7 biến chứng trong quá trình sinh nở thường gặp

7 biến chứng trong quá trình sinh nở thường gặp

Quá trình sinh nở là một hành trình vô cùng phức tạp và tiềm ẩn nhiều biến chứng. Tìm hiểu kỹ những biến chứng trong quá trình sinh nở và nguyên nhân có thể xảy ra giúp bạn yên tâm hơn trong ngày vượt cạn của mình.

Bạn đang đọc: 7 biến chứng trong quá trình sinh nở thường gặp

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra trong quá trình sinh nở như băng huyết, sinh khó… Sự chủ động của bạn trước những biến chứng này sẽ là cách phòng ngừa hiệu quả. Dưới đây là nguyên nhân và cách ứng phó với các trường hợp này.

1. Sinh khó trong quá trình sinh nở

Nếu thời gian sinh quá lâu, bạn sẽ phải đối mặt với biến chứng này. Thông thường, những phụ nữ mới sinh con lần đầu thì thời gian chuyển dạ là 20 tiếng, còn những phụ nữ đã sinh con trước đó thì thời gian này sẽ giảm xuống còn 14 tiếng. Một vài nguyên nhân khiến thời gian sinh kéo dài:

  • Bé có kích thước lớn
  • Mang đa thai
  • Cổ tử cung giãn nở chậm

Để xử lý tình trạng này, bác sĩ sẽ đề nghị sinh mổ hoặc cho bạn uống thuốc giảm đau.

2. Sinh khó do kẹt vai

Đây là tình trạng mà đầu của bé đã lộ ra nhưng phần vai bị kẹt lại trong cơ thể của người mẹ. Các biến chứng phát sinh từ tình trạng này có thể được chữa khỏi nhưng nó cũng gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Bàn tay, cánh tay và vai của bé là những bộ phận dễ bị tổn thương nếu gặp phải biến chứng này trong quá trình sinh nở. Phải mất từ ​​6 đến 12 tháng thì những chấn thường này mới lành lại được.

3. Ngôi thai bất thường

Không phải bé nào cũng ở tư thế tốt nhất khi sinh. Ngôi chỏm trước là tư thế thường gặp nhất khi sinh. Ngoài ra, còn có một số ngôi khác như:

  • Ngôi chỏm sau
  • Ngôi xiên
  • Ngôi mông

Tùy thuộc vào tình hình thực tế của bé mà bác sĩ sẽ quyết định xem phương pháp hỗ trợ nào là tốt nhất cho cả bạn và bé.

4. Nhau tiền đạo

Tình trạng này xảy ra khi nhau thai nằm ở vị trí thấp nhất của tử cung dẫn đến bánh nhau thai che một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung. Nếu bạn rơi vào tình huống này, bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ. Nguyên nhân dẫn đến nhau tiền đạo:

  • Hút thuốc
  • Sử dụng chất gây nghiện
  • Sinh con ở tuổi trên 35

Triệu chứng chính của biến chứng này là xuất huyết từ nhẹ đến trung bình trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ. Nếu bạn bị xuất huyết trầm trọng thì cần phải được điều trị ngay lập tức.

5. Vỡ tử cung

Nếu bạn đã sinh mổ trước đây thì trong những lần sinh sau, vết sẹo cũ có thể bị rách, tử cung bị ảnh hưởng trong quá trình sinh nở kế tiếp. Điều này khiến cho bé bị thiếu oxy.

Triệu chứng phổ biến của tình trạng này là nhịp tim của bé bất thường. Ngoài ra, nó còn đi kèm với các cơn co thắt không đều và xuất huyết âm đạo.

6. Mất cân đối đầu và xương chậu

Tình trạng này xảy ra khi đầu của bé quá lớn khiến cho xương chậu của người mẹ không cho phép thai nhi đi qua ống sinh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:

  • Kích thước của bé lớn
  • Vị trí của thai không bình thường

Đa số các ca sinh gặp phải biến chứng này bác sĩ đều chỉ định sinh mổ.

7. Sinh nhanh

Thông thường, thời gian sinh nở sẽ kéo dài từ 15 đến 17  tiếng. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ, thời gian này có thể giảm xuống từ 3–5 tiếng và được gọi là sinh nhanh. Nguyên nhân:

  • Bé có kích thước nhỏ
  • Nếu gia đình bạn có “truyền thống” này

Sinh nhanh khiến người mẹ gặp phải nhiều vấn đề vì bạn sẽ không kiểm soát được tình hình. Thậm chí, bạn còn không nhận thức kịp để đi bệnh viện.

Bạn cần chú ý đến quá trình sinh nở hơn nếu đã mang thai hơn 40 tuần, trường hợp đã sinh mổ trước đây hoặc bạn đã hơi lớn tuổi.

>>>>>Xem thêm: Tác hại của việc hấp thu quá nhiều nghệ vào cơ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *