Mẹ có nên nằm than sau sinh? Bật mí cách giữ ấm an toàn hơn cho mẹ!

Mẹ có nên nằm than sau sinh? Bật mí cách giữ ấm an toàn hơn cho mẹ!

Mẹ có nên nằm than sau sinh? Bật mí cách giữ ấm an toàn hơn cho mẹ!

Nằm than sau sinh là một tập tục có từ rất lâu, phổ biến ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam, nơi có mùa đông lạnh giá. Việc này giúp các sản phụ mới sinh sinh sống ở hai vùng này giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh trong điều kiện thiếu thốn. 

Bạn đang đọc: Mẹ có nên nằm than sau sinh? Bật mí cách giữ ấm an toàn hơn cho mẹ!

Cho đến nay, việc nằm than, hơ lửa sau sinh vẫn còn được một số gia đình duy trì và gây ra không ít tranh cãi. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu tại sao có tập tục bà đẻ hơ lửa, nằm than sau sinh và làm rõ vấn đề phụ nữ sau sinh có nên nằm than không nhé!

Vì sao có tập tục nằm than sau sinh?

Khi chuyển dạ sinh con, phụ nữ thường mất khoảng 300 – 500 ml máu. Điều này khiến các bà mẹ sau sinh thường cảm thấy lạnh nên cần được làm ấm. Thời xa xưa, phụ nữ sau sinh thường được cho ở cữ trong một căn chòi, chái nhà hoặc nhà tạm cất bằng tre nứa hay nhà tranh vách đất nên dễ bị gió lùa, dẫn đến cảm giác rét buốt nhất là vào mùa đông lạnh giá. Bên cạnh đó, do điều kiện vệ sinh yếu kém và thiếu thốn về vật dụng mà việc vệ sinh thân thể và giữ ấm cho mẹ và bé sau sinh chưa được tốt nên việc hơ lửa, nằm than sau sinh giúp giảm mùi tanh của sản dịch.

Đối với trẻ sơ sinh, việc giữ ấm cho cơ thể bé trong mùa đông trong điều kiện thiếu thốn về quần áo, chăn màn là cần thiết.

Do đó, thời bấy giờ nằm than là biện pháp giữ ấm cho mẹ và bé đơn giản, hiệu quả giúp hai mẹ con chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt của mùa đông giá rét.

Theo quan niệm dân gian, nằm than sau sinh có tác dụng gì?

Mẹ có nên nằm than sau sinh? Bật mí cách giữ ấm an toàn hơn cho mẹ!

Như trên đã đề cập, việc sản phụ hơ lửa, nằm than đã có từ rất lâu, phổ biến ở miền Bắc và miền Trung. Theo quan niệm của một số người lớn tuổi, việc hơ than sau sinh mang lại những tác dụng sau:

  • Trải qua ca sinh, phụ nữ thường mất rất nhiều máu nên cần nằm than, hơ lửa để giữ ấm cơ thể, giúp máu huyết lưu thông tốt hơn.
  • Nằm than giúp mẹ nhanh phục hồi sau sinh, bé nhanh cứng cáp.
  • Mẹ sau sinh nằm than, hơ lửa, đồng thời kiêng ra gió, kiêng đụng nước, kiêng vận động… về sau sẽ không bị đau nhức mình mẩy, không són tiểu sau sinh.

Hơ lửa, nằm than khiến mẹ và bé phải đối mặt với nguy cơ gì?

Như trên đã đề cập, việc nằm than, hơ lửa sau sinh chủ yếu là do kinh nghiệm dân gian. Dưới góc nhìn của y học hiện đại, việc nằm than, hơ lửa khiến mẹ và bé phải đối mặt với khá nhiều nguy cơ:

  1. Than khi được đốt cháy sẽ tạo ra khí CO (cacbon monoxit) và CO2 (cacbon đioxit): Đây là hai loại khí độc, nếu mẹ và bé hít phải sẽ có nguy cơ ngộ độc dẫn đến ngạt thở, thậm chí tử vong. Trường hợp nhẹ nhất vẫn có thể gây ảnh hưởng lên đường hô hấp, gây viêm phổi.
  2. Bếp than thường đặt dưới gầm giường hoặc rất gần chỗ nằm: Điều này làm gia tăng nguy cơ gây phỏng cho mẹ và bé, nhất là em bé. Đã có một số trường hợp cả mẹ và bé nằm than sau sinh bị phỏng nặng, thậm chí là người mẹ phải tháo bỏ khớp 5 ngón tay vì phỏng quá nặng…
  3. Nhiệt độ tỏa ra từ bếp than thiếu ổn định: Có lúc bếp than nóng hừng hực nhưng có lúc tắt ngấm làm nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến cơ thể khó thích nghi dẫn đến khô da, mệt mỏi hơn.
  4. Thiếu vệ sinh: Việc nằm than, hơ lửa trong môi trường quá nóng khiến mẹ và bé đổ mồ hôi, cộng với việc tro than bám vào cơ thể nhưng lại kiêng tắm rửa khiến cả mẹ và bé dễ gặp các vấn đề về da như: rôm sảy, hăm, ngứa ngáy. Tình trạng này diễn ra lâu ngày có thể dẫn đến nhiễm trùng, thậm chí là nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.
  5. Nguy cơ gây hỏa hoạn: Lửa từ lò than bén mùng, mền, giường, gây cháy, dẫn đến phỏng, thậm chí là tử vong.

Những biện pháp giúp giữ ấm cho mẹ và bé sau sinh mà không cần nằm than

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Đi ngủ có nên mặc áo lót không?

Mẹ có nên nằm than sau sinh? Bật mí cách giữ ấm an toàn hơn cho mẹ!

>>>>>Xem thêm: Điều trị bệnh uốn ván ở trẻ em ngay khi phát hiện con có vết thương nhiễm bẩn

Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học, sự đủ đầy của đời sống vật chất, thay vì hơ than sau sinh thì đã có khá nhiều cách giúp giữ ấm cho cơ thể mẹ và bé sau sinh khá an toàn, tiện lợi:

  • Chuẩn bị trang phục đầy đủ: Áo ấm, khăn choàng cổ, tất, mang bao tay, mũ và nằm trong phòng kín gió. Lưu ý là tùy vào khí hậu và thời tiết mà các mẹ cần sử dụng đồ ấm hay không.
  • Dùng lò sưởi, thiết bị sưởi: Nếu sinh sống ở vùng có mùa đông lạnh giá, thay vì phải hơ lửa nằm than sau sinh, các bà mẹ sau sinh nên dùng các thiết bị sưởi an toàn.
  • Chế độ ăn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ đủ dưỡng chất cần thiết, tránh kiêng khem thái quá dẫn đến thiếu chất, cơ thể suy nhược.
  • Massage sau sinh: Để giữ ấm cho cơ thể, phụ nữ sau sinh có thể dùng rượu ngâm gừng nghệ hoặc ngâm riêng rẽ từng thứ để massage sau sinh.
  • Giữ vệ sinh cá nhân: Bà mẹ sau sinh cần tắm gội, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là vệ sinh vùng kín. Tắm gội thường xuyên bằng nước tắm ấm có pha rượu gừng, dầu chàm hoặc các sản phẩm xông tắm bà đẻ. Sau khi gội đầu cần dùng máy sấy hoặc khăn mềm để lau khô tóc nhanh.
  • Tránh nằm một chỗ: Theo quan niệm của y học hiện đại, việc vận động sớm sau sinh (đi bộ chậm rãi) giúp các cơ quan hoạt động và sinh nhiệt. Từ đó giúp làm ấm cơ thể, kích thích máu huyết lưu thông thông tốt hơn, quá trình phục hồi sau sinh diễn ra nhanh hơn.

Thực tế là việc hơ lửa, nằm than sau sinh chỉ phù hợp khi nền y tế và công nghệ còn lạc hậu, tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ cho cả mẹ và bé. Do đó, bạn không nên áp dụng cách này để giữ ấm cơ thể. Hãy chọn lựa các biện pháp giữ ấp an toàn kể trên để mẹ và bé cùng khỏe.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *