Vì sao trẻ ăn hay bị nôn? Chăm sóc trẻ bị nôn tại nhà như thế nào?

Vì sao trẻ ăn hay bị nôn? Chăm sóc trẻ bị nôn tại nhà như thế nào?

Vì sao trẻ ăn hay bị nôn? Chăm sóc trẻ bị nôn tại nhà như thế nào?

Trẻ ăn hay bị nôn là tình trạng rất phổ biến. Mặc dù hầu hết trường hợp trẻ nhỏ bị nôn thường không nghiêm trọng nhưng nhiều mẹ vẫn cảm thấy xót con và không biết nên làm thế nào để cải thiện tình trạng này.

Bạn đang đọc: Vì sao trẻ ăn hay bị nôn? Chăm sóc trẻ bị nôn tại nhà như thế nào?

Vì vậy, bài viết sau của Kenshin sẽ tổng hợp những nguyên nhân chính khiến bé hay nôn ói sau khi ăn, qua đó chia sẻ những lời khuyên hữu ích giúp bạn chăm sóc trẻ bị nôn tại nhà đúng cách. Tuy nhiên, dù nôn trớ ở trẻ nhỏ là điều bình thường nhưng ba mẹ không nên chủ quan nếu tình trạng này xảy ra liên tục và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Cách tốt nhất là bạn nên sớm đưa bé đi khám để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh.

Nguyên nhân nào khiến trẻ ăn hay bị nôn?

Trẻ ăn hay bị nôn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc trẻ bị nôn sau khi ăn có thể là bình thường nhưng vẫn có trường hợp nghiêm trọng. Sau đây là những nguyên nhân chính khiến trẻ ăn hay nôn.

Bạn chăm sóc trẻ sai cách

Trên thực tế, trẻ ăn hay bị nôn là do ba mẹ chăm sóc con sai cách, chẳng hạn như cho con ăn hoặc bú quá nhiều, trẻ vừa được ăn no lại cho nằm hoặc đi ngủ liền… Trong khi dạ dày của trẻ thường nhỏ và chưa có khả năng tiêu hóa như người lớn, việc ép trẻ ăn vượt quá khả năng tiêu hóa sẽ dẫn đến tình trạng nôn sau khi ăn.

Trong trường hợp này, trẻ nôn thức ăn ra ngoài là chủ yếu nên thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Lời khuyên là ba mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn của con hợp lý hơn, chẳng hạn như chia nhiều bữa nhỏ để hệ tiêu hóa của trẻ không bị “quá tải” sau khi ăn. Đồng thời, bạn cần tránh để trẻ nằm nghỉ liền sau bữa ăn, thay vào đó là khuyến khích con vận động nhẹ nhàng một chút để tránh khó chịu nhé!

Trẻ ăn hay bị nôn do liệt dạ dày

Vì sao trẻ ăn hay bị nôn? Chăm sóc trẻ bị nôn tại nhà như thế nào?

Liệt dạ dày là tình trạng các cơ dạ dày hoạt động không bình thường khiến cho việc tiêu hóa gặp khó khăn. Triệu chứng phổ biến của bệnh lý này là trẻ ăn hay bị nôn và thường nôn sau bữa ăn khoảng vài giờ. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Khó chịu hoặc đau bụng trên
  • Cảm thấy no dù chỉ ăn một lượng thức ăn nhỏ
  • Buồn nôn, đầy hơi.

Nguyên nhân gây liệt dạ dày vẫn chưa được xác định rõ và hiện nay vẫn chưa có cách chữa trị dứt điểm căn bệnh này. Trong một số trường hợp, liệt dạ dày sẽ đỡ dần khi trẻ lớn lên nhưng đôi khi tình trạng này sẽ kéo dài suốt đời. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì bác sĩ vẫn có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng của trẻ thông qua việc điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống hợp lý.

Trẻ ăn bị nôn do hẹp môn vị

Phần dưới của dạ dày kết nối với ruột non được gọi là môn vị. Đối với trẻ bị hẹp môn vị (thường dưới 6 tháng), các cơ ở phần này của dạ dày to ra dẫn đến thu hẹp lỗ mở môn vị, từ đó ngăn cản thức ăn di chuyển từ dạ dày xuống ruột.

Triệu chứng phổ biến nhất của hẹp môn vị ở trẻ đó là nôn nhiều, một lượng lớn sữa mẹ hoặc sữa công thức có thể được bé ọc ra ngoài rất mạnh. Sau đó trẻ thường nhanh chóng đói trở lại và muốn bú sữa hoặc ăn dặm. Rủi ro của chứng hẹp môn vị đó là trẻ rất dễ mất nước và sụt cân. Ba mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Một số nguyên nhân khác khiến trẻ bị nôn sau khi ăn

Tìm hiểu thêm: Sinh mổ bao lâu có kinh lại? Dấu hiệu có kinh nguyệt sau sinh mổ

Vì sao trẻ ăn hay bị nôn? Chăm sóc trẻ bị nôn tại nhà như thế nào?

Bên cạnh những nguyên nhân chính khiến trẻ ăn hay bị nôn kể trên. Đôi khi trẻ bị nôn có thể kèm theo những triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, sốt, ho, phát ban… Tình trạng này có thể do một trong những nguyên nhân sau:

  • Ngộ độc thực phẩm
  • Dị ứng thực phẩm
  • Đau nửa đầu ở trẻ em có thể gây buồn nôn
  • Trẻ ho khan trong lúc ăn cũng có thể gây nôn trớ, đặc biệt là với trẻ bị trào ngược dạ dày
  • Một số trường hợp ít gặp hơn là trẻ bị viêm dạ dày, lồng ruột, tắc ruột, viêm ruột thừa, chấn thương đầu…

Chăm sóc trẻ bị nôn tại nhà như thế nào?

Vì sao trẻ ăn hay bị nôn? Chăm sóc trẻ bị nôn tại nhà như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Uống nước cỏ mực (nhọ nồi) có tác dụng gì, trị bệnh gì?

Khi trẻ ăn hay bị nôn, vấn đề đáng lo ngại là trẻ dễ mất nước, chán ăn và sụt cân. Tuy nhiên, đối với trường hợp trẻ bị nôn sau bữa ăn hoặc sau khi bú không nghiêm trọng, bạn có thể chăm sóc trẻ bị nôn tại nhà để giúp con sớm khỏe lại, bằng cách:

  • Không cho trẻ ăn uống trong vòng 30 đến 60 phút sau khi nôn để dạ dày của trẻ có thời gian nghỉ ngơi.
  • Bạn nên chờ đến khi bé cảm thấy đủ khỏe mới cho uống nước. Không nên ép trẻ ăn uống khi con vẫn cảm thấy không khỏe.
  • Khi trẻ cảm thấy khá hơn, bạn hãy bắt đầu cho trẻ uống một lượng nước nhỏ, chia ra nhiều lần uống cách nhau 5 đến 10 phút. Bạn nên dùng muỗng cà phê đút cho con thay vì cho bé uống nước bằng ly.
  • Đối với trẻ còn bú mẹ thì nên tiếp tục cho trẻ bú để cung cấp đủ chất lỏng.
  • Bạn có thể cấp nước cho trẻ bằng dung dịch bù nước và chất điện giải có bán sẵn ở ngoài tiệm thuốc.
  • Tránh cho trẻ uống nước ngọt có ga và đồ uống thể thao sau khi nôn.
  • Nếu trẻ đói và muốn ăn, bạn nên cho con ăn thức ăn có vị nhạt, tránh các món nhiều dầu mỡ và gia vị.
  • Nếu trẻ bị nôn kèm theo các triệu chứng khác như sốt, tiêu chảy… thì bạn nên hỏi ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ về việc cho bé dùng loại thuốc thích hợp.

Trẻ ăn hay bị nôn là tình trạng phổ biến và thường tự khỏi. Nếu không liên quan đến bệnh lý hoặc không nghiêm trọng, bạn có thể chăm sóc trẻ tại nhà để giúp con khỏe lại. Tuy nhiên, nếu trẻ nôn nghiêm trọng, sốt cao, đau bụng… hoặc tình trạng nôn sau khi ăn diễn ra thường xuyên khiến trẻ sụt cân, ốm yếu và có dấu hiệu mất nước thì bạn nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *