Sự khác biệt giữa bé sinh mổ và bé sinh thường không chỉ nằm ở cách thức bé được đưa ra khỏi bụng mẹ mà nghiên cứu còn cho thấy bé sinh mổ có nguy cơ miễn dịch kém hơn và dễ gặp các vấn đề tiêu hóa, hô hấp. Vậy liệu bé sinh mổ có cần bổ sung dưỡng chất tăng đề kháng?
Bạn đang đọc: Liệu bé sinh mổ có cần bổ sung dưỡng chất tăng đề kháng?
Nội Dung
Trẻ sinh mổ và sinh thường: Liệu có sự khác biệt?
Đa phần trẻ sinh mổ đều sinh đủ tháng (37 tuần hoặc hơn). Điều đó có nghĩa là bé đã phát triển đầy đủ trong bụng mẹ và sẵn sàng cho thế giới bên ngoài. So với trẻ sinh thiếu tháng, trẻ sinh mổ có ít nguy cơ bị nhiễm bệnh và ít gặp các vấn đề về phát triển hơn [1] Tuy nhiên, khi so sánh với trẻ sinh thường đủ tháng, nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa trẻ sinh mổ và sức khỏe miễn dịch kém hơn [2]. Cụ thể, trẻ sinh mổ sẽ có nguy cơ miễn dịch kém hơn 1,5 lần so với trẻ sinh thường và nguy cơ này kéo dài cho đến khi trẻ lên 5 tuổi [5], [14]. Vì thế, việc tăng cường miễn dịch cho trẻ sinh mổ là hết sức cần thiết và cần được duy trì xuyên suốt từ năm đầu đời cho đến nhiều năm sau đó.
Lý giải nguyên nhân của mối liên hệ giữa trẻ sinh mổ và miễn dịch kém được cho là có liên quan đến việc khi sinh mổ, trẻ sẽ không đi qua đường sinh tự nhiên của mẹ nên sẽ không có cơ hội tiếp xúc với lợi khuẩn trong âm đạo [2].
Theo đó, trẻ sinh thường sẽ có khởi đầu thuận lợi hơn vì bé sẽ thừa hưởng các chủng vi sinh vật có tác dụng bảo vệ cơ thể trước mầm bệnh ngay từ khi chào đời. Việc thừa hưởng hệ vi sinh vật này là một phần của hệ miễn dịch thụ động mà mẹ truyền cho con. Hệ miễn dịch thụ động còn được củng cố trong bào thai, khi trẻ nhận kháng thể chống lại mầm bệnh từ mẹ. Hệ vi sinh vật là một phần không thể thiếu trong một cơ thể khỏe mạnh – giúp tạo ra hàng rào phòng thủ ở da, ruột và là nhà máy sản xuất rất nhiều vitamin thiết yếu.
Tuy nhiên, vì không được sinh qua ngả âm đạo của mẹ nên trẻ sinh mổ dễ bị đe dọa bởi các hại khuẩn hơn [6]. Từ đó, dẫn đến việc dễ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tiêu hóa liên quan đến dạ dày và ruột [11]. Đặc biệt, trẻ sinh mổ có thể có hại khuẩn cao hơn 80% so với trẻ sinh thường [12].
Ngoài ra, trẻ sinh mổ cũng có có nguy cơ gặp các vấn đề về hô hấp. Nguyên nhân là do nếu sinh thường, quá trình chuyển dạ sẽ giúp đẩy nước trong phổi của bé ra ngoài. Tuy nhiên, trẻ sinh mổ không trải qua quá trình này nên dễ bị tồn dịch phổi dẫn đến tình trạng trẻ thở khò khè, ho ra dịch đờm nhầy…[11] Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trẻ sinh mổ có nguy cơ nhiễm trùng hô hấp cao hơn 1,3 lần so với trẻ sinh thường [13].
Các dưỡng chất giúp tăng cường miễn dịch trong sữa mẹ
Qua trao đổi cùng Giáo sư Barbara Marriage – chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa với 40 năm kinh nghiệm – về sự khác biệt trong dinh dưỡng dành riêng cho trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường, Tiến sĩ Barbara Marriage cho biết: “Sự khác biệt trong nhu cầu dinh dưỡng dành cho trẻ sinh mổ có thể là do sự mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột hoặc do rối loạn hệ khuẩn ruột. Trẻ sinh mổ có nguy cơ bị suy giảm miễn dịch cao gấp 1.5 lần và có nguy cơ mắc bệnh về nhiễm trùng hô hấp gấp 1.3 lần so với trẻ sinh thường. Do đó, trẻ sinh mổ sẽ cần được tăng cường bảo vệ thông các dưỡng chất có trong sữa mẹ như HMO, Nucleotides và lợi khuẩn. Đặc biệt, các nghiên cứu lâm sàng còn chỉ ra rằng bổ sung thêm nhiều loại HMO với hàm lượng cao sẽ có lợi cho trẻ sinh mổ”. [9], [10]
HMO [8]
HMO không chỉ là dưỡng chất có hàm lượng nhiều thứ ba trong sữa mẹ mà dưỡng chất này còn mang đến rất nhiều lợi ích cho trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sinh mổ. Dù không đóng góp calorie cho cơ thể hoạt động nhưng HMO lại là thức ăn cho các chủng lợi khuẩn có trong ruột. Ngoài ra, HMO còn có khả năng ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập niêm mạc ruột, giúp tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
Trong sữa mẹ có hơn 200 loại HMO, trong đó 5 HMOs nhiều nhất là LNT, 2’FL, 3-FL, 3’SL và 6’-SL. Đặc biệt, kết quả của nghiên cứu còn cho thấy 2’FL HMO còn giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng hô hấp ở trẻ đến 66% [22], ngăn ngừa mầm bệnh [23].
Nucleotides
Nucleotides là các hợp chất được tìm thấy với hàm lượng cao trong sữa mẹ. Đây là dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ sơ sinh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Nucleotides trong sữa mẹ giúp tăng cường sản sinh tế bào miễn dịch và kháng thể, giúp củng cố hệ miễn dịch, nâng cao khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Ngoài ra, dưỡng chất này còn hỗ trợ tăng sản xuất kháng thể nhiều hơn 86% sau 6 tháng tiêm vaccine HIB [17], [18], [19].
Bifidobacterium
Đối với trẻ sinh mổ, các vi khuẩn từ môi trường bệnh viện có thể dễ xâm nhập và chiếm ưu thế hơn. Ngoài ra, việc không được tiếp xúc với lợi khuẩn từ âm đạo của mẹ khi chào đời cũng khiến bé sinh mổ dễ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Trong khi đó, sức khỏe đường ruột và hệ miễn dịch lại có mối quan hệ mật thiết khi 70 – 80% tế bào miễn dịch hiện diện ở đường ruột. Do đó, những năm tháng đầu đời sẽ là thời điểm “vàng” để mẹ giúp hệ vi sinh đường ruột của bé sinh mổ lấy lại sự cân bằng. Từ đó, góp phần củng cố và nâng cao hệ miễn dịch, giúp trẻ sinh mổ phát triển khỏe mạnh như trẻ sinh thường.
Để hệ vi sinh đường ruột của trẻ sinh mổ nhanh lấy cân bằng, bạn sẽ cần chú ý bổ sung lợi khuẩn cho bé. Cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt là giải pháp tốt nhất mà mẹ nên thực hiện. Bởi ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết đối với sự phát triển của trẻ, sữa mẹ còn chứa nhiều chủng vi khuẩn có lợi [20]. Một trong những chủng lợi khuẩn quan trọng nhất là Bifidobacterium. Đây là chủng lợi khuẩn có thể giúp củng cố hệ tiêu hóa, giúp giảm số ngày mắc tiêu chảy và giảm nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ [21].
Chất bột đường
Trong tất cả các loại dưỡng chất, chất bột đường là nguồn năng lượng mà cơ thể cần để hoạt động. Chất bột đường hiện diện trong sữa mẹ bao gồm nhiều loại đường khác nhau. Trong đó, loại đường chiếm tỷ lệ cao nhất là lactose.
Chất béo
Là một trong những dưỡng chất quan trọng được tìm thấy trong sữa mẹ, chất béo hoạt động như nguồn cung cấp năng lượng chính và giúp cơ thể trẻ hấp thu các vitamin tan trong chất béo. Không những thế, các axit béo chuỗi dài rất cần thiết cho sự phát triển của não, võng mạc và hệ thần kinh của trẻ.
Đạm
Đạm là dưỡng chất lớn và phức tạp, giúp xây dựng cơ và là thành phần chính của rất nhiều chất liên quan tới khả năng miễn dịch của cơ thể. Trong quá trình tiêu hóa, đạm được phân thành các amino axit đơn giản được sử dụng trong quá trình trao đổi chất.
Nếu không thể cho con bú, hãy chọn công thức sữa cung cấp nhiều dưỡng chất giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất vàng cho trẻ sơ sinh nhờ khả năng cung cấp chế độ dinh dưỡng hoàn chỉnh cùng nhiều chất tăng cường miễn dịch tự nhiên. Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó bạn không thể cho bé bú, hãy lựa chọn cho bé công thức sữa chứa nhiều dưỡng chất giúp tăng cường miễn dịch.
Hiện đã có nhiều công thức sữa được phát triển dành riêng cho trẻ có nhu cầu đặc biệt, chẳng hạn như trẻ sinh mổ có nguy cơ có hệ miễn dịch kém. Do đó, nếu không thể cho bé bú mẹ hoặc sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu của bé, mẹ có thể cân nhắc lựa chọn công thức sữa chứa các dưỡng chất giúp hỗ trợ đề kháng như:
- 2’- FL HMO: Dưỡng chất được chứng minh lâm sàng giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng hô hấp ở trẻ đến 66% [22], ngăn ngừa mầm bệnh [23].
- Nucleotides được chứng minh giúp hỗ trợ tăng sản xuất kháng thể nhiều hơn 86% sau 6 tháng tiêm vaccine (HIB) [24], [25], [26].
- Lợi khuẩn BB-12: Lợi khuẩn được nghiên cứu nhiều nhất về độ hiệu quả, giúp tăng lợi khuẩn và giảm hại khuẩn trong đường ruột [27]
- Các dưỡng chất quan trọng giúp trẻ phát triển não bộ như lutein, vitamin E tự nhiên, DHA cùng với những dưỡng chất quan trọng như AA, omega 3, omega 6, taurine và choline, giúp trẻ phát triển não bộ.
Chăm sóc trẻ sinh mổ là một hành trình khó khăn và đầy gian nan. Kenshin hi vọng rằng những thông tin này sẽ phần nào giúp bạn thêm tự tin trong hành trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé!
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở trẻ nhỏ