏ đại tràng hở: Phẫu thuật được thực hiện thông qua một vết rạch dài (cắt) ở bụng.
- Cắt bỏ đại tràng nội soi: Phẫu thuật được thực hiện thông qua nhiều vết mổ nhỏ hơn và các dụng cụ đặc biệt, chẳng hạn như ống nội soi.
Mổ u đại tràng có nguy hiểm không ở hai phương pháp này? Bởi vì các vết mổ trong phẫu thuật cắt đại tràng nội soi nhỏ hơn nên bệnh nhân thường hồi phục nhanh hơn và có thể rời bệnh viện sớm hơn so với khi cắt bỏ đại tràng hở.
Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng hở là một ca phẫu thuật lớn, đòi hỏi thời gian hồi phục lâu hơn. Tuy nhiên, nó là phương pháp cần thiết để loại bỏ các khối u lớn hoặc lan rộng.
Tùy vào tai biến, biến chứng
Mổ u đại tràng có nguy hiểm không tùy vào các tai biến và biến chứng có thể xảy ra. Các biến chứng có thể xảy ra trong hoặc ngay sau khi phẫu thuật thường bao gồm:
- Chảy máu trong hoặc sau khi làm phẫu thuật
- Nhiễm trùng
- Xì dò miệng nối
- Mô sẹo ở bụng (dính)
- Cục máu đông ở chân (chi dưới)
- Thuyên tắc phổi.
Hiếm khi, các mối nối mới giữa hai đầu đại tràng sau phẫu thuật không thể kết dính với nhau và gây ra rò rỉ. Tình trạng này gây đau dữ dội, sốt và cảm thấy cứng ở bụng. Ngoài ra, lỗ rò rỉ cũng khiến bệnh nhân không thể đi đại tiện, không muốn ăn uống dẫn đến hồi phục kém sau phẫu thuật.
Những lỗ rò rỉ này còn dẫn đến nhiễm trùng và có thể cần phải tiến hành thêm ca phẫu thuật khác để khắc phục. Vết mổ (vết cắt) ở bụng (bụng) cũng có thể bị hở ra, trở thành vết thương hở cần được chăm sóc đặc biệt trong quá trình hồi phục hậu phẫu.
Sau phẫu thuật, mô sẹo ở bụng cũng được hình thành và chúng giống như những chất kết dính. Trong một số ít trường hợp, chất dính này có thể khiến ruột xoắn lại và thậm chí có thể làm tắc ruột, gây ra tình trạng đau, nôn ói và sưng tấy ở bụng, bệnh nhân không thể trung đại tiện được, triệu chứng nặng nề hơn sau khi ăn. Lúc này, bệnh nhân cũng có thể cần được tiến hành thêm ca phẫu thuật để loại bỏ mô sẹo và giải quyết tình trạng tắc ruột.
Tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân
Sau phẫu thuật u đại trực tràng, bệnh nhân có thể có cảm giác đau nhức và cần dùng thuốc giảm đau. Hiện tại, trong vài ngày đầu tiên sau phẫu thuật, bệnh nhân đã được cho ăn lại bình thường, không cần ăn từ lỏng đến đặc dần nữa.
Trong một số trường hợp, sau phẫu thuật đại tràng, ruột mất nhiều thời gian hơn bình thường để có thể bắt đầu hoạt động trở lại. Nguyên nhân có thể là do gây mê hoặc do thao tác thực hiện với ruột trong quá trình phẫu thuật. Đôi khi, dùng quá nhiều thuốc giảm đau sau phẫu thuật có thể làm chậm chức năng của ruột.
Nếu bạn bị tắc ruột, bác sĩ có thể cần hạn chế việc ăn thức ăn đặc hoặc thậm chí là thức ăn loãng, đặc biệt nếu bạn đang bị buồn nôn và/hoặc ói mửa.
Nhìn chung, để hỏi “Mổ u đại tràng có nguy hiểm không?” thì điều này cũng phụ thuộc nhiều yếu tố. Vậy nên, điều quan trọng là bạn cần đến cơ sở y tế uy tín, thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên môn trước khi phẫu thuật, để hiểu rõ về các rủi ro trong và sau phẫu thuật. Trước khi quyết định điều trị, bác sĩ sẽ cần đánh giá các yếu tố nguy cơ so với lợi ích của phương pháp điều trị này. Mặc dù vậy, phẫu thuật để loại bỏ ung thư luôn đặt lợi ích lên hàng đầu tiên so với một số nguy cơ có thể xảy ra sau mổ.
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ u đại tràng
>>>>>Xem thêm: Điểm danh top 10+ virus nguy hiểm nhất mọi thời đại trên toàn cầu
Mổ u đại tràng có nguy hiểm không còn tùy vào việc chăm sóc sau mổ có tốt hay không. Nhằm hạn chế những rủi ro và tác dụng phụ sau khi phẫu thuật khối u đại tràng, bạn cần chú ý khi chăm sóc người bệnh sau mổ u đại tràng tại nhà như sau:
- Đi lại bình thường sau vài ngày phẫu thuật nhưng không được nâng vật nặng trong khoảng 4-6 tuần phẫu thuật.
- Tập thể dục nhẹ nhàng để giúp giảm thiểu các biến chứng sau phẫu thuật ung thư đại trực tràng.
- Tập vật lý trị liệu về các bài tập thở, tăng thông khí phổi và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Tránh quan hệ tình dục trong vài tuần sau phẫu thuật.
Tóm lại, với câu hỏi “Mổ u đại tràng có nguy hiểm không?” thì phẫu thuật đại tràng là một ca phẫu thuật lớn và tất nhiên đều tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Tuy nhiên, đối với nhiều bệnh nhân, phẫu thuật có thể là cứu cánh, mang lại cơ hội cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, quyết định mổ u đại tràng cần được đưa ra sau sự đánh giá kỹ lưỡng từ đội ngũ bác sĩ có chuyên môn và sự hiểu biết đầy đủ của bệnh nhân về quá trình này.