Dấu hiệu chuyển dạ tuần 35: Mẹ bầu cần biết những gì?

Dấu hiệu chuyển dạ tuần 35: Mẹ bầu cần biết những gì?

Dấu hiệu chuyển dạ tuần 35: Mẹ bầu cần biết những gì?

“Thai 35 tuần là mấy tháng?”, “thai 35 tuần phát triển như thế nào?”, “làm thế nào để nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ tuần 35?”… là những thắc mắc rất thường gặp của các mẹ bầu mang thai ở tháng thứ 8 của thai kỳ. 

Bạn đang đọc: Dấu hiệu chuyển dạ tuần 35: Mẹ bầu cần biết những gì?

Dấu hiệu chuyển dạ tuần 35 bao gồm những triệu chứng nào? Trẻ sinh ra ở tuần 35 của thai kỳ có khỏe mạnh không? Nếu bạn đang tìm câu trả lời cho những thắc mắc này, đừng bỏ qua những thông tin mà Kenshin tổng hợp được trong bài viết sau.

Thai nhi 35 tuần phát triển như thế nào?

Trước khi đi tìm hiểu các dấu hiệu chuyển dạ tuần 35, hãy cùng Kenshin khám phá xem thai nhi 35 tuần đã phát triển như thế nào.

Khi thai nhi 35 tuần là đồng nghĩa với việc thai kỳ của bạn đã bước sang tháng thứ 8. Bé đã nặng khoảng 2,3kg, có chiều dài đầu mông khoảng 32cm. Lúc này, các cơ quan trong cơ thể bé dần hoàn thiện như thận cũng phát triển đầy đủ và gan đã bắt đầu hoạt động. Bên cạnh đó, phổi, não vẫn đang tiếp tục phát triển cho tới cuối thai kỳ. Trong những tuần tiếp theo, thai nhi sẽ tiếp tục tăng cân và tích trữ chất béo để chuẩn bị cho cuộc sống sau khi rời bụng mẹ.

Thai nhi 35 tuần có thể ít cử động hơn so với trước do không gian trong tử cung ngày càng chật chội. Mẹ bầu có thể cảm nhận được rõ các cử động của thai nhi, chẳng hạn như đạp, xoay người… 

Sinh con ở tuần 35 có sao không?

Một thai kỳ đủ tháng sẽ kéo dài khoảng 40 tuần. Chuyển dạ sớm xảy ra từ tuần thứ 20 đến tuần thứ 37 của thai kỳ. Những bé sinh trước 37 tuần thường được gọi là sinh non và trẻ có thể gặp các vấn đề về hô hấp, ăn uống, giữ ấm cơ thể…

Nếu được sinh ra ở 35 tuần thì bé sẽ được phân vào trường hợp sinh non muộn (sinh từ 34 đến 36 tuần) và bé có thể gặp các vấn đề về hô hấp do phổi vẫn chưa phát triển đầy đủ. Việc sinh ra ở thời điểm này của thai kỳ có thể khiến trẻ dễ bị nhiễm khuẩn do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bên cạnh đó, con phải được chăm sóc trong lồng ấp để duy trì nhiệt độ cơ thể do lượng chất béo lưu trữ trong cơ thể trẻ thấp, dễ bị hạ nhiệt độ.

Nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ tuần 35

Dấu hiệu chuyển dạ tuần 35: Mẹ bầu cần biết những gì?

Nhiều mẹ bầu thường thắc mắc, các dấu hiệu sinh non, dấu hiệu chuyển dạ sớm mà cụ thể là các dấu hiệu chuyển dạ tuần 35 là gì? Theo các chuyên gia sản khoa, các dấu hiệu chuyển dạ sinh non tuần 35 thường bao gồm:

  • Cảm giác co cứng toàn bộ bụng thường xuyên hoặc diễn ra liên tục
  • Đau lưng âm ỉ
  • Cảm giác chuột rút giống như kinh nguyệt ở vùng bụng dưới, có thể đến rồi đi hoặc diễn ra liên tục
  • Cảm giác áp lực lên vùng chậu hoặc bụng dưới
  • Đau bụng, đôi khi có kèm theo triệu chứng tiêu chảy
  • Bong nút nhầy âm đạo
  • Vỡ màng ối non biểu hiện qua việc nước chảy ra từ âm đạo hoặc nhỏ giọt liên tục qua ngả âm đạo…
  • Chuyển động của thai nhi giảm (nếu bạn không cảm nhận được ít nhất sáu chuyển động trong một giờ).

1. Cơn co tử cung: Cách nhận biết điều gì là bình thường 

Trong thai kỳ, nhất là từ cuối tam cá nguyệt thứ 2 trở đi, việc mẹ bầu có một số cơn co tử cung là điều bình thường. Những cơn co này được gọi là cơn gò chuyển dạ giả  hay còn gọi là cơn gò Braxton-Hicks (cơn gò sinh lý). Thế nhưng, việc tử cung co thắt thường xuyên là điều không bình thường và có thể khiến cổ tử cung ngắn lại.

Vì sự khởi đầu của tình trạng chuyển dạ sớm rất khó phát hiện và thường khó nhận biết nên điều quan trọng là các mẹ bầu cần biết cách cảm nhận để có thể xác định chính xác các cơn co tử cung. Theo các chuyên gia sản khoa, bạn có thể cảm nhận các cơn co thắt theo cách sau:

  • Nằm xuống thoải mái, đặt tay lên trên tử cung: Lưu ý là mẹ bầu không nằm ngửa vì có thể khiến các cơn co thắt xảy ra thường xuyên hơn.
  • Cảm nhận các cơn co của tử cung: Cơn co tử cung là sự thắt chặt hoặc cứng lại định kỳ của tử cung. Tăng dần về tần suất và cường độ. Nếu tử cung co bóp, bạn sẽ thực sự cảm thấy bụng căng cứng hoặc cứng lại, sau đó cảm thấy nó giãn ra hoặc mềm ra khi cơn co thắt kết thúc.

Có thể bạn quan tâm

Mách mẹ bầu cách phân biệt 3 loại cơn gò tử cung khác nhau 

2. Có dấu hiệu chuyển dạ sớm: Mẹ bầu nên làm gì?

Theo các chuyên gia sản khoa, nếu bạn nghi ngờ bản thân có các dấu hiệu chuyển dạ sớm, hãy:

  • Nằm nghỉ ngơi: Hãy nằm nghiêng, đặt một chiếc gối ở lưng để được hỗ trợ và nghỉ ngơi. Đôi khi việc nằm nghỉ ngơi trong một thời gian có thể khiến các cơ co thắt diễn ra chậm lại hoặc biến mất. Bên cạnh đó, các mẹ bầu cũng đừng quên uống đủ nước, bởi đôi khi tình trạng mất nước có thể gây ra các cơn co thắt.
  • Kiểm tra các cơn co thắt trong một giờ: Trong khi bạn nghỉ ngơi, hãy đếm các cơn co thắt trong 1 giờ. Nếu có 4-6 cơn co thắt tử cung trở lên trong một giờ, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo chuyển dạ sớm mà mẹ bầu cần hết sức lưu ý và đến bệnh viện ngay.

Có thể bạn quan tâm

Cử động của thai nhi: Cách theo dõi và những lưu ý mẹ cần biết 

Sinh con ở tuần 35 của thai kỳ có sao không? 

Tìm hiểu thêm: Bại não

Dấu hiệu chuyển dạ tuần 35: Mẹ bầu cần biết những gì?

Việc chuyển dạ sinh non, có thể khiến mẹ bầu và thai nhi gặp các vấn đề sức khỏe sau:

1. Đối với mẹ bầu 

Việc mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ tuần 35 có thể làm gia tăng nguy cơ sinh mổ. Nguyên do là bởi việc sinh con khi thai kỳ chưa hoàn thành, cơ thể  chưa chuẩn bị tốt cho quá trình chuyển dạ sinh nở khiến mẹ bầu gặp khó khăn khi sinh con theo ngả âm đạo (sinh thường). Cũng cần lưu ý thêm là với mẹ mang đa thai, nguy cơ sinh con ở tuần 35 cao hơn nhiều so với thai đơn.

Ngoài ra, theo các chuyên gia sản khoa, việc sinh non có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc không chỉ của mẹ bầu mà có thể cả gia đình. Những mẹ bầu chuyển dạ sinh non có nhiều nguy cơ gặp phải: Lo lắng, trầm cảm sau sinh, rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD)… 

2. Đối với em bé 

Một số tình trạng sức khỏe phổ biến nhất ảnh hưởng mà trẻ sinh non có thể gặp phải bao gồm:

  • Ngưng thở sau khi sinh non hoặc ngừng thở tạm thời khi ngủ.
  • Tăng nguy cơ suy hô hấp sau sinh.
  • Xuất huyết não thất hoặc chảy máu trong não.
  • Viêm ruột hoại tử hoặc viêm ruột.
  • Nhiễm trùng sơ sinh hoặc nhiễm trùng máu.
  • Còn ống động mạch (PDA) hoặc lưu lượng máu bất thường trong tim.
  • Bệnh võng mạc do sinh non hoặc các mạch máu trong mắt kém phát triển.
  • Cân nặng khi sinh thấp.

Ngoài các vấn đề kể trên, theo các chuyên gia nhi khoa, trẻ sinh non cũng có nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe khác trong tương lai như:

  • Bệnh bại não
  • Vấn đề về thính giác và thị giác
  • Khuyết tật học tập
  • Tăng trưởng kém.

Mẹo giúp phòng ngừa nguy cơ chuyển dạ sinh sớm 

Dấu hiệu chuyển dạ tuần 35: Mẹ bầu cần biết những gì?

>>>>>Xem thêm: Mẹ bầu bị viêm gan B nên ăn gì, kiêng gì và lưu ý những gì?

Theo các chuyên gia sản khoa, bạn có thể thực hiện các bước để giảm nguy cơ chuyển dạ sớm:

  • Tránh tuyệt đối thuốc lá, rượu, ma túy trong khi mang thai.
  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng.
  • Khám thai định kỳ trong suốt thai kỳ
  • Giảm mức độ căng thẳng
  • Khoảng cách giữa các lần mang thai ít nhất là 18 tháng.

Kenshin hy vọng rằng qua những thông tin được tổng hợp trong bài, các mẹ bầu đã biết được về sự phát triển của thai nhi 35 tuần, nắm rõ các dấu hiệu chuyển dạ tuần 35 để kịp thời đến bệnh viện khi cần. Đừng quên truy cập chuyên mục Mang thai của Kenshin để cập nhật được những thông tin thai kỳ bổ ích mẹ nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *