Gãy xương đòn ở trẻ em là tình trạng phổ biến. Điều quan trọng là ba mẹ cần biết cách chăm sóc xương gãy của trẻ để giúp con nhanh phục hồi và sớm trở lại với những hoạt động hàng ngày.
Bạn đang đọc: Gãy xương đòn ở trẻ em có nguy hiểm không? Cần lưu ý những gì?
Để biết được gãy xương đòn ở trẻ em có nguy hiểm không cũng như cách chăm sóc và điều trị thế nào cho nhanh khỏi, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Kenshin.
Nội Dung
Tổng quan về gãy xương đòn ở trẻ em
Xương đòn còn được gọi là xương quai xanh. Đây là một xương dài nằm dưới da vùng vai, nối giữa xương ức và hệ thống đai vai – cánh tay.
Trên thực tế, hiện tượng gãy xương đòn ở trẻ em thường phổ biến hơn so với người lớn. Nguyên nhân là do xương của trẻ nhỏ thường chưa đủ cứng cáp. Vì vậy, khi trẻ bị ngã đập vai hoặc gặp sự cố tai nạn khi chơi thể thao, lái xe… thường dễ dẫn đến gãy xương đòn.
Gãy xương đòn ở trẻ em có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc chẩn đoán kịp thời và điều trị đúng cách rất quan trọng.
Triệu chứng gãy xương đòn ở trẻ em
Trẻ em thường chưa có khả năng mô tả đúng về các tình trạng cơ thể của mình gặp phải sau khi té ngã, va đập. Tuy nhiên, đối với khi trẻ bị ngã, đặc biệt là ngã đập vai bạn vẫn có thể kiểm tra nhanh trẻ có bị gãy xương đòn hay không thông qua một số dấu hiệu sau đây:
- Đau ở vị trí xương đòn bị gãy
- Khó cử động cánh tay hoặc vai ở bên có xương đòn bị gãy
- Ngay chỗ xương gãy thường sưng và bầm tím
- Xương có thể biến dạng và gồ lên dưới da, ấn vào sẽ thấy đau
- Bên vai có xương đòn bị gãy thường chùng xuống và hướng về phía trước
- Gãy xương rất đau nên đa phần trẻ em thường khóc và sợ hãi.
Gãy xương đòn ở trẻ em có nguy hiểm không?
May mắn là tình trạng gãy xương đòn ở trẻ em thường có thể tự lành theo thời gian và hiếm khi phải phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc đúng cách,
Chẩn đoán gãy xương đòn ở trẻ em
Khi phát hiện các dấu hiệu gãy xương đòn kể trên, bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện. Việc này sẽ giúp trẻ được các bác sĩ chẩn đoán chính xác xem trẻ có bị gãy xương đòn hay không.
Các bác sĩ sẽ xác định tình trạng gãy xương đòn ở trẻ em thông qua:
- Hỏi về tình trạng chấn thương của trẻ: Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn hoặc trẻ mô tả những gì đã xảy ra.
- Kiểm tra vị trí xương đòn: Bác sĩ sẽ kiểm tra quanh vùng xương đòn của trẻ để nắm tình hình.
- Chụp X-quang: Chụp X-quang cũng có thể cho biết chính xác vị trí gãy, mức độ nghiêm trọng và liệu có xương nào khác bị gãy hay không.
Nếu bác sĩ cho rằng có tổn thương ở khớp hoặc động mạch, trẻ có thể được chỉ định thêm:
- Chụp động mạch
- Chụp CT
- Siêu âm
Điều trị cho trẻ bị gãy xương đòn
Tùy thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của tình trạng gãy xương mà bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị thích hợp. Đối với trường hợp gãy xương đòn ở trẻ em, không nhất thiết phải nắn xương lại thẳng theo một hàng thì mới có thể chữa lành đúng cách.
Nguyên nhân là vì ngay tại vị trí xương đòn bị gãy, theo thời gian thì một cục xương (mô sẹo) sẽ hình thành xung quanh vết gãy để giúp xương liền lại. Vùng da nơi bị gãy xương có thể sưng tấy nhưng thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Nói cách khác, đối với hầu hết trường hợp gãy xương đòn ở trẻ em đều không cần phẫu thuật.
Thay vào đó, bác sĩ có thể cho trẻ đeo địu nâng đỡ tay (thường dùng đai số 8) nhằm cố định vai và giúp vết gãy xương đỡ đau khi cử động. Ngoài ra, gãy xương thường rất đau nên bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho trẻ dùng thêm thuốc giảm đau chẳng hạn như paracetamol hoặc ibuprofen.
Cách chăm sóc trẻ bị gãy xương đòn giúp bé nhanh hồi phục
Thông thường, trẻ bị gãy xương đòn cần đeo đai số 8 khoảng 2 đến 3 tuần. Một số trường hợp, trẻ có thể được tháo đai địu tay sớm hơn hoặc muộn hơn tùy thuộc vào tốc độ lành xương. Trong quá trình này, bạn có thể chăm sóc trẻ bị gãy xương tại nhà theo những lời khuyên sau đây:
- Trong những ngày vết xương gãy xương đòn ở trẻ em còn đau, bạn có thể dùng đá bọc trong khăn sạch hoặc túi chườm lạnh đặt lên xương đòn của trẻ trong khoảng 20 – 30 phút sau mỗi 2 – 3 giờ. Chườm lạnh sẽ có tác dụng giúp giảm đau và sưng tấy.
- Nếu bác sĩ chỉ định trẻ đeo địu nâng đỡ tay, bạn nên làm theo đúng hướng dẫn. Bạn có thể cho trẻ tháo địu khi tắm hoặc ngủ trong khả năng chịu đau của trẻ. Nếu không chắc chắn thì bạn hãy hỏi thêm ý kiến bác sĩ về thời điểm được tháo dây đeo nhé!
- Một số trường hợp dây đeo nâng đỡ tay có thể gây có thể gây kích ứng cho da. Vì vậy, bạn nên theo dõi thêm các phản ứng trên da trẻ trong quá trình này. Nếu phát hiện vùng da tiếp xúc dây đeo nổi mẩn đỏ, trở nên thô ráp, đau và ngứa ngáy thì bạn nên cho trẻ đi khám.
- Ba mẹ hoặc người chăm sóc trẻ bị gãy xương đòn cần hỗ trợ con trong việc thay quần áo. Không nên cho trẻ mang áo buộc phải chui đầu qua. Thay vào đó, trẻ nên mặc áo gài được nút/ dây kéo phía trước hoặc phía sau để tránh tác động nhiều đến vết xương gãy.
- Khi giúp trẻ mặc áo, hãy đưa cánh tay có xương đòn bị gãy vào ống tay áo trước rồi đến tay còn lại. Khi giúp trẻ cởi áo, hãy giúp trẻ đưa cánh tay lành lặn ra khỏi ống tay áo trước rồi mới đến cánh tay có vết xương gãy. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy đỡ khó chịu và đỡ đau hơn.
- Bạn nên khuyến khích và hỗ trợ trẻ thực hiện những bài tập tốt cho xương, cơ để ngăn ngừa tình trạng cứng khuỷu tay và vai.
Tìm hiểu thêm: Hình ảnh các bài tập Squat đúng tư thế và sai lầm khi tập Squat tại nhà
>>>>>Xem thêm: Đeo tai nghe nhiều có tốt không? Làm sao bảo vệ thính giác hiệu quả?
Một số câu hỏi thường gặp
1. Những điều mà trẻ bị gãy xương đòn cần tránh
Để giúp tình trạng gãy xương đòn ở trẻ em không chuyển biến xấu hoặc lâu lành thì trong khoảng 4 đến 6 tuần đầu tiên, trẻ nên tránh những điều sau đây:
2. Khi nào trẻ có thể hoạt động thể chất trở lại?
Hầu hết các trường hợp gãy xương đòn ở trẻ em đều nhanh khỏi. Tùy vào tốc độ phục hồi mà trẻ có thể sớm được vận động trở lại như bình thường. Bạn có thể dựa trên các dấu hiệu cho thấy vết xương gãy của trẻ đã lành để cho trẻ tham gia hoạt động thể dục, thể thao như trước. Các dấu hiệu này bao gồm:
- Không còn cảm giác đau khi ấn vào vết xương đòn bị gãy
- Sức mạnh của vai trở lại như bình thường
- Trẻ có thể cử động vai và cánh tay mà không cảm thấy đau.
Nhìn chung, với các môn thể thao cá nhân như chạy bộ, bơi lội… trẻ có thể thực hiện sau khoảng 6 tuần và tham gia các môn thể thao có tính va chạm nhiều như bóng đá, bóng ném, khúc côn cầu… sau khoảng 8 đến 12 tuần.
Tình trạng gãy xương đòn ở trẻ em thường nhanh lành nếu trẻ được chăm sóc đúng cách và hạn chế vận động. Sau khi khỏi, nếu bạn phát hiện một cục u ở vị trí gãy xương thì điều này cũng bình thường vì cục u có thể biến mất sau khoảng một năm. Ở trẻ lớn hơn, vết sưng nhỏ có thể vẫn còn nhưng không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu được bác sĩ hẹn tái khám thì bạn cần tuân thủ đầy đủ để đảm bảo vết xương gãy của trẻ đã lành hẳn nhé!