Tiểu đường ăn nho được không? Nho khô, nước ép thì sao?

Tiểu đường ăn nho được không? Nho khô, nước ép thì sao?

Tiểu đường ăn nho được không? Nho khô, nước ép thì sao?

Có đến hàng nghìn loại nho trên thế giới và sức hút những chùm quả mọng, ngọt này với nhiều người là rất lớn. Tuy nhiên, với những đối tượng có chế độ ăn kiêng khắt khe như người bệnh tiểu đường thì liệu nho có nằm trong “vùng an toàn”? Trong bài viết này, hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu xem tiểu đường ăn nho được không và những thông tin dinh dưỡng cần biết về những quả nho nhé! 

Bạn đang đọc: Tiểu đường ăn nho được không? Nho khô, nước ép thì sao?

Người bệnh tiểu đường ăn nho được không? 

Tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường đang tăng cao ở Việt Nam và cả nhiều nơi trên thế giới. Trong đó, béo phì, lười vận động, chế độ ăn nhiều tinh bột và đường (với chỉ số Gl và GL cao) là một trong những yếu tố làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường type 2. 

Chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường huyết (GL) của thực phẩm là một trong những chỉ số quan trọng để bạn đánh giá liệu người bệnh tiểu đường có nên ăn loại thực phẩm đó hay không. 

Nho là một loại thực phẩm có chỉ số GI và GL thấp. Vì thế, để hỏi tiểu đường ăn nho được không thì câu trả lời là có. Nếu xét theo phương pháp tính carbohydrate (tinh bột và đường) thì 17 quả nho tươi được xem là một khẩu phần cung cấp 15g carbohydrate lý tưởng trong ngày. Bạn có thể chia nhỏ chúng ra và kết hợp trong nhiều món ăn khác. 

Tiểu đường ăn nho được không? Nho khô, nước ép thì sao?

Nho và lợi ích sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường 

Nho rất giàu dinh dưỡng với thành phần vitamin C cao, cùng với các hợp chất chống oxy hoá, vitamin K, kali và các khoáng chất, vitamin khác. Nhờ đó, nó mang đến nhiều công dụng có lợi cho sức khoẻ như: 

  • Giảm huyết áp. 
  • Bảo vệ sức khỏe tim mạch. 
  • Ngăn ngừa ung thư. 
  • Tăng cường hệ miễn dịch. 
  • Giảm cholesterol máu. 
  • Cải thiện sức khỏe não bộ và xương khớp. 
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ. 
  • Làm chậm tiến trình lão hoá tự nhiên. 

Đối với bệnh nhân tiểu đường ăn nho được không thì hoàn toàn được. Không chỉ bởi vì nho có chỉ số GI và GL thấp, mà theo một số nghiên cứu, nho còn chứa nhiều polyphenol, bao gồm stilbene resveratrol, flavanol quercetin, catechin và anthocyanin. Những hoạt chất đã cho thấy khả năng làm giảm lượng đường trong máu, cải thiện chức năng tế bào beta đảo tụy (nơi sản xuất insulin) và chống mất tế bào beta. 

Ngoài ra, nho cũng góp phần tăng cường sức khoẻ tổng thể cho bệnh nhân tiểu đường và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng trong nho vẫn chứa một lượng đường tự nhiên, không nên ăn quá nhiều.  

Bị tiểu đường có ăn nho khô hay uống nước ép nho được không? 

Tìm hiểu thêm: Các loại thuốc trị bệnh lupus ban đỏ bạn cần biết

Tiểu đường ăn nho được không? Nho khô, nước ép thì sao?

>>>>>Xem thêm: Giải đáp nhanh mẹ uống kháng sinh có nên cho con bú?

Tiểu đường ăn nho khô được không? 

Bên cạnh mối quan tâm về việc tiểu đường ăn nho được không thì phải làm rõ cả việc có nên ăn nho khô. Khác với nho tươi, các loại nho khô (thường làm từ nho vàng) đã được làm khô, loại bỏ đi nước nên lượng đường và calo tăng cao. 1 cốc nho khô cung cấp tới 463 calo, 123g carbohydrate. Chúng không còn được xem là loại thực phẩm có chỉ số GI thấp như nho tươi. Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên cẩn thận khi ăn nho khô. 

1 muỗng canh nho khô (khoảng 30g) là khẩu phần người tiểu đường có thể ăn được trong một ngày. Nho khô cũng cung cấp chất sắt cần thiết cho cơ thể, nên việc ăn nho khô với số lượng trong mức cho phép cũng được chấp nhận cho người tiểu đường.

Nước ép nho thì sao? 

Tương tự với các loại nước ép trái cây khác, nước ép nho cũng không hẳn là một sự lựa chọn thân thiện cho chế độ dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường, vì chúng bị mất đi chất xơ.

Nếu muốn uống nước ép nho, tốt nhất bạn nên dùng nước ép nguyên chất thay vì nước ép đóng chai và không thêm đường. Đồng thời, bạn cần cân nhắc để tính toán lại lượng carbohydrate trong ngày khi uống nước ép trái cây.

Khẩu phần nước ép trái cây nguyên chất nói chung là một ly 150ml/ngày. 

Gợi ý một số công thức thú vị với nho 

Bên cạnh việc thưởng thức những quả nho mọng nước, tươi mới, bạn cũng có thể:

  • Đông lạnh nho để làm món sinh tố cho bữa sáng. 
  • Thêm nho đông lạnh vào món salad, mì ý hay hải sản. 
  • Kết hợp nho đông lạnh với phô mai để tạo nên món ăn giàu carbohydrate và đạm lành mạnh. 

Kenshin.vn tin rằng qua những thông tin trên đây, bạn đã có thể trả lời cho mình câu hỏi người bệnh tiểu đường ăn nho được không. Nho là một loại trái cây yêu thích của nhiều người và chúng cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Với bệnh nhân tiểu đường, bạn cũng có thể bổ sung nho như một phần rau củ quả trái cây trong ngày nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *