Chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp: Bạn cần lưu ý gì?

Chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp: Bạn cần lưu ý gì?

Chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp: Bạn cần lưu ý gì?

Nếu chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp đúng cách, bạn sẽ giúp người bệnh tránh, trì hoãn hoặc giảm thiểu nhu cầu sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp. [1]

Bạn đang đọc: Chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp: Bạn cần lưu ý gì?

Tăng huyết áp hay huyết áp cao có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, bệnh mạch vành, suy tim và bệnh thận. Chính vì vậy, với người bị tăng huyết áp, việc tìm cách để kiểm soát và giữ huyết áp luôn ở mức ổn định đóng vai trò rất quan trọng. [2]

Vậy cần chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp như thế nào? Chế độ ăn cho người tăng huyết áp ra sao và cần lưu ý gì khi dùng thuốc? Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau!

Chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp – Cần chú ý duy trì lối sống khoa học

Khi chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp, việc đầu tiên bạn cần lưu ý là giúp người bệnh duy trì một lối sống khoa học, lành mạnh. Lối sống đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh cao huyết áp. Nếu kiểm soát huyết áp thành công bằng một lối sống lành mạnh, người bị tăng huyết áp có thể tránh, trì hoãn hoặc giảm nhu cầu sử dụng thuốc. [1]

Tăng cường hoạt động thể lực ở mức phù hợp

Vận động, tập thể dục thường xuyên khoảng 150 phút một tuần hoặc 30 phút mỗi ngày có thể giúp người bị tăng huyết áp giảm 5 – 8 mmHg. Tuy nhiên, bệnh nhân tăng huyết áp sẽ cần duy trì việc tập luyện đều đặn bởi nếu không, huyết áp của có thể tăng trở lại. [1]

Bạn có thể khuyến khích người bị tăng huyết áp tập luyện một số bộ môn như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội hoặc khiêu vũ. [1] Việc tập luyện sức bền cũng có thể giúp làm giảm huyết áp. Người bị tăng huyết áp có thể tập đan xen các bài rèn luyện sức mạnh ít nhất 2 ngày/ tuần. Bạn cũng có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để lên lịch tập phù hợp cho bệnh nhân tăng huyết áp. [1]

Giảm cân và duy trì cân nặng ở mức ổn định

Huyết áp thường tăng khi cân nặng tăng. Béo phì, thừa cân có thể gây gián đoạn hô hấp khi ngủ (chứng ngưng thở khi ngủ) và theo thời gian có thể làm tăng huyết áp.

Chính vì vậy, nếu người bị tăng huyết áp bị thừa cân, béo phì, bạn sẽ cần lưu ý đến việc giảm cân cho người bệnh để góp phần kiểm soát huyết áp. Với mỗi kilogram trọng lượng giảm được, người bệnh có thể giảm chỉ số huyết áp của mình khoảng 1mmHg [1].

Ngoài ra, người bệnh nên cố gắng duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9 kg/m2. Đồng thời, cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ. [8]

Bỏ thói quen hút thuốc nếu có

Thuốc lá là một trong những “thủ phạm” gây tăng huyết áp và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch [2]. Ngừng hút thuốc có thể giúp huyết áp của người bệnh trở lại mức bình thường. Ngoài ra, bỏ thuốc còn giúp người bệnh giảm nguy cơ mắc bệnh tim và hỗ trợ cải thiện sức khỏe tổng quát. Chính vì vậy, khi chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp, bạn nên khuyến khích người bệnh cai thuốc và ngừng hoàn toàn việc hút thuốc. [1, 8]

Giảm căng thẳng, chú ý nghỉ ngơi, thư giãn

Căng thẳng có thể góp phần làm tăng huyết áp. Nguyên nhân là do khi căng thẳng, người bệnh sẽ có xu hướng đối phó bằng cách ăn nhiều các thức ăn không lành mạnh, uống rượu hoặc hút thuốc. [1]

Khi chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp, bạn nên chú ý đến trạng thái tinh thần của người bệnh. Nếu người bị tăng huyết có dấu hiệu căng thẳng, lo âu, hãy dành thời gian tìm hiểu nguyên nhân. Khi đã xác định được nguyên nhân, hãy giúp người bệnh tìm ra giải pháp. Ngoài ra, bạn cũng nên nhắc nhở người bệnh dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi và làm những việc mình thích như đi dạo phố, nấu ăn…[1,8]

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tăng huyết áp

Chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp: Bạn cần lưu ý gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất lớn trong việc giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả. Việc thay đổi chế độ ăn phù hợp cho người tăng huyết áp đã được chứng minh có thể giúp kiểm soát tình trạng tăng huyết áp, đồng thời giúp người bệnh giảm cân và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ. [6]

Ăn uống khoa học

Một chế độ ăn lành mạnh có thể giúp bệnh nhân kiểm soát huyết áp tốt hơn. Chế độ ăn cho người tăng huyết áp với nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại sữa ít hoặc tách béo, thịt nạc, cá, hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol có thể giúp giảm chỉ số huyết áp lên đến 11mmHg ở người bị tăng huyết áp [1]

Để duy trì chế độ ăn lành mạnh, khoa học cho người tăng huyết áp, bạn nên [1]:

  • Ghi chép lại thực đơn mỗi ngày của người bệnh để theo dõi người bệnh đã ăn những gì, ăn bao nhiêu
  • Cân nhắc bổ sung các thực phẩm giàu kali như trái cây và rau quả. Kali có thể làm giảm tác động của natri lên huyết áp. 
  • Đọc kỹ thông tin ghi trên bao bì khi mua thực phẩm cho người tăng huyết áp. Đồng thời, nhắc nhở người bị tăng huyết áp tuân theo kế hoạch ăn uống phù hợp ngay cả khi đi ăn ở ngoài. 

Cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn

Giảm một lượng nhỏ muối trong chế độ ăn cho người tăng huyết áp cũng giúp người bệnh cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm chỉ số huyết áp khoảng 5 – 6mmHg [1]. Theo Hướng dẫn Chẩn đoán và Điều trị bệnh tăng huyết áp của Bộ Y tế, người bị tăng huyết áp nên dùng ít hơn 6g muối ăn hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày [8]. Để làm giảm lượng muối trong chế độ ăn, bạn nên [1]:

  • Đọc kỹ thông tin ghi trên bao bì. Cân nhắc chọn các loại thực phẩm và đồ uống có hàm lượng muối thấp thay thế cho các loại thực phẩm và đồ uống thường mua. 
  • Hạn chế dùng thực phẩm chế biến sẵn. Thực phẩm tự nhiên thường chỉ có chứa một lượng nhỏ muối, trong quá trình chế biến, một lượng lớn muối có thể được thêm vào.
  • Đừng thêm muối vào các món ăn. Thay vào đó, hãy sử dụng các loại thảo mộc hoặc gia vị khác để tăng thêm hương vị. 
  • Cắt giảm dần lượng muối ăn. Nếu người bệnh cảm thấy mình không thể giảm lượng muối trong chế độ ăn một cách đột ngột, hãy cắt giảm dần dần để điều chỉnh khẩu vị. 

Hạn chế uống rượu, bia và thức uống có cồn

Uống nhiều rượu, bia và thức uống có cồn có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp. Chính vì thế, để kiểm soát huyết áp hiệu quả, người bệnh tăng huyết áp chỉ nên dùng trong giới hạn cho phép. Cụ thể, nam nên uống ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày, nữ ít hơn 2 cốc chuẩn/ngày. 1 cốc chuẩn tương đương với 330ml bia hoặc 120ml rượu vang, hoặc 30ml rượu mạnh. [2, 8]

III. Theo dõi huyết áp tại nhà và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định

Tìm hiểu thêm: Đi máy bay bị đau tai phải làm sao? 9 mẹo hết đau tai khi đi máy bay

Chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp: Bạn cần lưu ý gì?

>>>>>Xem thêm: 6 món ăn vặt có lượng protein cao cho người giảm cân

Khi chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp, bạn cũng nên lưu ý giúp người bệnh theo dõi huyết áp tại nhà. Việc này sẽ giúp nhận biết các phương pháp điều trị như thay đổi lối sống, dùng thuốc có hiệu quả hay không, đồng thời, giúp “báo động” về khả năng xảy ra các biến chứng sức khỏe. [1] Khi đo huyết áp tại nhà, bạn có thể dùng huyết áp kế thủy ngân, huyết áp kế đồng hồ hoặc huyết áp kế điện tử. Trước khi đó, nên để người bệnh nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5 – 10 phút, không dùng kích thích như cà phê trước đó 2 giờ và không nói chuyện khi đo [8].

Ngoài việc theo dõi huyết áp thường xuyên, bạn cũng nên chú ý đến người bệnh để sớm phát hiện các triệu chứng bất thường như:

  • Đau ngực
  • Hụt hơi
  • Cơ thể bị tê hoặc yếu
  • Mờ mắt
  • Nói không tròn chữ
  • Đau đầu dữ dội.

Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của tổn thương nội tạng. Ngoài ra, nếu chỉ số huyết áp của người bệnh là 180/120 hoặc cao hơn và đang gặp phải bất kỳ triệu chứng nào nêu trên, hãy đưa người bệnh đi khám ngay. [6]

Một số trường hợp, người bệnh tăng huyết áp sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc hạ huyết áp như thuốc chẹn canxi, có tác dụng giúp thư giãn và mở rộng các mạch máu đang bị thu hẹp, làm giảm nhịp tim và huyết áp. Đây cũng là loại thuốc hay được các bác sĩ lựa chọn để điều trị tăng huyết áp vì tính an toàn, khả năng dung nạp tốt, đặc biệt phù hợp với đối tượng người cao tuổi [7]. Đặc biệt, nhóm thuốc này còn thể hiện tính ưu việt trong việc giảm biến thiên huyết áp (mức thay đổi huyết áp giữa các thời điểm trong ngày và giữa các ngày) [9]

Một số loại thuốc giảm huyết áp phổ biến khác có thể kể đến thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển ACE, thuốc ức chế thụ thể angiotensin II. Việc dùng loại thuốc nào và dùng ra sao sẽ được bác sĩ chỉ định dựa vào chỉ số huyết áp và nguy cơ phát triển biến chứng [7]. Nếu được chỉ định dùng thuốc, người bệnh cần uống thuốc đúng chỉ định, uống đều đặn mỗi ngày và tránh tự ý ngưng hoặc đổi thuốc [3].

Bài viết trên chắc hẳn đã giúp trả lời được những câu hỏi thường gặp khi chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp. Hy vọng sau khi đọc bài viết, bạn sẽ có thể lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp kỹ càng hơn nhé!

PP-NOR-VNM-0142

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *