Có rất nhiều trường hợp trẻ đang uống thuốc kháng sinh nhưng lại đến thời điểm chủng ngừa theo lịch. Vì vậy, nhiều bậc phụ huynh thắc mắc trẻ uống kháng sinh có tiêm phòng được không hay trẻ đang ốm có tiêm phòng được không?
Bạn đang đọc: Trẻ bị ốm, đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không?
Những thắc mắc xoay quanh vấn đề trẻ uống kháng sinh có tiêm phòng được không sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Kenshin.
Trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không?
1. Uống kháng sinh có tiêm phòng được không? Thuốc kháng sinh có ảnh hưởng đến vắc xin không?
Bạn đang thắc mắc trẻ uống kháng sinh có tiêm phòng được không? Để trả lời câu hỏi uống kháng sinh có tiêm phòng được không, cùng xem thuốc kháng sinh có ảnh hưởng gì đến tác dụng của việc chủng ngừa bằng vắc xin hay không.
Thực tế, thuốc kháng sinh không ảnh hưởng gì đến các thành phần trong vắc xin hoặc gây phản ứng bất thường cho trẻ vừa được tiêm phòng. Thành phần của nhiều loại vắc xin cũng chứa một lượng nhỏ thuốc kháng sinh để ngăn vi khuẩn sống trong chất lỏng vắc xin xuyên suốt quá trình sản xuất và hoàn toàn không gây hại cho con người. Thậm chí, sau khi tiêm vắc xin, nếu cần kháng sinh để chữa bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, bạn có thể cho trẻ uống thuốc theo toa của bác sĩ. Trong trường hợp này, việc dùng thuốc kháng sinh sẽ không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của vắc xin.
Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể tác động đến hiệu quả của vắc xin. Chẳng hạn như thuốc kháng virus herpes có thể làm giảm tác dụng của vắc xin thủy đậu. Vì vậy, trước khi cho trẻ tiêm phòng, phụ huynh cần hỏi rõ ý kiến bác sĩ kê toa. Những trẻ cần phải tiêm vắc xin trong khi đang uống bất kỳ loại thuốc nào cần được khám sàng lọc kỹ bởi các bác sĩ chuyên khoa để xác định tình trạng sức khỏe.
2. Uống kháng sinh có tiêm phòng được không? Vắc xin có thể gây kháng kháng sinh không?
Uống kháng sinh có tiêm phòng được không vì vắc xin có thể gây kháng kháng sinh? Nhiều phụ huynh lo lắng rằng trẻ uống thuốc kháng sinh có tiêm phòng được không, vì sợ rằng vắc xin có thể gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, vắc xin thực chất không gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh nào, mà còn hoàn toàn ngược lại: vắc xin hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc kháng sinh.
Tình trạng kháng thuốc kháng sinh chỉ xảy ra khi vi khuẩn tìm được cách để trốn một loại thuốc kháng sinh, và sau đó truyền cách đó cho thế hệ vi khuẩn tiếp theo thông qua hệ gene. Nhưng điều này chỉ xảy ra khi trẻ uống nhiều thuốc kháng sinh liên tục trong thời gian dài. Trong khi đó, vắc xin lại có tác dụng ngược lại với vấn đề kháng kháng sinh ở trẻ. Thực tế, vắc xin đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Khi trẻ tiêm vắc xin mà đang dùng thuốc kháng sinh, vắc xin sẽ ngăn chặn nhiễm trùng, bắt đầu bằng cách ngăn chặn các khuẩn lạc vi trùng phát triển và ngăn chặn việc các vi khuẩn học được bất kỳ thủ thuật kháng thuốc nào ngay từ đầu.
Vì vậy, nếu bạn đang thắc mắc vắc xin có thể gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh thì câu trả lời là “không”. Đối với vấn đề trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không, mời bạn đọc tiếp để có được câu trả lời.
3. Giải đáp thắc mắc: Trẻ uống kháng sinh có tiêm phòng được không?
Những băn khoăn của phụ huynh về việc trẻ em uống kháng sinh có tiêm phòng được không là hoàn toàn có thể hiểu được. Do hệ miễn dịch còn đang trong giai đoạn hoàn thiện nên trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh vì thế đôi khi cần phải uống thuốc kháng sinh, đồng thời cũng là đối tượng cần phải chủng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm nhất. Do đó, thật hợp lý khi cha mẹ hỏi rằng uống kháng sinh có tiêm phòng được không, liệu hệ thống miễn dịch của trẻ có đáp ứng được thách thức trong việc xây dựng hệ thống phòng thủ miễn dịch liên quan đến vắc xin trong khi bé đang chiến đấu với các bệnh nhiễm trùng bằng thuốc kháng sinh hay không. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh có thể yên tâm rằng, việc chủng ngừa khi trẻ đang dùng thuốc kháng sinh không nguy hiểm. Vắc xin vẫn sẽ làm nhiệm vụ của vắc xin và thuốc kháng sinh cũng vậy.
Uống kháng sinh có tiêm phòng được không? Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), Hoa Kỳ, bác sĩ không được từ chối việc tiêm chủng nếu một người đang dùng thuốc kháng sinh. Đối với hầu hết trẻ em, việc dùng thuốc kháng sinh để điều trị một bệnh nhẹ (như nhiễm trùng tai) sẽ không khiến các bé không được tiêm chủng đúng lịch. Tuy nhiên, việc dùng thuốc kháng sinh để điều trị một bệnh vừa hoặc nặng lại là chuyện khác và sẽ được giải thích ở bên dưới.
Trẻ uống kháng sinh có tiêm phòng được không? Điều quan trọng cần chú ý là, mặc dù đáp án cho vấn đề uống kháng sinh có tiêm phòng được không là “được”, nhưng nếu trẻ đang dùng thuốc kháng sinh để chữa bệnh mà vẫn tiêm vắc xin, thì có thể gây ra nhầm lẫn giữa tác dụng phụ của vắc xin và triệu chứng của bệnh vừa hoặc nặng. Những triệu chứng của bệnh cảm cúm, ho… do nhiễm trùng thường gặp ở trẻ nhỏ, cần phải uống thuốc kháng sinh để điều trị, bao gồm sốt, đau nhức cơ thể, ớn lạnh… giống hệt với những phản ứng sau tiêm phòng. Vì vậy, đối với những trường hợp trẻ bị bệnh vừa hoặc nặng phải uống kháng sinh có tiêm phòng được không, mời bạn đọc tiếp thông tin dưới đây.
Trẻ đang ốm có tiêm phòng được không?
Sau khi đã có được câu trả lời cho vấn đề trẻ uống kháng sinh có tiêm phòng được không, mời bạn cùng tìm hiểu trẻ đang ốm có tiêm phòng được không.
1. Đối với trẻ bị bệnh nhẹ
Bệnh nhẹ thường không phải là chống chỉ định, càng không phải lý do để trì hoãn việc chủng ngừa theo lịch tiêm chủng của trẻ. Trẻ bị bệnh nhẹ vẫn có thể được tiêm vắc xin, ngay cả khi trẻ bị sốt. Dựa theo lịch chủng ngừa của trẻ, bác sĩ có thể quyết định loại vắc xin nào mà bé vẫn có thể được tiêm khi đang ốm một cách an toàn. Mặc dù phụ huynh có thể hoãn lịch tiêm nếu trẻ bị sụt sịt, đau bụng hoặc sốt nhẹ, nhưng các bác sĩ tại các tổ chức y tế hàng đầu, như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, Học viện Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho biết, bệnh nhẹ thường không phải là lý do để ngừng tiêm chủng.
Nếu bạn không biết tình trạng bệnh của bé là nhẹ hay nặng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, hoặc những đặc điểm mà trẻ vẫn có thể chủng ngừa sau đây:
- Bé sốt nhẹ (dưới 38.3 độ C)
- Cảm lạnh, sổ mũi hoặc ho
- Nhiễm trùng tai (viêm tai giữa)
- Tiêu chảy nhẹ
Không có lợi ích sức khỏe nào nếu chờ đợi để tiêm chủng cho trẻ khi bé bị bệnh nhẹ. Thuốc chủng ngừa không làm cho bệnh nhẹ trở nên trầm trọng hơn. Hệ thống miễn dịch của trẻ có thể đáp ứng với hàng triệu kháng nguyên mỗi ngày, cũng như có thể đáp ứng với việc tiêm vắc xin để xây dựng khả năng miễn dịch đối với bệnh tật và chống lại các bệnh nhẹ cùng một lúc. Vì vậy, nếu bé đang bị bệnh nhẹ, cha mẹ hoàn toàn có thể đưa con đi tiêm ngừa theo đúng lịch để được bảo vệ khỏi những bệnh nguy hiểm.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây nhức dọc sống mũi đau đầu và các cách xử trí
>>>>>Xem thêm: Nước tiểu thấy nóng báo hiệu bệnh gì?
2. Đối với trẻ bị bệnh vừa và nặng
Khi vấn đề uống kháng sinh có tiêm phòng được không đã không còn là băn khoăn của bạn, mà thay vào đó là liệu trẻ bị bệnh vừa và nặng có được tiêm vắc xin không, thì câu trả lời như sau.
Mặc dù không có bằng chứng cho thấy bệnh cấp tính làm giảm hiệu quả của vắc xin hoặc làm tăng các tác dụng phụ của vắc xin, các khuyến nghị cho rằng, để đề phòng với bệnh cấp tính vừa hoặc nặng, nên trì hoãn tất cả các loại vắc xin cho đến khi bệnh tình được cải thiện.
Uống kháng sinh có tiêm phòng được không? Trẻ bị bệnh có tiêm phòng được không? Trẻ em đang dùng thuốc kháng sinh cho một bệnh vừa hoặc nặng (có hoặc không sốt) không nên chủng ngừa một số loại vắc xin cho đến khi khỏi bệnh – điều này áp dụng cho tất cả trẻ em bị bệnh, không chỉ những trẻ dùng thuốc kháng sinh. Đó là vì khó có thể xác định liệu các triệu chứng như sốt sau khi tiêm phòng là tác dụng phụ của vắc xin hay do bản thân căn bệnh đang mắc phải gây ra. Điều này có thể khiến việc chẩn đoán và điều trị một bệnh nghiêm trọng trở nên khó khăn hơn, hay thậm chí là bị bỏ qua vì nhầm lẫn với phản ứng sau tiêm.
Các bệnh vừa hoặc nặng cũng có thể ảnh hưởng đến các loại vắc xin mà trẻ được tiêm. Cha mẹ hãy lưu ý những trường hợp bệnh vừa hoặc nặng dưới đây để không chủng ngừa cho bé dù đã tới lịch:
- Trẻ bị các vấn đề về sức khỏe mãn tính (như ung thư)
- Hệ thống miễn dịch suy yếu (như đang hóa trị hoặc đang dùng một số loại thuốc sau khi cấy ghép)
- Có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với liều vắc xin trước đó hoặc thành phần trong vắc xin
Hãy liên hệ với bác sĩ để biết khi nào trẻ nên được tiêm phòng, khi nào thì không nên.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi trẻ uống kháng sinh có tiêm phòng được không và trẻ bị ốm có chủng ngừa được không.