Nội Dung
Bạn đọc hỏi
Chào bác sĩ
Bạn đang đọc: Hỏi đáp Bác sĩ: Trẻ sơ sinh bị sổ mũi, hắt hơi phải làm sao cho mau hết?
Con em 2,5 tháng tuổi, bé bú mẹ hoàn toàn. Con em rất hay bị sổ mũi hắt hơi nhưng không nóng sốt nên em không đưa con đi khám mà chỉ nhỏ nước muối, vệ sinh mũi để bé dễ chịu hơn. Bác sĩ cho em hỏi là tại sao con em lại hay bị sổ mũi hắt hơi như vậy ạ? Trẻ bị sổ mũi hắt hơi phải làm sao cho mau hết? Em cảm ơn bác sĩ!
Mẹ Cà Rốt, Tân Uyên, Bình Dương
Bác sĩ trả lời
Chào mẹ của bé Cà Rốt
Với câu hỏi tại sao trẻ nhỏ lại hay bị sổ mũi hắt hơi và cách xử trí để nhanh cải thiện, bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm hiện đang công tác tại khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Becamex Bình Dương, từng công tác tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 giải đáp như sau:
Cha mẹ thường cảnh giác cao độ với bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy trẻ đang bị ốm hoặc có điều gì đó không ổn. Do đó, nếu trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh bị sổ mũi hay hắt hơi nhiều trong ngày, bạn có thể lo lắng rằng đó là dấu hiệu bé đang bị cảm lạnh. Và lo lắng liệu có nên đưa trẻ đi khám dù không có kèm theo triệu chứng nào khác. Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị hắt hơi thường xuyên là hoàn toàn bình thường và đa số không có gì đáng lo ngại.
Tại sao trẻ nhỏ lại hay bị sổ mũi hắt hơi
Nguyên nhân khiến trẻ hắt hơi nhiều lần là bởi hầu hết trẻ sơ sinh chủ yếu thở bằng mũi. Mũi của trẻ thường nhỏ và trẻ không thể tự khịt mũi, do đó dễ bị tắc nghẽn bởi các chất tiết đường hô hấp. Phản xạ hắt hơi như một cách giúp đường thở thông thoáng để trẻ có thể thở dễ dàng hơn. Hắt hơi là phản xạ tự nhiên giúp đẩy vi trùng và các chất lạ ra khỏi đường mũi, giữ cho không khí lưu thông.
Cách xử trí khi trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị sổ mũi
Tìm hiểu thêm: Điểm danh 10 tác dụng của tinh bột nghệ giúp bạn đẹp tự nhiên
- Nếu quan sát trong mũi con có dịch mũi nhầy, khô, bạn có thể đặt con nằm xuống, cẩn thận nghiêng đầu bé sang một bên, nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào lỗ mũi phía trên, đợi một lúc cho nước muối ngấm làm mềm gỉ mũi rồi nhẹ nhàng dùng tay day day mũi bé để gỉ mũi mềm và bong ra. Tương tự, bạn cho bé nằm nghiêng, đổi bên và nhỏ nước muối sinh lý ở lỗ mũi còn lại. Bạn nên thực hiện 4 – 6 lần mỗi ngày nếu tình trạng nghẹt mũi cản trở việc trẻ bú sữa hoặc khiến trẻ khó chịu.
- Bạn nên kiểm tra và vệ sinh mũi trước mỗi cữ bú nếu có dịch mũi khiến trẻ khó thở hay nghẹt mũi, như vậy trẻ sẽ dễ bú hơn.
- Nếu dịch mũi quá nhiều và đặc có thể nhỏ nước mũi sinh lý như hướng dẫn ở trên và dùng dụng cụ hút mũi để hút mũi cho trẻ. Tuy nhiên không nên lạm dụng hút mũi vì cách này có thể tạo áp lực gây tổn thương niêm mạc mũi.
- Tuyệt đối không dùng miệng của người lớn trực tiếp hút dịch mũi của trẻ vì tăng nguy cơ nhiễm trùng. Tránh một số tác nhân có thể khiến trẻ nghẹt mũi nặng hơn như khói thuốc lá, bụi, nơi sống ẩm mốc, tiếp xúc với người bị cảm cúm. Người chăm sóc trẻ cần vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc trẻ.
- Không tự ý cho trẻ dùng bất cứ thuốc nào nếu chưa có sự tư vấn của bác sĩ.
Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị sổ mũi, cha mẹ cần lưu ý gì?
>>>>>Xem thêm: Đau ruột thừa có cần mổ không? Khi nào có thể điều trị bằng kháng sinh?
- Nếu trẻ từ dưới 3 tháng tuổi, bạn nên cho trẻ đi khám khi có triệu chứng đầu tiên vì với trẻ sơ sinh, bệnh có thể diễn tiến nặng rất nhanh. Sổ mũi và hắt hơi là một trong những triệu chứng của cảm lạnh hoặc nhiễm cúm. Cảm lạnh có thể nhanh chóng trở thành các vấn đề nguy hiểm như viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi.
- Đối với trẻ trên 3 tháng tuổi, hãy đưa trẻ đi khám nếu trẻ thở mệt, co lõm ngực; môi tím, sổ mũi kéo dài hơn 10 – 14 ngày, ho, sốt, tai chảy dịch hoặc có mùi hôi, lừ đừ, bỏ bú, quấy khóc liên tục…
Bạn có thể xem thêm các bài viết:
Trẻ bị ho sổ mũi kéo dài: Nguyên nhân do đâu, chữa trị thế nào?
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi: Nguyên nhân và cách điều trị
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi về đêm, ba mẹ có nên lo lắng?
Trân trọng!
Nội dung của Kenshin có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.