Ngứa mi mắt hay ngứa mí mắt luôn đem đến cảm giác vô cùng khó chịu. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại nếu không được chữa trị thích hợp.
Bạn đang đọc: Ngứa mi mắt: Đừng thờ ơ kẻo hối hận không kịp
Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho mí mắt bị ngứa. Chính vì vậy, bạn cần tìm được lý do cũng như nhận biết các triệu chứng để có cách khắc phục hiệu quả nhất.
Nội Dung
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ngứa mi mắt là gì?
Da ở quanh mi mắt là vùng da mỏng nhất trên cơ thể, đồng thời khá nhạy cảm do có nhiều mạch máu và dây thần kinh. Bất kỳ sự kích ứng hoặc viêm nhiễm nào cũng có thể khiến mi mắt bị ngứa, thậm chí ngay cả thiếu ngủ cũng có thể là một lý do. Các nguyên nhân gây ngứa mi mắt phổ biến nhất có thể kể đến đó là:
Dị ứng
Dị ứng là nguyên nhân thường gặp nhất, dị ứng tiếp xúc hoặc dị ứng theo mùa đều có khả năng làm ngứa mi mắt. Ngoài ra, viêm mũi dị ứng, dị ứng với lông động vật, bụi, mỹ phẩm, dầu gội đầu, phấn trang điểm mắt,… hoặc đôi khi là thuốc nhỏ mắt cũng có thể gây ra tình trạng này.
Khi gặp các tác nhân gây dị ứng, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách giải phóng histamine trong các mô xung quanh mắt dẫn đến tình trạng ngứa mí mắt, sưng và đỏ.
Viêm bờ mi
Bạn lo lắng không biết bị ngứa mí mắt là bệnh gì? Câu trả lời có thể là viêm bờ mi. Tình trạng này thường làm ảnh hưởng đến cả hai mắt và có thể là nguyên nhân gây ngứa mí mắt. Nguyên nhân viêm bờ mi có thể là do nhiễm khuẩn hoặc do tuyến dầu ở mi mắt bị tắc nghẽn. Ngoài ngứa mi mắt, các triệu chứng phổ biến của viêm bờ mi bao gồm: khô mắt, đỏ rát da, chảy nước mắt, bong vẩy trên da ở mí mắt…
Viêm kết mạc
Ngứa mí mắt là bị gì? Viêm kết mạc hay còn gọi đau mắt đỏ, là một bệnh nhiễm trùng rất dễ lây lan do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Bệnh có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai mắt gây ra tình trạng mẩn đỏ, sưng tấy và cảm giác ngứa, cộm dưới mi mắt.
Lẹo mắt
Mụn lẹo là một vết sần cứng có thể xuất hiện đột ngột trên bờ mi mắt, thường là do vi khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi gây viêm nhiễm cấp tính. Khi lẹo mới mọc, mi mắt của người bệnh sẽ hơi sưng đỏ, kèm theo ngứa mí mắt trên hoặc dưới và đau.
Hội chứng khô mắt
Khi mắt không tiết ra đủ lượng nước mắt để giữ ẩm sẽ dẫn đến tình trạng khô mắt, có thể gây ngứa. Việc sản xuất không đủ nước mắt cũng có thể khiến các dị vật dễ bám vào và khiến mắt bị kích ứng hoặc nhiễm trùng, gây ra cảm giác ngứa thêm.
Rận lông mi
Mặc dù hiếm gặp nhưng các trường hợp rận xuất hiện ở lông mi có thể gây ngứa dữ dội. Đôi khi, cơn ngứa trở nên rất nghiêm trọng vào ban đêm khi rận hoạt động mạnh hơn.
Triệu chứng
Các triệu chứng ngứa mi mắt là gì?
Cảm giác ngứa có thể chỉ xuất hiện ở bờ mi hoặc cũng có thể lan ra toàn bộ vùng mắt. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ngứa mi mắt mà một loạt các triệu chứng liên quan có thể xảy ra kèm theo:
- Thay đổi đột ngột hoặc mất thị lực
- Chảy nước mắt
- Bỏng rát xung quanh mắt
- Đau mắt
- Sưng mí mắt và vùng dưới mắt
- Cảm thấy cộm trong mắt
- Đỏ mắt hoặc đỏ vùng da quanh mắt
- Vùng da mắt có vảy bong tróc
- Chảy nước mũi (nghẹt mũi), hắt xì
Điều trị
Các cách điều trị ngứa mi mắt
Bạn thắc mắc rằng ngứa mí mắt làm sao hết? Ngứa mi mắt thường không cản trở tầm nhìn và sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày. Điều quan trọng là bạn nên tránh dụi mắt hay gãi mi mắt vì có thể dẫn đến kích ứng nhiều hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể giảm ngứa bằng một số cách sau:
- Chườm ấm. Nếu bạn bị lẹo mắt hoặc viêm kết mạc do virus, cách này có thể giúp giảm cảm giác ngứa và làm dịu bớt tình trạng sưng do kích thích sự dẫn lưu nước ở mắt.
- Vệ sinh mắt. Thường xuyên vệ sinh mí mắt, tẩy trang mắt sạch sẽ là điều cần thiết. Tuy nhiên, bạn không nên dùng các sản phẩm tẩy trang, sữa rửa mắt làm khô da, đặc biệt nếu bị viêm da. Thay vào đó, bạn hãy thử rửa mi mắt nhẹ nhàng bằng dung dịch nước muối sinh lý.
- Dưỡng ẩm. Cảm giác ngứa có thể giảm bớt khi da mi mắt được cung cấp đủ độ ẩm. Bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm không mùi để làm dịu và nuôi dưỡng vùng da quanh mắt.
- Sử dụng kem bôi. Một số loại kem bôi điều trị ngứa có chứa từ 0,5 đến 1% hydrocortisone (corticosteroid), hàm lượng này đủ an toàn để sử dụng trên mi mắt. Cần lưu ý không được để kem dính vào mắt và không sử dụng các sản phẩm mạnh vì chúng có thể làm mỏng da mi mắt.
- Nước mắt nhân tạo. Thường xuyên sử dụng nước mắt nhân tạo cũng có thể giúp giảm ngứa do viêm kết mạc và hội chứng khô mắt.
- Thuốc kháng histamine. Thuốc nhỏ mắt dị ứng không kê đơn sẽ ức chế việc giải phóng lượng histamine trong mắt, giúp giảm bớt tình trạng ngứa. Bạn cũng có thể sử dụng kết hợp với thuốc kháng histamine đường uống trong một số trường hợp.
Biến chứng
Ngứa mi mắt có nguy hiểm không?
Tìm hiểu thêm: Viêm tụy là bệnh gì? Người bị viêm tụy có chữa được không?
>>>>>Xem thêm: Chống lão hóa da bằng các phương pháp thẩm mỹ hiệu quả
Đôi khi, việc chà xát hoặc gãi quá nhiều có thể làm tổn thương và tạo sẹo trên bề mặt da mắt, còn lại hầu hết các trường hợp ngứa mi mắt thường không dẫn đến tổn thương vĩnh viễn cho mắt.
Một số trường hợp hiếm gặp, ngứa mi mắt có thể liên quan đến các vấn đề nghiêm trọng hơn cần được điều trị sớm. Vì vậy, nếu nguyên nhân cơ bản đã được chẩn đoán, bạn cần tuân theo kế hoạch điều trị của bác sĩ để giảm nguy cơ biến chứng tiềm ẩn như:
- Mất thị lực và mù lòa
- Sẹo trên mắt
- Lây lan nhiễm trùng
Phòng ngừa
Làm thế nào để phòng ngừa ngứa mí mắt?
Mặc dù không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng ngứa mi mắt có thể làm bạn cảm thấy rất khó chịu. Hiệu quả làm việc chắc chắn sẽ giảm nếu ngứa xảy ra thường xuyên. Do đó, bạn cần phòng ngừa tình trạng này bằng cách thực hiện một số biện pháp sau:
- Thường xuyên làm sạch chăn gối, giường ngủ cũng như khăn tắm
- Không sử dụng các sản phẩm trang điểm và mỹ phẩm dành cho mắt trong thời gian quá sáu tháng
- Không dùng chung đồ trang điểm hay bất kỳ dụng cụ nào sử dụng cho mặt hoặc mắt
- Nếu bạn đeo kính áp tròng, hãy dành thời gian vài ngày cho mắt được nghỉ ngơi bằng cách đeo kính. Nếu không thể, hãy đảm bảo kính áp tròng được làm sạch thường xuyên hoặc bạn có thể chuyển sang sử dụng loại kính áp tròng hằng ngày.
- Luôn giữ sạch sẽ cho mi mắt và vùng da xung quanh mắt. Hạn chế trang điểm nếu có thể.
- Cố gắng không dụi mắt hoặc dùng tay chạm vào mắt để tránh việc đưa các chất gây dị ứng đến gần mắt
- Nên sử dụng các loại mỹ phẩm trang điểm ít gây dị ứng
Tình trạng ngứa mi mắt có thể được cải thiện bằng các biện pháp đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, bạn không nên lơ là nếu biểu hiện ngứa bờ mi mắt này kéo dài và kèm theo những triệu chứng khác thường. Trường hợp này, tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh xảy ra hậu quả xấu.