9 cách để đấng mày râu giúp vợ chăm con sau sinh

9 cách để đấng mày râu giúp vợ chăm con sau sinh

9 cách để đấng mày râu giúp vợ chăm con sau sinh

Phụ nữ phải trải qua những phút giây khó khăn, vô cùng đau đớn khi đứa con chào đời. Do đó, bạn hãy giúp vợ chăm con sau sinh để cô ấy nhanh phục hồi.

Bạn đang đọc: 9 cách để đấng mày râu giúp vợ chăm con sau sinh

Nếu là người yêu thương vợ con, bạn hãy dành thời gian để chăm sóc vợ con sau khi vượt cạn thành công. Có thể bạn chưa biết chăm sóc vợ con sẽ làm những gì, vậy hãy tham khảo 9 cách sau đây của Kenshin nhé.

1. Thay tã cho con

Thay tã là một việc cơ bản trong quá trình chăm con dù phải thực hiện một vài lần bạn mới làm thành thạo. Nếu thường xuyên thay tã, bạn sẽ dần trở nên quen thuộc với công việc này. Trẻ sơ sinh thường tè dầm rất nhiều lần trong ngày nên bạn sẽ có nhiều cơ hội để thực hành việc thay tã cho con. Thay vì hy vọng người nào đó có thể giúp mình thay tã, bạn hãy tập làm quen với công việc này.

2. Hỗ trợ cho con bú

Sau khi sinh, cơ thể của vợ còn yếu và cần thời gian để phục hồi sức khỏe. Do đó, hãy tạo điều kiện để cho vợ nghỉ ngơi nhiều hơn. Tuy không thể cho con bú nhưng bạn có thể bế con đến gần vợ mỗi khi bé đói và dỗ bé ngủ. Sau khi vợ cho con bú, bạn sẽ giúp con ợ hơi, tránh tình trạng nôn trớ, làm mất công và lượng sữa mẹ. Bạn càng giúp vợ trong việc trông con, cô ấy sẽ có nhiều thời gian để nghỉ ngơi và nhanh chóng phục hồi sức khỏe hơn.

3. Cho con ngủ

Tìm hiểu thêm: 9 cách để chăm sóc sức khỏe cơ thể và tinh thần của bạn

9 cách để đấng mày râu giúp vợ chăm con sau sinh

>>>>>Xem thêm: Lưỡi lông đen

Bên cạnh việc thay tã, bú mẹ, giấc ngủ cũng là vấn đề mà nhiều bố mẹ nên quan tâm. Tuy nhiên, dựa vào chu kỳ giấc ngủ và sự phát triển của não, có những ngày trẻ không ngủ trong vòng nhiều giờ. Để giúp con dễ ngủ, bạn có thể mua một cái địu và đặt con vào đó. Dụng cụ này có thể giúp bạn bế con khi đi một quãng đường dài.

4. Là chỗ dựa tinh thần cho vợ

Sau sinh, người vợ thường cần một chỗ dựa và sự quan tâm chăm sóc từ chồng. Cơ thể của vợ sẽ có những thay đổi trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, cô ấy còn phải đối mặt với nhiều áp lực từ việc chăm sóc con và bản thân.

Do đó, lời khuyên từ người thân hay bạn bè đều rất hữu ích. Nếu cô ấy cảm thấy thất vọng về một việc nào đó hay ai đó, bạn hãy luôn bên cạnh và ủng hộ cô ấy. Có thể cô ấy không cần bạn giải quyết vấn đề mà chỉ cần bạn lắng nghe là đủ.

5. Tắm cho con

Trong những ngày đầu mới chào đời, bạn hãy tắm cho con. Lần đầu tiên tắm con, bạn có thể cảm thấy lúng túng. Lúc này, các thành viên trong gia đình có thể giúp bạn. Hãy làm điều này mỗi ngày. Tuy nhiên, khi trời lạnh hay quá bận rộn, bạn hãy lau sơ người bé bằng khăn ướt đã giặt sạch vì trẻ sơ sinh chưa hoạt động nhiều nên ít bẩn hơn.

6. Chuẩn bị bữa ăn

Việc chuẩn bị bữa ăn được xem là việc quan trọng. Một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ đảm bảo năng lượng và giúp vợ bạn phục hồi cơ thể nhanh hơn. Những món ăn có thể ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng sữa mẹ. Do đó, để đảm bảo vợ luôn đủ sữa, bạn có thể tìm hiểu thông tin trên mạng, sách báo… để bạn có thể nấu những món ăn ngon và lợi sữa cho vợ. Nếu không biết nấu, bạn có thể nhờ người thân hoặc người giúp việc giúp đỡ trong việc nấu các món ăn bổ dưỡng.

7. Làm việc nhà

Giữ nhà cửa sạch sẽ cũng rất cần thiết khi bạn có con nhỏ. Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu, có thể dễ dàng bị bệnh, nhất là trong môi trường không vệ sinh. Vì vậy, bạn nên tự dọn dẹp vệ sinh nhà cửa hoặc thuê người dọn dẹp theo giờ.

8. Chuẩn bị sẵn các dụng cụ cho con

Bạn ngạc nhiên khi thấy con yêu cần rất nhiều dụng cụ hỗ trợ với những công dụng riêng. Bạn cũng nên làm một cái nôi, cũi để con có thể ngủ thoải mái trên đó. Một điều quan trọng là bạn nên rửa sạch bình sữa, núm vú và dụng cụ bơm sữa sau mỗi lần sử dụng. Còn trước khi sử dụng, bạn khử trùng các dụng cụ này bằng nước sôi hay dùng máy tiệt trùng bình sữa.

9. Bắt đầu thói quen

Những thói quen ngủ, ăn uống và đi tiêu của bé có thể làm cuộc sống của bạn rối tung lên. Khi đi làm về, bạn có thể chỉ có cảm giác muốn chăm sóc con và không muốn làm điều gì khác.

Khi con lớn hơn, bạn có thể vẫn giữ nếp sinh hoạt tốt cho con. Bắt đầu bằng những công việc đơn giản như cho con ngủ trưa, đi tắm đúng giờ, hỗ trợ cho con bú, thay tã… Vào ngày cuối tuần, bạn hãy lên kế hoạch cho con đi chơi như dạo công viên hay đến thăm nhà ông bà.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *