Hỏi đáp Bác sĩ: Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh thường xuyên không?

Hỏi đáp Bác sĩ: Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh thường xuyên không?

Hỏi đáp Bác sĩ: Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh thường xuyên không?

Bạn đọc hỏi 

Chào bác sĩ

Bạn đang đọc: Hỏi đáp Bác sĩ: Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh thường xuyên không?

Em mới sinh con được 3 tuần. Bé hay thở khò khè, quan sát thấy trong mũi con có gỉ nên chồng em đã dùng tăm bông và móng tay để lấy gỉ mũi cho bé. Bé sĩ cho em hỏi là có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh thường xuyên không ạ? Nên dùng dụng cụ gì để lấy gỉ mũi cho con an toàn ạ? Vì mũi của bé rất nhỏ nên em sợ làm trầy xước mũi con.

Thái Bình, Ninh Kiều, Cần Thơ

Bác sĩ trả lời:

Chào bạn Thái Bình,

Với câu hỏi có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh thường xuyên và nên dùng dụng cụ gì để lấy gỉ mũi an toàn, bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm hiện đang công tác tại khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Becamex Bình Dương, từng công tác tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 giải đáp như sau:

Hầu hết trẻ sơ sinh chủ yếu thở bằng mũi. Mũi của trẻ thường nhỏ và trẻ chưa thể tự khịt mũi để tống xuất chất tiết đường hô hấp ra ngoài. Do đó, mũi của trẻ dễ bị tắc nghẽn, đóng gỉ. Nếu gỉ mũi khiến trẻ nghẹt mũi hoặc khò khè, khiến trẻ gặp khó khăn khi bú, cha mẹ có thể vệ sinh mũi cho trẻ. Tuy nhiên, câu trả lời cho băn khoăn “có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh thường xuyên không” là bạn không cần vệ sinh, lấy gỉ mũi mỗi ngày cho trẻ. Nguyên do là vì trong mũi đã có các tế bào lông hoạt động như hàng rào kiểm soát không cho vật lạ xâm nhập vào đường hô hấp.

Tuy nhiên khi trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi do có gỉ, bạn nên:

Tìm hiểu thêm: U lành tính

Hỏi đáp Bác sĩ: Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh thường xuyên không?

>>>>>Xem thêm: Những điều bạn nên biết nếu ăn trước khi ngủ

  • Nếu mũi trẻ có dịch mũi nhầy, khô: Bạn có thể đặt con nằm xuống, cẩn thận nghiêng đầu bé sang một bên, nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào lỗ mũi phía trên, đợi một lúc cho nước muối ngấm làm mềm gỉ mũi rồi nhẹ nhàng dùng tay day day mũi bé để gỉ mũi mềm và bong ra. Tương tự, bạn cho bé nằm nghiêng qua bên còn lại và nhỏ nước muối sinh lý ở lỗ mũi còn lại. Ban nên thực hiện 4 – 6 lần mỗi ngày nếu tình trạng nghẹt mũi cản trở việc trẻ bú sữa hoặc khiến trẻ khó chịu.
  • Kiểm tra và vệ sinh mũi trước mỗi cữ bú: Để kịp thời loại bỏ dịch mũi – nguyên nhân khiến trẻ khó thở hay nghẹt mũi. Điều này sẽ giúp trẻ dễ bú hơn.
  • Trường hợp dịch mũi quá nhiều và đặc: Cha mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý như hướng dẫn ở trên và dùng dụng cụ hút mũi để hút cho trẻ. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng việc hút mũi vì cách này có thể tạo áp lực gây tổn thương niêm mạc mũi.
  • Không tự ý dùng thuốc: Bạn tuyệt đối không cho trẻ dùng bất cứ loại thuốc nào nếu chưa có sự tư vấn của bác sĩ.

Lưu ý là tuyệt đối không dùng miệng của người lớn trực tiếp hút dịch mũi của trẻ vì tăng nguy cơ nhiễm trùng. Không nên dùng tăm bông hay tay/móng tay… lấy gỉ mũi cho trẻ. Vì tăm bông có thể đẩy gỉ mũi vào sâu hơn và tay nếu không vệ sinh kỹ có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng. Tránh một số tác nhân có thể khiến trẻ nghẹt mũi nặng hơn như khói thuốc lá, bụi, nơi sống ẩm mốc, tiếp xúc với người bị cảm cúm. Cha mẹ hay người chăm sóc trẻ nên vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc trẻ.

Bạn có thể xem thêm các bài viết:

Mách bạn cách vệ sinh tai mắt mũi miệng cho trẻ sơ sinh an toàn và nhanh gọn

Hướng dẫn chi tiết cách nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh

Hướng dẫn cách hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng ống bơm

Trân trọng!

Nội dung của Kenshin có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *